Bài thuốc nam đặc trị các bệnh về gan

“Phòng thuốc nam” từ thiện của gia đình bà Loan
“Phòng thuốc nam” từ thiện của gia đình bà Loan
(PLO) - Nhiều năm nay, bà Đoàn Hồng Loan vẫn miệt mài cùng con cháu sưu tầm, bào chế bài thuốc nam chuyên trị các bệnh về gan đem cấp phát miễn phí cho tất cả những ai có nhu cầu. Bà Loan cho biết bài thuốc do một thầy lang truyền dạy và nhiều người đã thuyên giảm bệnh tật nhờ uống bài thuốc này
Theo lời bà Loan (68 tuổi, ngụ ấp Rạch Dược, xã Thuận Yên, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), bài thuốc đặc trị các chứng bệnh về gan như: Gan nhiễm mỡ, gan yếu, u gan... Từng có nhiều người nhờ sử dụng phương thuốc trên đã thuyên giảm bệnh tật. 
Bài thuốc nam 11 vị đặc trị các bệnh về gan
Bài thuốc có tất cả 11 vị thảo dược, gồm: Cây mần ri, hắc xủ, mướp gai, rễ cau, rễ tranh, vỏ cây gáo vàng, trinh nữ hoàng cung, cây vòi voi, lá cây quao, ô rô, măng sậy (tức sậy non). Những dược thảo này đều dễ dàng tìm kiếm khắp mọi nơi. Tiến hành sơ chế dược liệu bằng cách thái nhỏ, phơi khô cây thuốc. Mỗi lần dùng, người bệnh chỉ việc lấy mỗi thứ thuốc một nhúm tay trộn đều rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống. 
“Từ trước đến nay tôi đều bốc thuốc theo ước lượng. Chú ý, khi bốc vị thuốc cây mướp gai ít hơn các loại còn lại. Mỗi thang thuốc có thể nấu nhiều lần lấy nước uống thay trà hàng ngày. Uống đến khi nào cảm thấy khoẻ thì thôi. Nước thuốc có vị đắng nên đòi hỏi người bệnh phải chịu khó, kiên trì mới hy vọng mang lại hiệu quả”, bà Loan nói.
Bằng kinh nghiệm bản thân, bà Loan căn dặn mọi người cần phơi sấy thuốc thật khô nhằm tránh ẩm mốc trong thời gian bảo quản. Ngoài ra, uống bài thuốc nam trên không cần kiêng cữ ăn uống, sinh hoạt. Điều cần lưu ý duy nhất đó là uống thuốc lá quá nhiều có thể gây tổn thương bào tử. Bởi vậy, khi nào thấy bệnh thuyên giảm, người bệnh cần giảm liều lượng cũng như mật độ dùng thuốc lại. 
Người phụ nữ nhiều năm cho thuốc từ thiện khuyên dễ hiểu: “Ban đầu uống thuốc đậm đặc, về sau uống loãng dần. Khi đã cảm thấy khoẻ, nên ngưng thuốc trong vòng 10 ngày đến nữa tháng rồi uống trở lại. Người bệnh sử dụng thuốc một thời gian hãy đến cơ sở y tế làm xét nghiệm để tự theo dõi”. Bà Loan cho hay, thông thường chỉ cần uống thuốc chừng 3 - 5 tháng sẽ cho tác dụng rõ rệt. Bản thân con trai, con dâu bà Loan từng thoát khỏi chứng mỡ gan hành hạ cũng nhờ phương thuốc trên.
Bên cạnh bài thuốc trị bệnh gan, bà Loan chia sẻ thêm bí quyết trị chứng viêm mũi, nghẹt mũi bằng lá cây đinh lăng. Theo đó, chỉ việc hái lá cây đinh lăng đem thái nhỏ, phơi thật khô. Sau đó dùng lá chuối khô quấn chặt lá đinh lăng như hình dạng điếu thuốc lá đem đốt lên để ngửi, có thể ngửi nhiều lần trong ngày. “Thực hiện vài lần sẽ hết nghẹt mũi ngay, lại chẳng mất xu nào”, bà Loan chia sẻ. 
Niềm nở chia sẻ kinh nghiệm thuốc nam nhưng bà Loan cũng thẳng thắn thừa nhận mình không phải thầy thuốc mà chỉ tự mày mò kiến thức cây thuốc nam qua người thân. Bà Loan cho biết toàn bộ công thức bài thuốc trị bệnh gan vốn do một thầy lang ở tỉnh Cần Thơ chỉ bày. Sau khi những thành viên trong gia đình áp dụng thấy hiệu nghiệm, bà Loan cùng con cháu tình nguyện sưu tầm, bỏ tiền túi mua những vị thuốc còn thiếu để cấp phát miễn phí cho những ai có nhu cầu.
