Báo động toàn cầu về “Mafia gỗ nghìn tuổi“

Gốc một cây tuyết tùng Carmanah bị chặt trộm hồi năm 2012
Gốc một cây tuyết tùng Carmanah bị chặt trộm hồi năm 2012
(PLO) - Hàng loạt cây cổ thụ bỗng biến mất dù chúng được bảo vệ nghiêm ngặt trong các cánh rừng quốc gia trên khắp thế giới. Thị trường gỗ trộm cắp trị giá 100 tỷ USD đang bị giới “Mafia gỗ” đã lũng đoạn,  chi phối mạnh mẽ … 

Khoảng tháng 5/2012, chỉ còn một nửa cơ thể “nạn nhân” chỏng chơ trên nền đất: một cây Tuyết Tùng 800 năm tuổi. Cao 50m và đường kính thân cỡ 3m, Tuyết Tùng là một trong những “viên ngọc” quý hiếm trong vườn quốc gia Carmanah Walbran (Canada) giờ chỉ còn lại là một khúc thân rễ to bằng cỡ chiếc xe tải nhỏ, quanh đó là mảnh vụn gỗ và bụi. 

Nghiệp đoàn "Mafia gỗ" có vũ trang

Carmanah Walbran từng là công viên chứa đầy cây Vân Sam và Tuyết Tùng Sitka có tuổi đời hàng trăm năm, là một phần của hệ sinh thái rừng: rêu và cỏ dại mọc trên thân chúng, nấm rừng mọc chi chít ở gốc cây và là nơi sinh sống của các loài chim quý hiếm. Nhưng trong vòng một thập kỷ qua, các nhà điều tra rừng đã phát hiện có hơn 100 cây cổ thụ bị đánh cắp. 

Chính quyền tỉnh Carmanah Walbran đã xử lý vụ việc một cách nghiêm túc, nhưng đã phải dừng cuộc điều tra chỉ vài tháng sau đó. Khi nói đến thế giới ngầm của thị trường gỗ chợ đen thì cây Tuyết Tùng 800 tuổi này chỉ mới là “tảng băng trôi”.

Theo một báo cáo năm 2012 của Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL) mang tựa đề “Carbon xanh, thương mại đen”, thì “Trộm gỗ toàn cầu đã phát triển thành một làn sóng tội phạm môi trường leo thang nhanh chóng”. 

Một gốc cây tuyết tùng nằm chỏng chơ tại thung lũng Carmanah, đảo Vancouver, British Columbia, Canada
Một gốc cây tuyết tùng nằm chỏng chơ tại thung lũng Carmanah, đảo Vancouver, British Columbia, Canada

Báo cáo năm 2012 ước tính, có từ 15% đến 30% hoạt động thương mại gỗ toàn cầu thông qua thị trường “chợ đen” và có dính lứu đến tội phạm có tổ chức được trang bị vũ khí. Gần đây, với sự ra đời của các “nghiệp đoàn gỗ có vũ trang”, những tổ chức này làm giàu bất chính từ nguồn của cải vô giá.

Trên bình diện toàn cầu, cổ thụ bị săn trộm có giá trị dao động từ 30 tỷ USD đến 100 tỷ USD. Mỹ tuyên bố sở hữu kho gỗ trị giá 1 tỷ USD trong biên giới chung với Canada. Nhưng thật khó định giá chính xác số gỗ cổ thụ đã bị đánh cắp, bởi vì giá trị của gỗ chỉ có thể định giá bằng giá trị thị trường.

Ông Matthew Diggs, một quan tòa ở Seattle, phát biểu: “Thành thật mà nói, không thật sự có cách định giá chính xác gỗ. Nó là một trong những tài nguyên quý giá nhất ở nước Mỹ, và mất nhiều thế kỷ sau, cây mới có thể thu hoạch gỗ tốt”.

Tội phạm hoàn hảo

Có 2 nhân tố chính khiến cho gỗ trở thành một mặt hàng hấp dẫn trong những năm gần đây. Thứ nhất, là tiền trao cháo múc: Một cây Tuyết Tùng cổ thụ có thể thu về gần 20.000 USD. Một báo cáo được công bố vào năm 2000 bởi Trung tâm lâm nghiệp Thái Bình Dương trực thuộc Cục Rừng Canada (CFS) đã ghi nhận, gỗ ở Canada nhất là ở British Columbia có giá trị 20 triệu USD/năm. Tuyết Tùng Đỏ là đặc biệt nguy cấp, ngay cả những phần thân cây nhỏ cũng có giá trị cao: Năm 2014, 18 vụ bóc trộm những phần thân gỗ từ cây Cù Tùng 1000 tuổi ở California. 

Nhà sinh học thế giới hoang dã Terry Hines đứng cạnh một vết sẹo để lại trên cây cù tùng bị chặt trộm tại Vườn quốc gia Cù Tùng nằm gần Klamath, California vào năm 2013
Nhà sinh học thế giới hoang dã Terry Hines đứng cạnh một vết sẹo để lại trên cây cù tùng bị chặt trộm tại Vườn quốc gia Cù Tùng nằm gần Klamath, California vào năm 2013

Ông Cameron Kamiya, nhà điều tra rừng ở Canada, nhìn nhận: “Những tên trộm lấy cắp gỗ ở Canada. Và Vườn quốc gia Carmanah Walbran là nơi hoàn hảo để ăn trộm: cánh rừng nhiệt đới hẻo lánh nằm ở duyên hải phía Tây Canada rộng bát ngát, vì thế mỗi năm lực lượng kiểm lâm chỉ đi tuần rừng 4 lần mà thôi”.

