Nền ẩm thực khiến nhiều người nổi tiếng mê mẩn

Việt Nam được khen ngợi là quốc gia có nền ẩm thực tuyệt vời. (Ảnh Jeswin Thomas)
Việt Nam được khen ngợi là quốc gia có nền ẩm thực tuyệt vời. (Ảnh Jeswin Thomas)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việt Nam luôn nằm trong những điểm đến yêu thích của các vị khách nước ngoài, đặc biệt là người Hàn Quốc. Bằng chứng rõ ràng nhất là dạo gần đây, chúng ta liên tiếp bắt gặp dàn “sao” xứ sở kim chi check-in ở các địa danh nổi tiếng. Không chỉ tới nghỉ dưỡng, dàn “sao” xứ Hàn còn thưởng thức nhiều món ngon và mê đắm ẩm thực Việt Nam.

Món phở trứ danh

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Phu nhân đã thưởng thức tinh hoa ẩm thực của Việt Nam nhân chuyến thăm của mình. Cụ thể, tại nhà hàng Lục Thủy bên bờ hồ Gươm, Tổng thống Hàn Quốc và Phu nhân đã thưởng thức món phở bò lõi rùa, món đặc biệt nhất của nhà hàng. Lõi rùa, phần bắp nhỏ nằm giữa bắp đùi con bò luôn là một trong những phần đắt nhất, nên số lượng bát phở lõi rùa của nhà hàng cũng hạn chế. Trong menu tại nhà hàng, bát phở có giá 168.000 đồng. Đồ uống dùng kèm của vợ chồng Tổng thống là nước hoa quả và cà phê. Ngoài ra, trong bữa ăn còn có một số món bánh truyền thống của Bắc Bộ như bánh khúc, bánh tẻ và bánh phu thê.

“Vợ chồng Tổng thống ngồi trong căn phòng đẹp nhất của nhà hàng, có cửa kính rộng nhìn ra toàn cảnh hồ Gươm và tháp Rùa. Đây là căn phòng yên tĩnh, được trang trí với chủ đề hoa sen, từng là nơi đón tiếp nhiều lãnh đạo các quốc gia như Thủ tướng Lào, Campuchia hay các khách VIP khác”, chủ nhà hàng cho biết. Đây cũng là nơi yêu thích của các đoàn khách Hàn Quốc khi đến Việt Nam.

Mới đây, trong show diễn tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, các cô nàng nhóm nhạc nổi tiếng Hàn Quốc Blackpink cho biết rất thích ẩm thực Việt và nhất là món phở. Trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, 4 cô nàng đã kịp thưởng thức 2 món ngon ở Hà Nội là phở và bánh mì. Ngay lập tức, người hâm mộ đã nhanh chóng “truy tìm” danh tính nhà hàng mà Blackpink đã ăn chính là Backstage - nơi từng lọt vào danh sách Michelin Selected (Michelin gợi ý), nằm bên trong khách sạn Capella Hanoi.

Nhà hàng phục vụ phở bò, phở gà và phở chay nhưng theo tiết lộ, 4 cô nàng nhà YG đã chọn ăn phở bò. Món phở ở đây dao động khoảng 280.000 đồng/tô, được làm theo công thức của nghệ nhân Ánh Tuyết, một trong những nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng từng tiếp đón đầu bếp hàng đầu Anthony Bourdain và cũng là người nấu yến tiệc tại Hội nghị APEC 2017.

Có giá khá đắt nhưng bù lại các thực khách đã từng ăn ở nhà hàng cho biết nó xứng đáng với giá tiền và đặc biệt yêu thích phần nước dùng thanh. Được biết, nhà hàng rất khắt khe trong việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào, như thịt gầu phải là gầu giòn, không sử dụng loại gầu rẻ tiền, xương bò để ninh nước phở cho đến các gia vị như gừng, hành… đều phải là loại 1.

