Theo AFP, Quốc hội nước này đã thông qua luật hôn nhân có hạn chế ở trẻ em. Theo luật mới, độ tuổi kết hôn tối thiểu đối với nam giới là 21 và nữ giới là 18, nhưng nữ giới có thể được kết hôn dưới tuổi 18 đối với những trường hợp đặc biệt bao gồm những cô gái bỏ nhà đi theo người khác, bị hãm hiếp hoặc có con ngoài giá thú.
Các nhóm nhân quyền đã ngay lập tức chỉ trích luật mới này và nói rằng luật rất có thể sẽ làm gia tăng nhiều mối nguy hiểm cho Bangladesh trong việc cắt giảm mức độ hôn nhân ở trẻ em và cải thiện sức khỏe của phụ nữ và trẻ em.
“Điều nguy hiểm nhất là luật pháp không đặt ra bất kỳ độ tuổi kết hôn tối thiểu cho các trường hợp đặc biệt, có nghĩa là trẻ em có thể kết hôn ở tuổi 14-15”, Nur Khan Lito - người đại diện cho các nhà vận động của các tổ chức Liên minh Quyền trẻ em tại Bangladesh cho biết. Các tổ chức liên minh, trong đó bao gồm cả các tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức từ thiện quốc gia và các nhóm nhân quyền nói rằng, luật này có thể bị lạm dụng và đặt ra những mối nguy hiểm cho trẻ em.
Tuy nhiên, một đảng cầm quyền lập pháp, người đứng đầu Ủy ban Quốc hội về các vấn đề của phụ nữ và trẻ em lại nói rằng, luật này phản ánh thực tế tại các làng, nơi có tới 70% trong tổng số 160 triệu dân đang sinh sống ở Bangladesh. “Chúng tôi đã xem xét ý kiến của UNICEF và các chuyên gia”, bà Rebeca Momin cho biết - “Tuy nhiên luật cũng sẽ có những hình thức phạt nặng đối với người vi phạm kết hôn dưới tuổi tối thiểu”.
Trong những thập kỷ gần đây, nhiều chỉ số xã hội đã có những thành tựu ấn tượng, nhưng tảo hôn vẫn còn rất phổ biến ở một số quốc gia Hồi giáo bảo thủ. Các luật về hôn nhân trẻ em trước đó đã bỏ qua nhiều huyện nghèo khi cha mẹ bắt con gái đi lấy chồng ở tuổi 14. Bangladesh là một trong những nước có tỷ lệ cao nhất ở châu Á và thế giới về tảo hôn, với 52% các cô gái kết hôn trước tuổi 18 và 18% kết hôn trước tuổi 15.