Nhóm của ông Cameron Kamiya thường đi tuần núi bằng xe đạp, sử dụng camera GoPro ghi lại hình ảnh thực tế tại hiện trường. Thế nhưng, một khi thủ phạm trộm gỗ bị bắt quả tang, họ chỉ bị phạt 6 tháng quản chế, đóng phạt 500 USD. “Bắt được tận tay thủ phạm đòi hỏi phải có chút ít trùng hợp và may mắn”. Ông giải thích: “Nó giống như cây kim nằm trên đống cỏ khô, và chúng tôi rất vất vả đi tìm nó”. 

Những lô hàng không tên

Trên giấy tờ, một số tổ chức, chính phủ đang rất vất vả trong việc ngăn chặn nạn đốn gỗ phi pháp vì không ai trong số họ được trang bị vũ khí đủ mạnh để chống lại giới buôn lậu gỗ toàn cầu dù có CITES, một công ước quốc tế được nhiều quốc gia tuân thủ, chuyên quản lý thực vật và động vật bao gồm 600 chủng loại cây gỗ. Khoảng 400 chủng loại gỗ trong công ước này bao gồm gỗ trắc, gỗ dái ngựa lá lớn và gỗ Thủy Tùng châu Á bị khai thác triệt để. 

Về lý thuyết, các quốc gia tham gia vào CITES đồng ý quản lý xuất khẩu gỗ bao gồm đòi hỏi giấy phép đầy đủ về việc buôn bán gỗ.

Rừng cây cù tùng cổ thụ quý giá ở Stout Grove, Vườn quốc gia Jedediah Smith, California
Rừng cây cù tùng cổ thụ quý giá ở Stout Grove, Vườn quốc gia Jedediah Smith, California

Nhưng ông Chen Hin Keong, người đứng đầu Chương trình thương mại rừng toàn cầu (GFTP) của tổ chức giám sát thương mại hoang dã thì nhiều giấy phép bị bỏ qua, những súc gỗ loại thượng hạng đi trót lọt qua những hải cảng lớn nhất thế giới một cách dễ dàng nhờ được giấu trong các thùng công-ten-nơ gồm cả gỗ hợp pháp và bất hợp pháp.

“Nếu quý vị buôn ma túy hay giết voi, sẽ gặp rắc rối to nhưng nếu quý vị dính dáng đến gỗ, chả ai quan tâm”. Gỗ sẽ cập tại những hải cảng sầm uất nhất ở Malaysia và Trung Quốc, rồi được chế tác để trực chỉ đến Bắc Mỹ và châu Âu. Ngay cả khi ai đó tỏ ý nghi ngờ một xe tải chở gỗ lậu, vẫn khó có thể bảo đó là gỗ lậu”. Ông John Scanlon, Tổng thư ký của CITES tuyên bố: “Phải dùng đến những cách khác nhau hoặc đôi khi phải vận dụng đến pháp y để điều tra”. 

"In chỉ dấu rừng"

Các nhà bảo vệ rừng đang nghĩ đến việc lăn dấu lên các sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ cây cổ thụ. Bà Eleanor White, một nhà sinh học phân tử đã nghỉ hưu làm việc tại Cục lâm nghiệp Canada (CFS), phát minh ra “chỉ dấu vân tay” trên cây.

Mất hàng trăm năm để một cây hóa thành cổ thụ, nhưng nó bị đốn tận gốc chỉ trong không đầy 1 tuần

Mất hàng trăm năm để một cây hóa thành cổ thụ, nhưng nó bị đốn tận gốc chỉ trong không đầy 1 tuần

Hồi cuối thập niên 1990, bà White phát triển một phương pháp có thể lưu lại dữ liệu về ADN của các cây Tuyết Tùng đỏ và vàng ở British Columbia. Giống như dấu vân tay, mỗi loại cây sẽ có một dấu hiệu riêng. Tại tiểu bang Oregon, Cục cá và động vật hoang dã Mỹ (USFW) đã phát triển một phòng pháp y chuyên điều tra nạn trộm gỗ.

Ông Ken Goddard, giám đốc,  nói phòng thí nghiệm đang xử lý mặt hàng trầm hương nhập khẩu bất hợp pháp. Ngoài ra, Qũy động vật hoang dã thế giới (WWF) hiện đã đồng hành với các công ty như Kimberly Clarke, Hewlett-Packard và McDonald nhằm giúp nhận diện những nơi cung ứng của họ có dính líu đến buôn bán gỗ phi pháp hay không.

Về phần mình, ông Chen Hin Keong lại lo lắng đến sinh kế từ hoạt động đốn gỗ của các quốc gia nghèo: “Nếu khách hàng không mua gỗ ở các xứ này thì người nghèo sẽ không có đường sống. Đây thật sự là một giải pháp không đơn giản”.

Ông Nellemann tin rằng cách để đình lại hoạt động buôn lậu gỗ là thông qua việc buộc tội gian lận thuế: “Đây là vấn đề an ninh và cũng còn là việc các chính phủ đã tổn thất nhiều tiền của từ hoạt động khai thác gỗ lậu”…/. 

Tin cùng chuyên mục

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

Đọc thêm

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.