Trước khi sang Việt Nam, thành viên Rose của Blackpink cũng từng nhiều lần bày tỏ yêu thích món phở Việt, trong các chương trình truyền hình hay trên các trang mạng xã hội cá nhân của mình. Cô thường xuyên rủ các thành viên trong nhóm đi ăn phở hay có lần dù đã nửa đêm, cô vẫn khiến người hâm mộ Việt phấn khích khi lặn lội đi ăn phở rồi đăng lên story trên Instagram.

Bánh mì vẫn là món được yêu thích nhất

Hồi đầu tháng 6/2023, Thủ tướng Úc Anthony Albanese có chuyến thăm chính thức tại Việt Nam. Ông liên tục gây ấn tượng đậm nét khi tìm hiểu về văn hóa và không quên thưởng thức những món ăn đặc sắc ở Hà Nội.

Qua lời giới thiệu của anh Hạnh Nguyễn (tới từ một công ty du lịch Việt Nam) và chị Sam Trần (đầu bếp có nhiều năm làm việc ở Úc, hiện điều hành một nhà hàng tại Hà Nội), ông Anthony Albanese đã ghé thăm một hàng bánh mì có lịch sử 45 năm, nằm ở địa chỉ 76 phố Hàng Giấy. Tiệm nổi tiếng với món bánh mì pate hương vị cổ truyền thơm ngon.

Thủ tướng Úc Anthony Albanese ăn bánh mì trong cửa hàng bia hơi. (Ảnh: Giang Huy)

Thủ tướng Úc Anthony Albanese ăn bánh mì trong cửa hàng bia hơi. (Ảnh: Giang Huy)

Quầy bánh mì của chị Thủy nằm ở ngã tư Hàng Khoai và Hàng Giấy, quận Hoàn Kiếm, cổng chợ Đồng Xuân. Trước ngày Thủ tướng Australia đến, chị nhận được yêu cầu đẩy xe bánh mì đến phố Đường Thành để tiện phục vụ ông. Khi làm chiếc bánh mì cho Thủ tướng Australia, chị Thủy “khá căng thẳng”, không biết chọn phần nhân gồm những gì và rồi quyết định chọn những nguyên liệu truyền thống và được nhiều người Hà Nội yêu thích nhất.

Một ngày sau khi Thủ tướng Australia Anthony Albanese thưởng thức bánh mì và bia hơi tại phố cổ Hà Nội, chủ cửa hàng bánh mì Thủy cho biết có nhiều người tìm đến quán của chị hơn. “Một khách hàng nữ gọi điện đặt 46 chiếc bánh cho cơ quan ăn bữa trưa, với nhân truyền thống gồm pate, xúc xích, ruốc và thịt, yêu cầu giống hệt phần bánh mì mà Thủ tướng Australia đã ăn”, chị nói và cho biết thêm một số khách vãng lai cũng tìm đến quán sau khi có thông tin Thủ tướng Australia đến đây ăn.

Bánh mì Thủy là loại bình dân, phần nhân truyền thống gồm pate gan, xúc xích đỏ, ruốc, thịt luộc... ăn kèm rau mùi, dưa chuột và thêm tương ớt. Giá mỗi chiếc bánh dao động từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng tùy loại nhân. Mỗi ngày tại cơ sở Hàng Giấy, chị Thủy bán khoảng 300 chiếc.

Cà phê Giảng - thức uống ngon lành

Hoa hậu Indonesia Pricilia Carla Yules đã có dịp ghé thăm Hà Nội, bày tỏ sự thích thú với các cảnh đẹp và không quên đi dạo quanh phố phường, tranh thủ thưởng thức nhiều món ngon của đất Hà thành.

Trong số các món ăn, thức uống mà mình thưởng thức, nàng hậu khá thích cà phê trứng ở tiệm Cà phê Giảng, nằm trên đường Nguyễn Hữu Huân. Đây là một trong những quán cà phê lâu đời nhất tại Hà Nội, đã tồn tại hơn bảy thập kỷ qua.

Carla cho biết, lần đầu tiên cô trải nghiệm uống cà phê trứng, ngay lập tức bị thu hút bởi vị đắng nhẹ trong miệng hòa lẫn cùng vị trứng thơm béo ngậy và ngọt nhẹ. Thậm chí, người đẹp còn chia sẻ rằng sẽ tìm hiểu cách làm, để có thể tự chế biến cà phê trứng khi trở về Indonesia.

Không chỉ vậy, trên trang blog Will fly for food, JB & Renée đã chia sẻ một bài viết ghi nhận về trải nghiệm du lịch của cả hai tại đất nước hình chữ S trong những ngày tháng 6 vừa qua. Với tâm hồn ăn uống cởi mở, cặp đôi food blogger không ngừng trải nghiệm mọi món ngon tại những nơi họ đặt chân đến, từ Sa Pa, Hà Nội, Huế, Hội An, TP HCM cho đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mở đầu bài viết, họ nhận xét rằng “Việt Nam là một trong các quốc gia có nền ẩm thực tuyệt vời!”.

Hoa hậu Pricilia Carla Yules yêu thích cà phê trứng.

Hoa hậu Pricilia Carla Yules yêu thích cà phê trứng.

Trên hành trình từ Bắc vào Nam kéo dài gần một tháng, JB & Renée chọn thưởng thức những món ăn truyền thống để tìm hiểu sâu hơn về phong cách ẩm thực của người Việt. Họ chia sẻ, nếu phải dùng một từ để miêu tả về ẩm thực Việt Nam, đó chắc chắn là “cân bằng”.

“Từ lâu, yếu tố cân bằng luôn được các nhà ẩm thực trên thế giới xem trọng, và tại Việt Nam, sự cân bằng trong mỗi món ăn thực sự rất cần thiết”, tác giả bài viết nhận định.

Để làm rõ điều này, JB & Renée cho biết, họ đã chú ý đến hương vị, thành phần dinh dưỡng và cách bài trí món nem cua bể khi vi vu Hà Nội. Qua đó, phát hiện thấy sự cân bằng về yếu tố ngũ hành trong món ngon nức tiếng Thủ đô. “Ví dụ trong cách nêm gia vị, bạn sẽ thấy có sự cân bằng giữa vị chua, đắng, ngọt, cay và mặn. Về phần trình bày, món ăn Việt Nam xuất hiện đầy đủ 5 màu sắc: xanh lá của hành Mộc, đỏ của hành Hỏa, vàng của hành Thổ, trắng của hành Kim và đen của hành Thủy. Sự hài hòa yếu tố ngũ hành cho phép người Việt thưởng thức những món ăn có lợi cho sức khỏe, cân bằng thành phần dinh dưỡng như carbohydrate, chất béo, đạm, khoáng chất và nước”.

Bên cạnh đó, cả hai còn hứng thú với món chả giò (nem rán). Mặc dù món ăn có khá nhiều dầu mỡ nhưng lại rất tươi ngon. Quan trọng hơn, nó thể hiện tròn vẹn tính cân bằng của ẩm thực Việt Nam thông qua nguyên liệu, mùi vị và yếu tố ngũ hành. “Đó thực sự là một trải nghiệm giúp chúng tôi mở mang tầm mắt để thêm hiểu và yêu thích ẩm thực Việt Nam. Bây giờ chúng tôi đã là những fan hâm mộ”, JB & Renée bày tỏ sự thán phục.

Nhằm giúp các độc giả của mình dễ dàng tiếp cận các món ngon Việt Nam khi đến đây du lịch, cặp đôi food blogger đã gợi ý một danh sách dài các món bánh truyền thống của người Việt. Theo đó, món bánh cuốn của miền Bắc đứng đầu danh sách này.

