Bao giờ hết cảnh khổ vì tàu xe ngày tết?

Nhiều người chờ đợi xe về quê ăn tết
Nhiều người chờ đợi xe về quê ăn tết
(PLO) - Lựa chọn tàu xe về quê vào ngày tết luôn là nỗi ám ảnh lớn nhất với nhiều người, nhất là sinh viên và người lao động ở các tỉnh xa tới các thành phố lớn học tập, làm việc. Do đó, không ít người đã nghĩ ra giải pháp “mua chung”, cùng làm hợp đồng thuê xe để về quê. 

Khốn khổ cảnh về quê ăn tết
Cuộc sống hiện đại khiến  người ta không có nhiều thời gian với quê hương, gia đình. Vì vậy, dịp tết đến, xuân về chính là lúc hiếm hoi để hưởng những giây phút đầm ấm bên người thân, gặp gỡ bạn bè, ôn lại kỷ niệm. Có điều, tết năm nào cũng giống năm nào, muôn nẻo câu chuyện “về quê ăn tết” trở thành nỗi ám ảnh cho những người con xa xứ. 
Đầu tiên là bến xe nơi mà họ phải vạ vật, chờ đợi, cầu may đêm ngày để mua được tấm vé lên xe về quê. Nhưng đa số cánh nhà xe đã mua số lượng lớn vé xe khách. Khách hàng buộc phải mua vé chợ đen với giá cắt cổ hoặc bị đủ mọi “cò” mồi chài, nhồi nhét lên các xe dù. Đứng xếp hàng chờ đến lượt mua vé quá lâu, nhiều người mệt mỏi ra ghế chờ ngồi, nằm ngủ, có người ngồi bệt trên sàn trong bến xe. Người mua, kẻ bán tấp nập tạo cơ hội cho kẻ gian móc túi, cướp giật nơi bến xe ngày tết hoạt động triền miên. 
Ấy vậy mà cảnh nhồi nhét thật đầy khách trên xe rồi “phi thần tốc” cho kịp các chuyến sau mới là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Hành khách vừa phải bỏ tiền, vừa phải chen chúc ngồi trên ghế, có  xe còn “giấu” khách vào cả gầm xe nóng nực, bốc mùi. Lái phụ, lái chính thi nhau hò hét, phanh gấp để bắt khách. Đi trên những chiếc xe đó, người khỏe cũng phải say xe, người yếu thì như “sống dở, chết dở”.
 
