Bạc phận thi sĩ tài hoa: Mùa xuân ngắn ngủi của Hàn Mặc Tử

Căn phòng nơi trại phong Qui Hòa thi sĩ Hàn Mặc Tử chữa bệnh
Căn phòng nơi trại phong Qui Hòa thi sĩ Hàn Mặc Tử chữa bệnh
(PLO) -Lâu nay, nói về tiểu sử Hàn Mặc Tử, kể ra sách viết cũng đã là nhiều. Bởi thế, chúng tôi cũng chỉ điểm xuyết qua mà thôi, để độc giả thấy phần nào đại lược 28 mùa xuân ngắn ngủi nơi thi sĩ họ Nguyễn vậy. 

Hàn Mặc Tử, cứ như lời kể của Nguyễn Bá Tín, em thi sĩ, thì gia đình theo Công giáo lâu đời. Nguyễn Trọng Trí, “có tên thánh rửa tội là Phêrô, thánh thêm sức Phanxicô Xavie”. Sẽ rất thú vị nếu ta biết rằng, còn chút nữa, thì Hàn Mặc Tử đã đi tu khi cha Thiềng muốn đỡ đầu cho chàng trai theo chân Chúa. Dĩ nhiên là việc ấy, sau dừng lại. 

Lược sử đời thi sĩ

Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22/9/1912 tại Đồng Hới, Quảng Bình; tổ tiên vốn gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Về hình dung thi sĩ, được Đào Tấn nhận xét là “Thân vóc gày yếu. Tính tình hiền hậu, giản phác. Thích giao du và hiếu học”. Còn nơi “Hàn Mặc Tử anh tôi”, Nguyễn Bá Tín cho rằng “Anh Trí giống ông nội về vóc dáng đậm chắc, nhất là hai cổ tay tròn như cán rựa”.

Nội tổ vốn có sức mạnh phi thường, một mình từng đưa lưng đẩy mạnh chiếc ghe chở gạch mà tám người không xê xích. Anh Trí nghe vậy thì hãnh diện lắm”. Lại về tính tình, Hàn Mặc Tử được biết đến là có tính tình bướng bỉnh, ít khi chịu nhận lỗi, nhưng có ưu điểm là không hề giận hờn ai. 

Ngoài tài năng thơ ca được giới văn nghệ xưa nay phẩm bình, ca tụng, ta cũng được biết rằng, thi sĩ họ Nguyễn còn có nhiều tài năng đặc biệt lắm. Bởi được sống gần anh, nên Nguyễn Bá Tín khá tường tận những điểm này. Tỉ như tài bắn súng chẳng hạn: “Anh bắn rất hay, chưa hề trật phát nào, lại còn bắn cả chim bay với khẩu súng mà tầm bắn xa nhất chỉ có hai mươi mét mới là thần tình”. 

Mà nào đã hết, bắn đã giỏi, thêm khoản võ nghệ, chàng thanh niên ấy cũng từng kinh qua. Ấy là môn quyền anh, môn võ thuật ưa sức mạnh cơ bắp tưởng như không hợp với thi sĩ của những bài thơ tình, thơ trăng: “Thôi thì luyện tập, nào là đánh bao cát, nhẩy dây. Cả ngày nhảy múa, thỉnh thoảng lại kéo về một vài “thằng nhóc” để truyền nghề lại cho”. Nhưng sau này, cũng chính Hàn Mặc Tử, lại cho đó là “một lối thể thao vô nhân”.

Ngoài ra, khoản bơi lội, Hàn Mặc Tử cũng lấy làm giỏi. Cũng bởi thế mà có lần, suýt nữa họ Nguyễn gửi hồn nơi bể vì bị đuối nước. Khoản thi phú sau này tinh hoa phát tiết, mà món đàn Tử cũng lấy làm được lắm, rất thích những bài Nam Ai, Nam Bằng là những bản ruột dành cho đàn nguyệt. 

Trước khi trở thành một công chức làm việc nơi Sở Đạc điền Qui Nhơn, trong bài “Đôi nét về Hàn Mặc Tử”, Quách Tuấn cho biết quá trình học tập của thi sĩ rày đây mai đó, theo bước chân di chuyển của người cha làm công chức nhà nước: “Lớn lên, Tử theo thân sinh đi nhiều nơi và theo học ở các trường tiểu học Sa Kỳ (1920), Qui Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Sa Kỳ (1924)”.

Cha mất năm 1926 khi Trí được 14 tuổi, thế là anh em theo mẹ vào Qui Nhơn sinh sống. Sau đó, Tử học trường Pèlerin ở Huế. Nếu không có lần thi sĩ trẻ tuổi đi Huế thăm cụ Sào Nam Phan Bội Châu, thì có thể, Hàn Mặc Tử đã đi du học Pháp do Hội Như Tây bảo trợ, chứ không bị xóa tên trong danh sách các du học sinh đâu. 

Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử

Trọn tình bè bạn

Trong đời thi sĩ, Hàn Mặc Tử được cho là người có một tâm hồn trinh bạch: “không hề giận hờn ai, rất dễ quên những gì anh đã làm thiệt hại cho người khác, và ngược lại cũng không nhớ ai đã làm gì thiệt cho anh”. Người sống như thế, không mang nặng sự hơn thua, đố kị với ai ở đời, kể cũng nhẹ lòng. Và có lẽ bởi thế, nên nhà thơ họ Nguyễn được bạn bè quý mến lắm. 

Trong hồi ức của mình, Nguyễn Bá Tín cho rằng, anh mình sống hết mình vì bạn bè, và cũng dễ bị bạn bè chi phối. Ngược lại, “còn bạn bè thì thương Anh như ruột thịt, không nề hà câu nệ”. Cũng bởi sống vì bạn bè, nên mới có chuyện, khi thi sĩ vào đất Sài Gòn làm báo, hành trang mang theo là cả vali đầy ắp quần áo nhưng khi trở về, thì “chẳng có gì bưng xách nặng tay cho phiền toái”. Và tếu táo hơn nữa, là “xuống xe kéo là xin năm xu trả tiền”… 

Nơi nhà Hàn Mặc Tử, cũng chính là nơi bạn bè thi sĩ thường xuyên tụ tập, xem đó như nơi chốn đi về của mình vậy. Những Bùi Tuân, Trọng Quy, Yến Lan, rồi cả Chế Lan Viên, Tôn Thất Vỹ… mỗi người một vẻ, nhưng đều chan chứa tình bằng hữu.

Đến nỗi, chứng kiến mối thâm giao ấy, Nguyễn Bá Tín phải thốt lên mà kết luận rằng: “Ôi! Có tình bạn nào đẹp đẽ sáng ngời hơn, cao quý hơn của thế hệ đó không?. Làm sao mà Anh Trí không dám sống cho họ hoàn toàn được. Làm sao có thể tiếc những gì Anh đã làm cho họ mà chỉ vì họ mà thôi”.

Ngay cả khi bị bệnh tật làm đau khổ tâm can, thể xác, nhà thơ ấy đã quyết tuyệt giao với bạn bè. Nhưng đâu dễ khi nhận thấy tình bạn của họ với mình không những chẳng nhạt, xa lánh, mà còn thêm nồng hậu hơn nữa, bởi thế mà sự câu nệ bớt đi, và thi sĩ bạc mệnh “luôn luôn phúc đáp thư từ của bạn, sơ cũng như thân. Với các bạn đến thăm, Tử vồn vã đón tiếp và nói chuyện quên cả thì giờ”. 

Bạc mệnh quấn quanh 

Tài năng là thế, hiềm nỗi, thi sĩ trẻ tuổi ấy lại vướng vào căn bệnh quái ác, cướp đi bao nhiêu niềm vui của anh lúc ấy, đau đáu cho đến cả khi về thế giới bên kia: Bệnh phong, mà thời ấy, còn gọi là bệnh cùi. Như ghi chép của trong “Lược truyện các tác gia Việt Nam”, thì năm 1936, khi chuẩn bị một lần nữa đi Sài Gòn làm báo, những dấu hiệu bệnh tật đến với thi sĩ. 

Theo lời thuật của Quách Tấn, người bạn của cố thi sĩ tài hoa mệnh bạc, thì bệnh của nhà thơ khởi phát khi thi sĩ đang làm báo nơi đất Sài Gòn. Để chữa bệnh, Hàn Mặc Tử uống thuốc Nam, nhưng chẳng thuyên giảm chút nào. Lại thêm vào đó, mặc cảm bệnh tật, thế là “Tử tuyệt giao bạn bè và dặn người nhà nhất thiết không cho ai biết sự thật”.

Cứ nơi đâu biết có thầy thuốc tốt, Tử lại tìm đến chữa trị nhưng rốt cuộc chẳng có mấy biến chuyển tích cực. Những năm cuối đời, thay vì được tung hoành đó đây khi tuổi đang xuân, thì thi sĩ tài hoa, làm giam mình nơi trại phong Qui Hòa cho tới khi mất. 

Một ấn phẩm thơ của Hàn Mặc Tử
Một ấn phẩm thơ của Hàn Mặc Tử

Nhưng, phải chăng đời chẳng cho ai cũng như lấy mất của ai? Quách Tuấn cho biết “Từ ngày mắc chứng bệnh nan y, thiên tài của Tử bộc phát, thơ Tử mở ra một chân trời mới lạ hẳn”… “Bệnh càng tăng, nỗi đau khổ càng day dứt, thơ Tử càng thêm sức mạnh, càng thêm dồi dào, và dạt dào phun ra những “luồng sáng điện nóng ran, những “tia sáng xôn xao”, thoát ra những “tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú”.

Và, như lời chính thi sĩ tự sự, “khi máu cuồng rền vang dưới ngòi bút”, là lúc nó gây cho con người cảm giác lạ lùng, rờn rợn, để rồi từ đó, nó đưa nhà thơ đến với “vườn thơ rộng rinh, không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh”. 

Đọc thơ thi sĩ họ Nguyễn, nếu tinh ý sẽ thấy, thơ ấy là thơ tình, thơ trăng, là thơ đạo. Và nguồn thơ thi sĩ, mang ảnh hưởng rất nhiều từ bệnh tật đang mang, như Trần Thanh Mại nơi “Hàn Mạc Tử, thân thế và thi văn” miêu tả, là “Cả thơ, cả bệnh, dậy lên một lần. Căn bệnh hăng chừng nào, thì mạch thơ mạnh chừng nấy”. Và cũng từ ấy, thơ Hàn mãnh liệt đến quyết liệt. Tỉ như trong bài “Hồn là ai”, có câu:

“Thịt da tôi sượng sần và tê điếng,

Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên”. 

Hay hoan lạc đến tột độ nơi bài “Bức thư xanh”:

“Tình đã húp, sao ý vẫn còn sưng,

Sao giấy lại tháo mồ hôi ra thế”.

Và thơ ấy, là rút ruột từ bao máu xương, đau khổ, vượt qua bao nỗi đau tinh thần, thể xác hoành hành. Chính thi sĩ đã tâm sự rằng: “Mỗi lần tôi làm được một bài thơ, là héo hắt đi một ít ở tâm hồn, và xác thịt cũng hao mòn dần đi”. Thơ ấy, khác gì con tằm rút ruột nhả tơ, để đời nay, thơ Hàn, thơ của đau thương, bệnh tật, vẫn còn ngân vang mãi thế...

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.