Kế tiếp là các loại bánh của đất Cố đô Huế, như bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ram ít, bánh ướt và chả tôm, khi ăn thường kèm với chén nước mắm pha đặc trưng.

Ở TP HCM, món bánh tráng nướng - “pizza của Việt Nam” đã khéo léo chinh phục 2 blogger...

Tin cùng chuyên mục

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đọc thêm

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…

Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

'Có xem chèo Khuốc với anh, thì về…'

Hát chèo đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân Thái Bình. Ảnh TXVN.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý đệ trình hồ sơ để UNESCO xem xét, đưa “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của cả nước và người dân quê lúa Thái Bình - một trong những cái nôi của nghệ thuật Chèo truyền thống Việt Nam…

Chuyện xưa Hà Nội qua những tour du lịch hấp dẫn

Câu chuyện làm thuốc của một gia đình làm thuốc ở phố cổ Hà Nội trong Chuyện phố hàng. (Ảnh: Hoàng Lân)
(PLVN) - Thông qua những tour khám phá di sản, di tích về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách, Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn liền với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long ngàn năm.

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)
(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Chuyện giữ nghề ở Hà Nội

Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề. (Ảnh: ĐH)
(PLVN) - Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề đã và đang bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Sự mai một của nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi kế sinh nhai của người dân, mà còn mất đi một chiều cạnh văn hóa đã từng gắn bó với một vùng đất…

Để người trẻ yêu Tuồng

Cảnh trong vở diễn “Nghêu Sò Ốc Hến” của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
(PLVN) - Hiện nay, có một điều đặc biệt là rất nhiều bạn trẻ từ tò mò, lạ lẫm đã bắt đầu có thói quen mua vé đi xem diễn Tuồng và đã có những người trẻ làm cho bộ môn nghệ thuật cổ điển, khó xem này đi vào đời sống giải trí. Phóng viên đã có buổi trò chuyện với Bùi Yến Linh - Trưởng nhóm Marketing - Truyền thông, thuộc Phòng Tổ chức Biểu diễn Nhà hát Tuồng Việt Nam về cách làm mới thu hút người trẻ mua vé xem tuồng như đi nghe nhạc trẻ.

Ký ức về sân bay Nội Bài và đời sống Hà Nội 45 năm trước

Mặt trước giấy thu hồi hộ chiếu cùng dấu nhập cảnh ở Nội Bài của Công an ngày 17/7/1979 vẫn với tên “CỬA KHẨU GIA LÂM”. Mặt sau tờ giấy thu hồi hộ chiếu ngày ấy với nhằng nhịt những chữ ký cho phép tạm trú và đong gạo.
(PLVN) - Hà Nội vừa kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. 70 năm đã qua, biết bao nhiêu đổi thay… Chứng kiến sự phát triển không ngừng ở Hà Nội hôm nay ngày càng văn minh, hiện đại nhiều người cũng chưa quên về những năm tháng Hà Nội còn khó khăn, thiếu thốn.

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long
(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải B cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long' năm 2024

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (áo dài đen bên phải) giành giải B cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Bài báo “Có một Hồ Tây như thế” của phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương thuộc Báo Pháp luật Việt Nam được vinh danh tại lễ trao giải.

Lão tướng giữ thành Hà Nội

Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
(PLVN) - Nguyễn Tri Phương khi bị thương nặng đã nằm gan lì trong thành Hà Nội, quân Pháp mang thuốc và cháo cho ăn ông đều cự tuyệt. Ông mất lúc 74 tuổi và xứng đáng là một trung thần của triều Nguyễn.

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)
(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(PLVN) - Tiếp sau bài báo “Lộng ngôn” trong cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng để di sản văn hóa bị ảnh hưởng” đăng báo in số 272 phát hành ngày 28/9/2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc và các chuyên gia văn hóa xung quanh vấn đề giải pháp để bảo vệ phát triển di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.