Tự thân vận động tìm đường về quê
Trước tình cảnh đó, nhiều người chọn giải pháp góp tiền đi chung xe hoặc tập hợp người đồng hương thuê xe để đường về quê trở nên dễ dàng hơn. Hà Trang (27 tuổi, Nam Định) cho biết: “Tôi chọn giải pháp rủ 5-6 gia đình thống nhất thuê một chuyến xe ôtô 16 chỗ để về quê cho thoải mái. Chẳng hạn, muốn đi từ Hà Nội về Nam Định, 5-6 gia đình chỉ phải bỏ ra khoảng 3 triệu đồng/chuyến cho một chiếc xe 16 chỗ. Như vậy, tính ra mỗi gia đình chỉ mất chừng 500.000 đồng mà đi lại an toàn, thuận tiện và chủ động”.
Vì không quen biết nhiều người cùng quê trên Hà Nội, chị Minh Lý (31 tuổi, Quảng Bình) lại chọn cách đăng ký trên trang web mua chung. “Sợ cảnh đi xe khách về quê bị nhồi nhét, chèn khách, tôi đã lên mạng, đăng ký ở mấy trang web đi chung xe. Tôi để lại số điện thoại, địa chỉ riêng và kêu gọi những người cùng quê đăng ký. Tuy nhiên, việc đăng ký xe kiểu này cũng không phải dễ vì hiện số người sử dụng các trang web đi chung xe chưa nhiều. Thêm vào đó, vì để lại thông tin cá nhân trên mạng, nhiều ngày sau đó tôi bị các đối tượng lạ làm phiền. Năm nay tôi sẽ sử dụng cách khác để về quê” – chị Lý cho hay.
Gia đình khá giả thì có nhiều cách để về quê. Còn với sinh viên, công nhân nghèo, không phải ai cũng có điều kiện để thuê xe riêng nên nhiều chương trình tổ chức xe hỗ trợ đồng hương đã được thành lập. Anh Lê Trung, Trưởng nhóm tổ chức chương trình xe tết hội đồng hương Nghệ Tĩnh chia sẻ: “Cũng là người xa quê ra Hà Nội học tập rồi ở lại làm việc, tôi rất hiểu nỗi vất vả, khổ sở của hàng nghìn sinh viên cùng quê phải lo vé xe, vé tàu mỗi khi năm hết tết đến. Thậm chí, dù phải mua vé xe với giá rất cao, các bạn còn tiếp tục phải chịu cảnh bị nhà xe nhồi nhét khách dọc đường. Vì thế, đã nhiều năm qua tôi và các bạn trong nhóm thực hiện chương trình hỗ trợ xe tết cho đồng hương. Chúng tôi liên hệ hợp đồng xe, bán vé với giá ưu đãi và cam kết không có chuyện nhồi nhét khách”. 
Để đảm bảo các chuyến xe chạy đúng giờ, không bị quá tải, các chương trình của hội đồng hương thường chốt thời hạn bán vé 1 tuần trước ngày xe xuất phát, kiểm soát chặt số lượng vé bán ra và số người đi xe. Lựa chọn cách tuyển dụng hàng chục cộng tác viên là sinh viên các trường đại học, các hội đồng hương đưa thông tin về chương trình xe tết ở các ký túc xá, giảng đường, forum, facebook… tới cộng đồng sinh viên, công nhân. Giải pháp này đã giảm thiểu tình trạng quá tải ở các bến xe ngày tết. 
Tuy nhiên, sau nhiều năm tạo sự tin tưởng với những người nghèo, không ít kẻ đã lợi dụng tên tuổi của các hội đồng hương để trục lợi. Anh Trung chia sẻ: “Hiện tại trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều hội đứng ra tổ chức chương trình xe tết sinh viên miền Trung. Nhưng không phải đơn vị nào cũng chắc chắn có xe về hay đúng dòng xe như cam kết. Các năm trước chúng tôi chứng kiến rất nhiều trường hợp đau lòng. Lúc bán vé Ban tổ chức nói rất hay, nào là chắc chắn sẽ có xe, xe chất lượng cao. 
Đến lúc không có xe hoặc tập trung không đủ khách thì lại bảo khách hàng thông cảm, đây là điều ngoài ý muốn, hoặc có chăng sẽ thuê cho các bạn xe chất lượng thấp như 29 chỗ, 35 chỗ, 40 chỗ… Như đoàn trường một trường danh tiếng ở Gia Lâm trong mấy năm triển khai thì không có năm nào là không thiếu xe, nhẹ thì bắt khách chờ 5-6 tiếng, nặng thì trả vé, mà không phải vỡ 1-2 xe mà lúc nào cũng vỡ 5-6 xe, năm nào cũng rút kinh nghiệm nhưng năm nào cũng chả đâu vào đâu. Thậm chí có nơi làm giả danh tiếng của chúng tôi. Với cách làm banner, poster, vé na ná xe Hà Tĩnh khiến khách hàng nhầm lẫn, lại bán vé giá rẻ hơn chúng tôi 10.000 đồng, đơn vị này đã lừa được rất nhiều khách hàng cũ của chúng tôi làm cộng tác và mua vé”. 
Dù lựa chọn phương tiện nào để về quê thì những ngày giáp tết, nhu cầu di chuyển tăng cao khiến các đối tượng muốn trục lợi tung ra nhiều mánh khỏe lừa người dân. Do đó, để đảm bảo quyền lợi thì hành khách nên vào các phòng vé trong bến xe để đặt mua hoặc ký hợp đồng rõ ràng với các đơn vị đứng ra tổ chức, tránh xảy ra tình trạng “tiền mất, tật mang”./.

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Đọc thêm

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.

Thái Nguyên dồn lực cho dự án đường Vành đai V

Dự án đang được các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện theo tiến độ đề ra.
(PLVN) - Với quyết tâm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, thi công “3 ca 4 kíp” xuyên ngày, xuyên đêm, cùng tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão”, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang dồn lực để đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai V (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang)