Đà Nẵng phê duyệt chủ trương tôn tạo Khu di tích Mẹ Nhu và 7 dũng sĩ Thanh Khê
Tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê (Mẹ Nhu) sừng sững, uy nghi đứng giữa con đường trung tâm dẫn vào TP Đà Nẵng.
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - UBND TP Đà Nẵng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Trùng tu, tôn tạo Khu di tích Mẹ Nhu và Bảy Dũng sỹ Thanh Khê (phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê) với tổng mức vốn hơn 1,7 tỷ đồng
Dự án "Trùng tu, tôn tạo Khu di tích Mẹ Nhu và Bảy Dũng sỹ Thanh Khê" do Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư.
Dự án này nhằm bảo tồn tu bổ các hạng mục đang xuống cấp, tạo cho di tích vẻ khang trang bền đẹp. Đồng thời đáp ứng nhu cầu và mong muốn của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm việc tổ chức dâng hương, tưởng niệm và tổ chức các nghi lễ thờ cúng trong các dịp lễ, tết của dân tộc và giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn các anh hùng, nghĩa sỹ đã hy sinh.
Dự án "Trùng tu, tôn tạo Khu di tích Mẹ Nhu và 7 dũng sĩ Thanh Khê" có tổng mức đầu tư hơn 1,7 tỷ đồng, tiến độ dự án thực hiện từ năm 2023 - 2025.
Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả; triển khai thực hiện đầy đủ các hồ sơ, thủ tục, trình tự đầu tư xây dựng...
Theo tìm hiểu của PV, Khu lưu niệm nhà Mẹ Nhu và 7 Dũng sĩ Thanh Khê (K748 đường Trần Cao Vân, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê) là nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng của một thời chống Mỹ của quân và dân Đà Nẵng. Nơi đây từng là cơ sở quan trọng trong khu tam giác chiến lược trọng điểm An Khê - Phú Lộc - Thanh Khê của phong trào Cách Mạng quận Nhì, đồng thời cũng là nơi nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ, tập kết vũ khí đạn dược tác chiến.
Di tích này được xếp hạng cấp Quốc gia theo quyết định số 4699/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2009 của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hiện nơi đây đã và đang trở thành địa chỉ đỏ về lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, thế hệ trẻ, các tầng lớp nhân dân tại Đà Nẵng.
(PLVN) - Ngày 16/2, rất đông người dân và du khách đến xã Tả Van, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) để tham gia Lễ hội Xuống đồng (Roóng Poọc) dịp đầu năm mới. Đây là một trong những lễ hội đặc biệt nhất được tổ chức thường niên tại Sa Pa...
(PLVN) - Ngày 13/2 (tức 16 tháng Giêng) tại chùa Côn Sơn trong khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương đã tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2025.
(PLVN) - Tối 12/2, UBND TP Hà Tiên (Kiên Giang) long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm 289 năm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các (1736-2025). Lễ hội nhằm tôn vinh tinh thần yêu nước và sự sáng tạo của các bậc tiền nhân trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, đồng thời quảng bá du lịch địa phương.
(PLVN) - Tháng Giêng là thời điểm các tỉnh, địa phương tại Việt Nam nô nức tổ chức những lễ hội truyền thống. Mỗi lễ hội đều có một vẻ đẹp, nét độc đáo riêng biệt góp phần lưu giữ “hồn cốt” Việt Nam từ hàng nghìn năm nay.
(PLVN) - Đêm 11/2 (tức 14 tháng Giêng Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) đã diễn ra Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025
(PLVN) - Sáng nay - 12/2 (tức 15/1 âm lịch), hàng nghìn du khách thập phương và nhân dân tỉnh Lào Cai cùng hội tụ dưới gốc cây đa ngàn năm tuổi để dự lễ “Khai hội đền Thượng năm 2025". Lễ hội đền Thượng là lễ hội để tưởng nhớ công lao vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ gìn hòa bình và tạo cuộc sống no ấm cho nhân dân.
(PLVN) - Tối 11/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), đông đảo người dân và du khách thập phương về khu Di tích lịch sử Quốc gia Bạch Đằng Giang (thị trấn Minh Đức, TP Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) dự Lễ cầu quốc thái dân an, khai ấn đền Trần năm 2025.
(PLVN) - Chiều ngày 11/2/2025 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Thượng, thành phố Lào Cai đã diễn ra lễ tế dân gian truyền thống. Đây là một trong những nghi lễ trang nghiêm trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội đền Thượng.
(PLVN) - Nghi lễ phát lương là hoạt động cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân được ấm no, thụ hưởng thái bình. Đồng thời, để tưởng nhớ công lao của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và các bậc tiền nhân có công với nước.
(PLVN) - Ngày 11/2, tại chùa Côn Sơn (Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh) Ban tổ chức Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc tổ chức khai mạc Hội thi bánh chưng, bánh giầy tỉnh Hải Dương năm 2025.
(PLVN) - Từ ngày 12-14/2 (tức ngày 15-17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại xã Lục Hồn diễn ra Lễ hội đình Lục Nà năm 2025. Đây là Lễ hội đình duy nhất tại huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh). Lễ hội đã trở thành điểm hẹn văn hóa đầu Xuân với nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.
(PLVN) - Ngày 14/2, tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra Lễ đón nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo thế giới và Sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2025.
(PLVN) - Sáng 9/2 (tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hội Lim chính thức khai mạc tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất của miền quê Quan họ, thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi, dù giá rét.
(PLVN) - Ngày 9/2, tại Cảng cá Cái Rồng, huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) diễn ra Lễ hội Cầu ngư lần thứ II và phát động phong trào thi đua lao động sản xuất năm 2025 với tinh thần “vươn khơi bám biển - đoàn kết phát triển - giữ gìn vững chắc biển đảo quê hương”.
(PLVN) - Sáng 9/2, tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch (VHDL) tỉnh Bắc Giang và khai hội xuân Tây Yên Tử năm 2025.
(PLVN) - Ngày 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), tại Khu di tích Đền Thượng, thành phố Lào Cai, Ban tổ chức Lễ hội Đền Thượng năm 2025 tổng duyệt chương trình khai hội trước khi lễ chính thức diễn ra vào ngày 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng âm lịch).
(PLVN) - Lễ hội Mở cửa biển năm nay được tổ chức trong 2 ngày, 11-12/2/2025 (tức ngày 14-15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại vùng biển xã Thanh Lân, huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) với nhiều điểm nhấn và các nghi lễ tâm linh thiêng liêng, đặc sắc...
(PLVN) - Trong 2 ngày 8-9/2/2025 (tức 11-12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại sân thể thao xã Mường Hum, huyện Bát Xát diễn ra Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Bát Xát Xuân Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc vùng cao.
(PLVN) - Tết Nguyên đán là ngày lễ cổ truyền lớn nhất và cũng là ngày quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt. Cũng vì vậy nên nhắc đến Tết Nguyên đán là nhắc đến những phong tục truyền thống đã được gìn giữ và lưu truyền qua bao thế hệ. Trong số đó, có một phong tục đặc sắc gồm chuỗi hoạt động mang ý nghĩa tốt lành diễn ra vào những ngày đầu năm mới, được gọi chung là khai xuân.
(PLVN) - Hàng năm, cứ vào mùa xuân, con cháu người Dao Đỏ lại tổ chức lễ cúng tổ Bàn Vương. Tục thờ cúng Bàn Vương mang tính biểu tượng cho sự thống nhất về nguồn gốc của người Dao, thể hiện sự biết ơn với tổ tiên đã sinh ra họ. Lễ cúng Bàn Vương nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, hoa màu tươi tốt, cho con cháu người Dao đời đời ấm no, hạnh phúc.