Bánh trung thu handmade – rủi ro đi kèm?

Bánh trung thu  handmade – rủi ro đi kèm?
(PLO) - Giữa thời buổi an toàn thực phẩm có vấn đề này, bánh trung thu handmade được ưa thích bởi nhiều người cho rằng quy trình làm bánh sạch sẽ, nhân bánh tự làm nên rất đảm bảo, ngoài ra được lựa chọn vị bánh theo sở thích của mình. 

Thế nhưng, ngoài những cơ sở làm bánh uy tín, an toàn thì vẫn còn một số cơ sở làm bánh handmade khác hoàn toàn như quảng cáo. So với năm ngoái, năm nay xuất hiện nhiều người bán trên thị trường hơn với mục tiêu kiếm lời theo thời vụ. Điều này đồng nghĩa với việc bánh trung thu handmade ẩn nấp những rủi ro mà người tiêu dùng cần phải cảnh giác.

Theo điều tra của phóng viên, để làm được một chiếc bánh trung thu phải trải qua rất nhiều công đoạn với rất nhiều nguyên liệu. Mà trong một ngày không phải ai cũng có thể làm ra được nhiều chiếc bánh “vuông tròn”, hình thù đủ kiểu như vậy.

Với những người làm thời vụ họ tranh thủ thời gian sau khi rảnh rang công việc chính của mình. Vậy thì thời gian nào họ làm nguyên liệu, thời gian nào họ làm bánh, nướng bánh chưa kể là những chiếc bánh có nhiều màu sắc lại càng phức tạp hơn. Ấy thế mà họ cứ thản nhiên rao bán rất nhiều sản phẩm.

Câu trả lời là  nước đường, nước tro tàu, nhân bánh đậu xanh, hạt sen làm sẵn, mứt bí, mứt hạt sen, trứng muối… Tất cả đều được mua sẵn ngoài chợ rất mù mờ về nguồn gốc, chất lượng, thậm chí là nhập hàng của Trung Quốc và gắn mác Việt Nam.  Không cần phải nói cũng biết, những nguyên liệu ngoài chợ này không hề đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm với người tiêu dùng. Nhưng nó đã bị cái mác “handmade” che đậy để đánh lận con đen về chất lượng hòng trục lợi.  

Bánh trung thu dù chất lượng đến đâu đi chăng nữa thì vẫn luôn phải gắn mác niên hạn sử dụng. Ở những hãng sản xuất bánh lớn, mọi khâu đều được tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc vệ sinh nên mới có thể tránh cho bánh nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh như nấm mốc, ký sinh trùng, nấm men, tả lỵ, tụ cầu, thương hàn, hóa chất độc hại.

Nhưng ở các địa chỉ làm bánh handmade, bánh được làm theo phương pháp thủ công truyền thống, nếu người làm không tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc thì sẽ rất khó đảm bảo an toàn vệ sinh một cách toàn diện. Bằng chứng là những năm trước đã có nhiều cơ sở làm bánh trung thu bị “tố” không đảm bảo vệ sinh hoặc nhiều người ngộ độc vì ăn bánh trung thu handmade. 

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm trước đây đã từng khuyến cáo người tiêu dùng trước báo chí rằng, nên lựa chọn những sản phẩm bánh trung thu có xuất xứ rõ ràng, đừng chỉ vì ham giá rẻ, màu sắc bắt mắt, hấp dẫn mà mua những sản phẩm không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Việc bánh trung thu handmade truyền thống ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng là điều đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ sở uy tín thì người tiêu dùng cũng nên cảnh giác hơn với nhưng cơ sở “không chuyên”. Bởi chính sự không chuyên ấy sẽ mang lại rủi ro cho sức khỏe của chính mình. Vì vậy, tốt nhất hãy nên đến các cơ sở uy tín thay vì tin vào những quảng cáo đến từ những thương hiệu vô danh hoặc những cá nhân làm bánh handmade chỉ vì “chạy theo xu hướng”.

Đọc thêm

Cần tăng thuế để kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức HealthBridge Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.

Tổng cục Thuế tiếp tục cảnh báo những hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế một lần nữa khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế (NNT), nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế.