'The Game' - hình thức buôn người mới tại Mỹ

'The Game' - hình thức buôn người mới tại Mỹ
“Những gì đã xảy ra với tôi, theo cách gọi của những tay ma cô là một “trò chơi” (The Game). Bọn chúng có hẳn một hệ thống, có tài liệu, sách vở hướng dẫn và những file dữ liệu âm thanh. Những tên tội phạm buôn người thường xăm lên ngực, cổ nạn nhân, thường là biểu tượng đồng đôla, viên kim cương, vương miện hay túi tiền, để đánh dấu quyền sở hữu” - Snow, một trong vô số nạn nhân của những kẻ buôn bán người, nói.

Năm 19 tuổi, Snow, người gốc Eureka, miền Bắc California gặp một người đàn ông mà cô cứ ngỡ đó là “định mệnh hôn nhân” của đời mình. “Anh ta giới thiệu sinh ra và lớn lên ở quận Humboldt - thuộc tiểu bang Iowa, Mỹ. Chúng tôi liên tục tình cờ chạm mặt nhau. Tôi nghĩ đó là số phận và anh ta cũng cho rằng đúng là duyên phận đã cho 2 người gặp nhau. Anh ta gặp mẹ tôi, tôi giới thiệu anh ta với gia đình mình”, Snow nhớ lại.

Đối với cô gái trẻ như Snow khi ấy ngất ngây trong men tình say đắm. Nhưng tất cả đã thay đổi nhanh chóng biến thành cơn ác mộng khi bạn trai của Snow rủ cô chuyển lên sống ở thành phố Sacramento, xa rời gia đình và bạn bè.

“Ngay buổi sáng đầu tiên, khi tỉnh dậy, tôi thấy anh ta đứng ngay trước mặt. Anh ta cầm trên tay một đôi giày cao gót khoảng 13cm và một cái váy màu hồng ngắn cũn cỡn. Anh ta bảo tôi đi thay đồ rồi đi làm”, Snow nhớ lại khoảnh khắc cơn ác mộng bắt đầu.

Lúc đầu, Snow cứ nghĩ anh ta đang nói đùa. “Em đang đi nghỉ mát cùng anh. Anh đang nói gì vậy? Và anh ta to tiếng quát. Giờ mày không còn là mày nữa. Snow cũng không còn là tên của mày nữa. Giờ tên mày là “Angel” có nghĩa là thiên thần, chứ không lạnh lẽo như tuyết” - Snow kể lại - “Để tôi không thể trốn thoát trong hoàn cảnh này. Anh ta giấu quần áo, giày dép, chìa khóa, điện thoại của tôi”. 

Một “trò chơi”

Snow muốn trốn chạy, nhưng anh ta đe dọa sẽ làm hại cô em gái 14 tuổi của Snow, nếu cô không ngoan ngoãn nghe lời. “Tôi bị ném vào một nhà thổ và trong suốt 8 tháng, chúng chuyển tôi đi khắp vịnh San Francisco”, Snow cố gắng tìm cách trốn thoát nhiều lần nhưng đều không thành, thậm chí, trong một lần vật lộn với tay ma cô, cô gái trẻ đã suýt mất mạng.

“Hắn đánh tôi túi bụi, bóp cổ, nhổ răng của tôi. Bị hành hạ suốt vài giờ, người tôi đầm đìa máu. Rồi sau đó, tôi bị kéo lê lên xe ôtô. Khi tỉnh lại, cổ họng tôi sưng phù, tím bầm. Những vết thâm đến giờ vẫn còn” - Snow kể về những tháng ngày khủng khiếp - “Tới một ngày, tôi cảm thấy mình không thể làm việc này được nữa. Tôi nói với anh ta rằng mình không thể tiếp tục. Tuy nhiên, anh ta không quan tâm và cũng không cho tôi lựa chọn nào khác. Anh ta bỏ vào phòng sau đó trở lại với một khẩu súng và đe dọa tôi”….

Chuỗi ngày địa ngục của Snow chỉ chấm dứt khi cô được một người bạn giải cứu. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ vị thành niên không may mắn như cô. Họ đang mắc kẹt trong kiếp sống nô lệ do những kẻ buôn bán tình dục tạo ra. Năm 2014, Snow dũng cảm làm nhân chứng trước tòa chống lại David Bernard Anderson, biệt danh “King David” - một kẻ bị buộc tội buôn bán phụ nữ.

Phiên tòa kết thúc, “King David” bị buộc tội 9 năm tù giam. Cũng trong thời gian làm nhân chứng cho vụ này, Snow nhận ra Anderson đã lừa một nạn nhân 16 tuổi theo đúng cách cô từng bị dụ dỗ. “Những gì đã xảy ra với tôi, với cô gái 16 tuổi này theo cách gọi của những tay ma cô là một “trò chơi” (The Game). 

Dũng cảm để “Game Over”

Năm 2016, Snow thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên “Game Over” (Thoát khỏi trò chơi) nhằm chống lại nạn buôn người và bảo vệ những cô gái trẻ trước những cái bẫy mà cô từng rơi vào. Với quyết tâm phơi bày thủ đoạn của tội phạm buôn người, Snow nghiên cứu và theo dõi những quảng cáo mại dâm trên mạng, tìm hiểu những thủ đoạn dụ “con mồi” mới. Ngoài ra, Snow còn tham gia các buổi nói chuyện với học sinh trung học địa phương.

“Tôi chú ý tới những hình xăm vì những tên tội phạm buôn người thường xăm lên người nạn nhân để đánh dấu quyền sở hữu. Những hình xăm trên ngực hoặc cổ thường là biểu tượng đồng đôla, viên kim cương, vương miện hay túi tiền”, Snow cho biết. Về đặc điểm này, phía cảnh sát cũng phát hiện những hình xăm giống nhau trên cơ thể các nạn nhân, dấu hiệu cho thấy những kẻ buôn bán tình dục tuyên bố quyền sở hữu. Nó cho thấy quy mô của các hoạt động này.

Một thống kê gây sốc của Trung tâm Quốc gia về trẻ em của Mỹ năm 2016, có khoảng 100.000 trẻ vị thành niên bị buôn bán tình dục mỗi năm ngay trong lòng nước Mỹ. Một báo cáo của Tổ chức Kiểm soát ma túy và tội phạm (UNODC) thuộc Liên hợp quốc cho biết, mỗi năm có từ 2 đến 4 triệu phụ nữ, thanh niên và trẻ em bị buôn bán qua biên giới các nước để làm thuê và lao động trong hoạt động kinh doanh tình dục, trong đó bé gái chiếm 17%.

Luật pháp liên bang Mỹ quy định, những người dưới 18 tuổi bị ép bán dâm đều là nạn nhân của tình trạng buôn bán tình dục. Tuy nhiên, lợi ích khổng lồ từ việc kinh doanh trên thân xác trẻ vị thành niên khiến những kẻ buôn người bất chấp pháp luật.

“Năm 2016, có khoảng 100.000 trẻ vị thành niên bị buôn bán tình dục mỗi năm ngay trong lòng nước Mỹ. Một báo cáo của Tổ chức Kiểm soát ma túy và tội phạm (UNODC) thuộc Liên hợp quốc cho biết, mỗi năm có từ 2 đến 4 triệu phụ nữ, thanh niên và trẻ em bị buôn bán qua biên giới các nước để làm thuê và lao động trong hoạt động kinh doanh tình dục, trong đó bé gái chiếm 17%”.

Trung tâm Quốc gia về trẻ em của Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.