Bà Loan nói về công dụng trị bệnh gan của bài thuốc
Bà Loan nói về công dụng trị bệnh gan của bài thuốc 
Trả “món nợ” với ông chồng thầy lang
Chia sẻ về nguồn gốc bài thuốc nam chữa trị các bệnh liên quan đến gan, mắt bà Loan đượm buồn kể về người chồng quá cố. Bà kể hồi năm 2011, chồng mình vốn là thầy lang chuyên bốc thuốc giúp người. Tréo ngoe rằng, dù cứu chữa hàng trăm bệnh nhân nhưng bản thân ông lang vườn lại không thể tự chữa trị cho mình. Một ngày nọ, cảm thấy đau nhói không thể ngủ được, ông được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ cho biết chồng bà Loan bị u gan ác tính giai đoạn cuố. : “Từ lúc nhập viện đến khi qua đời, ông ấy nằm viện đúng 1 tháng 3 ngày”, bà Loan rầu giọng kể.
Trước đó, các con bà Loan đã rong ruổi khắp nơi tìm thầy thuốc về trị bệnh cho cha. Hễ nghe nơi nào có vị thuốc hay, thầy thuốc giỏi đều lặn lội tìm gặp bằng được. Con trai bà Loan là anh Nguyễn Văn Tính trong chuyến về Cần Thơ đã gặp mặt thầy lang được cho sở hữu bài thuốc trị bệnh gan hiệu nghiệm. Tại đây, anh Tính được ông lang vườn từng bị bệnh y hệt bố mình nhưng đã khỏi nhờ uống bài thuốc gồm 11 vị đã nói ở trên. Mừng quýnh, anh Tính xin chép lại công thức bài thuốc, cách thức sử dụng rồi về nhà bào chế cho bố uống. Tuy nhiên bố anh Tính chưa kịp dùng thuốc đã trút hơi thở cuối cùng do bệnh tình quá nặng. 
Từ khi chồng, cha qua đời, gia đình bà Loan phát nguyện đem bài thuốc tìm được giúp đỡ mọi người. Cũng xin nói thêm, khi còn sống, chồng bà Loan vốn thường xuyên giúp đỡ người nghèo bằng cách bốc thuốc, phát gạo từ thiện tại những địa phương vùng sâu vùng xa. Ông được mời tham gia BCH hội chữ thập đỏ huyện Hà Tiên cũ. 
Tiếp nối tinh thần “thương người như thể thương thân” ấy, bà Loan cùng các con mở “phòng mạch” cấp phát thuốc miễn phí. Gọi là “phòng mạch” chứ thực ra bà Loan tự bỏ tiền túi mua gạch, mua tôn dựng nên căn phòng nhỏ dự trữ thuốc nam. Bất kể ai có nhu cầu đều được gia đình bà Loan cho thuốc miễn phí. Chủ “phòng thuốc” trải lòng, bà chỉ cấp phát bài thuốc mà người con trai lặn lội về tận Cần Thơ xin được cho chồng trước đây nhưng chưa kịp sử dụng. 
Ngày ngày, bà Loan cùng các con đi hái cây thuốc đem về sơ chế. Dược liệu nào trong vùng không có, chủ nhà lại bỏ tiền túi nhờ người mua nơi khác chuyển về. Tiếng lành đồn xa, dần dần căn phòng nhỏ ngay cổng nhà bà Loan trở thành “phòng thuốc từ thiện” lúc nào chẳng hay. “Chồng tôi vốn hành thiện giúp đời, ổng chết rồi, tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm tiếp nối tâm nguyện của chồng”, bà Loan trải lòng. 
Niềm vui lớn nhất của phụ nữ này đó là nhiều người đến xin thuốc về uống đã khỏi bệnh. Bà nói, những “cựu” bệnh nhân còn tự nguyện hái thuốc đem đến tặng. Nhờ vậy, bà chủ động nguồn dược liệu cấp phát hơn: “Tôi không phải thầy thuốc, chỉ là thấy bài thuốc hay, đi tìm kiếm đem về giúp đỡ những người có nhu cầu thôi. Ai cần thì tôi tặng”, bà Loan khẳng định một lần nữa.
Theo tài liệu đông y, gan được ví von như nhà máy hoá chất của cơ thể, giữ vai trò đảm trách cũng như điều hoà các phản ứng hoá sinh. Gan chiếm khoảng 2% thân trọng. Ở người trưởng thành, gan thường nặng 1,4-1,6kg, thực hiện hơn 500 chức năng khác nhau, đóng vai trò tích cực trong quá trình chuyển hoá các chất. Một số chức năng chính như: Chuyển hoá protein, lipid, đảm nhận chức năng chống độc, điều hoà năng lượng máu… 

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.