Bán thực phẩm bẩn cho trẻ em, sẽ bị luật “hỏi thăm”

Luật Trẻ em nghiêm, cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em”.
Luật Trẻ em nghiêm, cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em”.
(PLO) - Tuy chưa có thống kê cho thấy thực phẩm bẩn đã ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em Việt Nam như thế nào nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm có hơn 700.000 trẻ em Đông Nam Á trong đó có Việt Nam chết do tiêu chảy và một số bệnh khác bởi nguồn thực phẩm bẩn và nguồn nước ô nhiễm. Do đó, một hành lang pháp lý điều chỉnh các hành vi này nhằm bảo vệ trẻ em là rất cần thiết

Bán bia rượu, đồ ăn bẩn cho trẻ em - chuyện thường ngày đáng ngại?

Dạo một vòng qua các trường tiểu học, THCS trên địa bàn Hà Nội vào giờ tan học, không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe lưu động, chiếc mẹt, gánh hàng bày bán đủ các món ăn nhanh: Khoai tây chiên, pho mai que, xúc xích, bỏng ngô, mì giòn, bắp rang bơ, kẹo bông, thịt xiên nướng… Đặc điểm chung của các thực phẩm này là đều được chế biến ngay bên lề đường trong điều kiện nắng nóng, khói bụi, và nguyên liệu thì có khi đến người bán cũng không rõ nguồn gốc.

Theo báo cáo, trong quý 3 năm 2016, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra hơn 1.700 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Trong số hàng hóa vi phạm, chủ yếu gồm các sản phẩm bánh kẹo, bim bim, phụ gia thực phẩm, bột chiên không rõ nguồn gốc, mỡ bẩn, thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm bốc mùi hôi thối… Phần lớn trong những sản phẩm này biến thành món ăn hấp dẫn bủa vây các trường học, đầu độc sức khỏe thế hệ tương lai.

Ngoài đường là vậy, trong các nhà hàng cũng không hiếm để bắt gặp cảnh trẻ con xài bia rượu. Trước Tết Nguyên đán vừa qua, phóng viên có mặt tại một nhà hàng của một trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội và đã tận mắt chứng kiến một nhóm trẻ gồm 5 gái 1 trai lứa tuổi khoảng 11, 12, có vẻ như là con nhà khá giả.

Trái ngược với dáng vẻ trẻ con thì cả nhóm lại gọi món rất sành điệu bao gồm đồ nhắm và 6 chai bia. Nhìn cách rót bia của các cô bé, cậu bé, cách nâng ly zô zô và uống cạn không nhăn mặt có thể thấy lần uống bia này không phải lần đầu của các em.

Phóng viên đã hỏi nhân viên phục vụ bia cho nhóm khách nhí đó rằng có biết các em bao nhiêu tuổi không mà dám phục vụ đồ uống có cồn như vậy. Nhân viên này cho biết sau khi nhận được order (yêu cầu) đã báo với quản lý nhưng quản lý bảo cứ bán bình thường như với khách hàng người lớn.

Hai ví dụ trên đây có thể thấy, tình trạng bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm không bảo đảm an toàn... là khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Tuy chưa có thống kê cho thấy thực phẩm bẩn đã ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em Việt Nam như thế nào nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) mỗi năm có hơn 700.000 trẻ em Đông Nam Á chết do tiêu chảy và một số bệnh khác bởi nguồn thực phẩm bẩn và nguồn nước ô nhiễm.

Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á phải ưu tiên việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng. 

Cấm bán thực phẩm bẩn cho trẻ em sao cho hiệu quả?

Do đó, một hành lang pháp lý điều chỉnh các hành vi này nhằm bảo vệ trẻ em là rất cần thiết. Ngày 1/6/2017 Luật Trẻ em có hiệu lực và theo ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH Luật Trẻ em quy định có 15 nhóm hành vi làm hại tới trẻ em bị nghiêm cấm, trong đó có nhóm hành vi “Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em”.

Tùy theo mức độ của hành vi cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. “Để điều luật thực hiện được cần phải sửa đổi lại hệ thống pháp luật và có những quy định chi tiết hơn, ví dụ như liên quan đến pháp luật hình sự, xử lý vi phạm hành chính… Có như vậy, hiệu lực bảo vệ trẻ em của pháp luật mới đạt hiệu quả” – ông Đặng Hoa Nam nêu quan điểm.

Hiện nay, đối với các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng thường chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính với mức phạt tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức (căn cứ theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm).

Mức phạt này dường như còn quá nhẹ nhàng so với mối lợi từ việc kinh doanh thực phẩm bẩn mang lại cho các cá nhân, tập thể. Vì thế, tại Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017 vừa được Quốc hội thông qua tháng 6/2017 mức phạt tù cho hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có thể lên tới 20 năm (Điều 317). Cụ thể các hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm; sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh... không những bị phạt tiền, phạt tù mà còn bị cấm hành nghề nhiều năm.

Trao đổi với báo chí, TS. Nguyễn Huy Quang- Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng với những sửa đổi, nhất là tăng khung hình phạt đáng kể trong Bộ luật Hình sự sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ VSATTP ở Việt Nam. Những quy định này khi đi vào cuộc sống sẽ là một chế tài mạnh để ngăn chặn các hành vi kinh doanh thực phẩm mất đạo đức, gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe con người. Không chỉ vậy, khi người chủ các cơ sở sản xuất thực phẩm để gây ra ngộ độc thực phẩm phải đi tù sẽ khiến doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng phá sản, gắn theo nhiều hệ lụy. Do đó, họ sẽ ý thức hơn được việc họ làm. Ngoài ra, chính người tiêu dùng khi ý thức được những hành vi vi phạm VSATTP, bản thân họ chính là người giúp cơ quan chức năng giám sát hành vi vi phạm đó tiến tới xử lý. 

Trong thực tế  vẫn còn tình trạng bất cập, chồng chéo khi thực thi pháp luật về VSATTP. Do đó, nhiều hy vọng được đặt vào việc Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP giai đoạn 2016 – 2020 mà Quốc hội vừa thông qua sẽ giúp khắc phục được những chồng chéo, bất cập hiện nay. Theo đó, Nghị quyết nêu rõ, để khắc phục những tồn tại, yếu kém, đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về ATTP, trong giai đoạn 2016 - 2020, Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ATTP để sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan theo hướng quy định rõ các điều cấm và tăng chế tài xử lý; khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm trong phân công quản lý ATTP; tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật... 

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.