Báo động hiện tượng thương mại hóa tín ngưỡng thờ Mẫu

Cô gái hầu đồng ngồi trên bàn thờ Cô Chín tại đền Sòng (Thanh Hóa). (Nguồn: Internet)
Cô gái hầu đồng ngồi trên bàn thờ Cô Chín tại đền Sòng (Thanh Hóa). (Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghi thức hầu đồng trong văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu đang có dấu hiệu bị biến tướng bởi những người cuồng tín và những người lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi. Đây là hiện tượng đáng báo động trong công tác thực hành và bảo tồn di sản văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu.

Biến dạng nghi lễ hầu đồng

Tối 2/8/2023, tại một sự kiện ở TP Huế đã diễn ra hoạt động biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng trong di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Nhiều ý kiến cho rằng màn trình diễn này đã vi phạm “tính thiêng”, gây bức xúc cho các nghệ nhân, người thực hành di sản. Ngay sau đó, ngày 3/8/2023, Cục Di sản văn hóa, Bộ VH,TT&DL có Văn bản số 807 gửi Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lý giải về màn trình diễn trên, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đây là một hình thức giới thiệu, trình diễn để các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước biết, là cách tiếp cận về di sản, không phải là hầu đồng ở đó. Đối tượng tham dự buổi trình diễn là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, không đưa ra cộng đồng.

Sinh thời, cố GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam đã đưa ra nhận xét, sân khấu hóa các di sản văn hóa là cách “truyền thống tìm cách bước chân vào xã hội hiện đại”; việc giữ di sản ở dạng sân khấu hiện đại nhằm mục đích giúp cho sự hồi tưởng của người xem. Tuy nhiên, việc biến sân khấu thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng thì lại trở thành “lố bịch”, không phù hợp, vì vậy không nên lạm dụng các hình thức sân khấu hóa di sản.

Thực tế, một số sinh viên các trường ca múa nhạc, nghệ sỹ tại các đoàn nghệ thuật cũng tham gia hát chầu văn, hình thành các nhóm hát tại đền phủ. Có những thanh đồng “mặc sức” nhún nhảy hay các cung văn “mặc sức” chế lời nhưng bỏ qua lời văn cổ vì khó hát, khó nhớ. Sự dễ dãi về văn hóa đó khiến vốn chầu văn cổ bị mai một, biến dạng. Thậm chí, một số thanh đồng mặc trang phục hở hang và múa theo những điệu nhạc rock, rap...

Nghệ nhân Ưu tú Đặng Ngọc Anh trong một lần chia sẻ với truyền thông đã cho biết: “Mở trang cá nhân, đập vào mắt là một video quay cảnh hầu đồng với hình ảnh thanh đồng mặc quần áo kiểu như đóng khố, trông rất phản cảm nhưng vẫn bắc ghế hầu Thánh. Nhà tôi bao đời gìn giữ và thực hành nghi lễ hầu đồng, bản thân tôi cũng có 40 năm bắc ghế hầu Thánh nhưng chưa từng thấy có giá nào ăn mặc như thế này để hầu cả. Vài ngày sau, tôi lại xem được một clip, một thanh đồng đang hầu thì ở dưới xảy ra cãi nhau, người gây rối còn nhảy cả lên sập để phá. Thật sự rất phản cảm và ảnh hưởng tới hình ảnh di sản văn hoá đã được UNESCO vinh danh”.

Trên các trang mạng xã hội hiện lan truyền nhiều đoạn video ghi lại tệ nạn biến phủ đồng thành nơi thực hiện trò bịp. Thậm chí, một cô gái hầu đồng, tự xưng Cửu Thiên Huyền Nữ, đã ngồi trên bàn thờ Cô Chín tại đền Sòng (Thanh Hóa) hoặc một thanh niên nhập đồng với tư thế gợi dục...

Tăng cường bảo vệ di sản văn hóa

Cố GS.TS Ngô Đức Thịnh sinh thời từng nói: “Hiện nay, có tới 80% thanh đồng (ông đồng, cô đồng) không hiểu đạo Mẫu là gì. Họ là người thực hành nghi lễ mà không hiểu gì về nguồn gốc của nó thì dễ làm lệch lạc, méo mó văn hóa tín ngưỡng này…”.

Để đáp ứng nhu cầu “kiếm cơm” tại các buổi hầu đồng, một số người chỉ cần học lỏm một vài làn điệu cơ bản qua băng đĩa, hay ở các buổi hầu đồng khác rồi hành nghề. Một nghệ nhân hát văn kể từng được một “cô đồng” đề nghị dạy hát văn với thời gian “siêu tốc” một tháng. Nghệ nhân đó giải thích, hát văn gồm một hệ thống làn điệu bài bản, phong phú của dân ca các vùng, miền trong cả nước và những động tác nhảy múa “nhập đồng”. Có người phải dành cả đời mới vững nghề. Vậy mà một số người học vội vã rồi lợi dụng sự mê tín của người khác đi “buôn thần, bán thánh”.

Thực trạng hiện nay cho thấy văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu đang có hiện tượng bị thương mại hóa. Việc sút giảm niềm tin vào bản thân, vào cộng đồng khiến không ít người dễ đi tìm chỗ dựa và niềm tin từ các lực lượng siêu nhiên qua hầu đồng. Từ đó, các thanh đồng được dịp “buôn thần, bán thánh”, “vòi” người hầu đồng những khoản tiền “khủng” để sắm trang phục, vàng mã, hoa quả, những cọc tiền lộc mệnh giá 100 - 500 nghìn đồng... Một “cô đồng” từng khẳng định “thương hiệu” bản thân bằng cách ra giá: “Hầu đồng dưới 400 triệu đồng, đừng nghĩ mời tôi”. Chưa kể nhiều thanh đồng lợi dụng “nhập thánh” phán truyền, lấy tàn nhang, nước thải hoặc các vật làm lễ để biến thành “nước thánh” chữa bệnh, ban phát tài lộc, trừ ma, yểm bùa. Hầu đồng đang bị lợi dụng như một cách kiếm tiền của “ông đồng, cô đồng”, làm biến dạng nghi lễ, sinh ra nhiều hủ tục, mê tín dị đoan...

Để chấn chỉnh những biến tướng trong hoạt động diễn xướng văn hóa tâm linh này, để di sản trở về với những giá trị truyền thống, phù hợp với thuần phong mỹ tục, ngày 21/7/2023, Cục Di sản văn hóa đã có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành về việc tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, văn bản nhắc đến hiện tượng vi phạm quy định pháp luật cũng như vi phạm nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản được UNESCO ghi danh và trong danh mục quốc gia vẫn diễn ra ở nhiều địa phương.

Văn bản cũng đề cập đến việc tổ chức các hoạt động văn nghệ có diễn xướng hầu đồng không đúng bản chất và không gian thực hành của di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Cục yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho nghệ nhân, người thực hành di sản, nhắc nhở để nêu gương trong thực hành đúng di sản.

Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam đã, đang tuyên truyền cho những người quản lý đền, phủ để nâng cao ý thức trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016.

Tin cùng chuyên mục

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.