Bảo hiểm y tế - Tấm vé thoát nghèo kỳ diệu

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - BHYT được coi là tấm vé thoát nghèo kỳ diệu, bởi nhờ có thẻ BHYT mà nhiều gia đình đã thoát khỏi cảnh bị đói nghèo đe dọa vì gánh nặng chi phí y tế. Cũng nhờ có BHYT, nhiều người dân có mức sống trung bình cũng có điều kiện chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất. 

Có mặt tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 103, phóng viên đã được chứng kiến nhiều trường hợp bệnh nhân bị chấn thương nặng sau những ca tai nạn giao thông. Chị Nguyễn Thị Hằng (Bắc Ninh) trên đường đi làm về chẳng may bị chiếc xe máy đi ngược chiều tông thẳng vào người.

Hậu quả, chị Hằng bị gãy xương đùi, được bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật để đặt đinh, nẹp vít nối xương. Chị cho biết: “Cũng may tôi được BHYT đồng chi trả 80%, nếu không đợt đi viện này tôi phải tiêu tốn đến hơn chục triệu đồng, bằng 3 tháng tôi cần mẫn đi làm công”. 

Không may mắn như chị Hằng, anh Trần Văn Quyến (Hà Nội) bị gãy xương đòn phải phẫu thuật. Anh Quyến không có BHYT nên phải tự trả toàn bộ chi phí. Mắt đỏ hoe, anh cho biết: “Nhà khó khăn, không có BHYT nên số tiền gần chục triệu đồng cho đợt nằm viện phẫu thuật này như một gánh nặng đè nặng lên đôi vai của tôi. Biết thế này, tôi đã cố gắng chắt chiu tham gia BHYT thì đỡ rồi”.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, đều đặn tuần 3 lần chị Huế (Nam Định) phải chạy thận nhân tạo. Chị Huế phát hiện bị suy thận độ 2 từ năm 2010. Từ đó, cuộc sống của chị hầu như gắn liền với bệnh viện. Mặc dù được BHYT thanh toán 80%, nhưng chị Huế vẫn phải đồng chi trả 20%, tức là mỗi tháng chị vẫn phải tiêu tốn 2 triệu đồng, chưa kể chị phải mua thêm thuốc bổ. Chị tự hỏi, nếu không có BHYT gánh đỡ chi phí, chắc chị không thể gắng gượng điều trị cho đến bây giờ.

Chị Nguyễn Thị Hoàng Anh (Hà Nội) đang nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi. Từ đầu năm đến nay, con trai chị ốm đau thường xuyên đến mức phải nhập viện. Trận sốt vi rút hồi tháng 4 vừa mới qua thì mới đây, con trai chị lại bị tiêu chảy. Cháu phải nhập viện và điều trị nội trú mất 4 – 5 ngày. Chị xúc động cho biết:

“Mọi lần trước cháu bị ho hay viêm phế quản, tôi đều đưa cháu đến khám tại phòng khám tư, mỗi lần khám và mua thuốc đều hết ít nhất 400 – 500 nghìn. Bây giờ cháu bị ốm làm sao tôi đều đưa thẳng ra bệnh viện nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT của cháu. Ở đây, cháu được các bác sĩ thăm khám và điều trị tôi cũng thấy yên tâm hơn nhiều. Quan trọng hơn, chi phí điều trị của cháu được BHYT thanh toán 100% nên chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều về kinh tế. Như vừa rồi cháu bị tiêu chảy, ở nội trú 4 – 5 ngày rồi điều trị thuốc men hết hơn 1 triệu đồng, nhưng được BHYT chi trả 100% nên tôi chỉ phải đóng thêm 60 ngàn đồng tiền vận chuyển và vệ sinh”.

Cứ cách 3 tháng hoặc 6 tháng, bà Vi Thị Thiết (60 tuổi, Hà Nội) lại nhờ con cháu chở ra Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, nơi đăng ký khám chữa bệnh trên BHYT của mình để kiểm tra bệnh tật. Bà Thiết bị cao huyết áp, chớm tiểu đường. Nhờ việc kiểm tra bệnh tật thường xuyên theo lời dặn của bác sĩ, bà Thiết đã ngăn được nhiều biến chứng từ căn bệnh cao huyết áp.

Bà chia sẻ: “Mỗi lần thấy nhức đầu, chóng mặt, ra hiệu thuốc nhờ các cháu đo huyết áp mà thấy huyết áp tăng lên tôi lại bảo con cháu chở vào bệnh viện để bác sĩ khám và làm các xét nghiệm. Nhờ uống thuốc đều đặn nên huyết áp của tôi mới duy trì ổn định, không bị biến chứng gì. Nhưng cũng phải nói thêm nhờ có BHYT tôi mới có điều kiện chăm sóc sức khỏe của mình như vậy. Nếu không có BHYT, chắc tôi chẳng dám nghĩ đến việc đi kiểm tra sức khỏe của mình đều đặn theo lời dặn của bác sĩ như vậy, vì như thế tốn tiền lắm”.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.