'Bác ơi, tim Bác mênh mông thế'…

Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2 năm 1951).
Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2 năm 1951).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/Ôm cả non sông, mọi kiếp người”… Nhà thơ Tố Hữu đã thốt lên trong những câu thơ chan chứa về lòng nhân ái bao la của Bác như thế… Năm 1990, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất. Trong rất nhiều điều vĩ đại làm nên nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh, là tình yêu bao la của Bác dành cho nhân loại, cho mỗi kiếp người…

“Phải xuất phát từ lòng yêu thương Nhân dân tha thiết”

Là lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, thể hiện rõ nét thông qua các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh là sự kết hợp các giá trị truyền thống Việt Nam và tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng đó thể hiện trước hết ở tình yêu thương, hết lòng vì con người, cảm thông, khoan dung, rộng lượng với con người…

Cách mạng Tháng Tám thành công, trên cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã sáng lập, đồng thời trở thành Chủ tịch danh dự của Hội Hồng thập tự - tổ chức nhân đạo chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam (Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày nay). Ngày 23/11/1946, Hội Hồng thập tự Việt Nam (tiền thân của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) chính thức được thành lập tại đình làng Thanh Ấm thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa của tỉnh Hà Tây (nay là TP Hà Nội). Sự ra đời của Hội Hồng thập tự Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu góp phần chăm sóc sức khỏe và đời sống Nhân dân; kịp thời phục vụ cho công cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bước đầu đặt nền tảng cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực nhân đạo.

Với tất cả tình yêu thương con người, mong muốn chăm lo cho cuộc sống Nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp giao nhiệm vụ và căn dặn những người làm công tác nhân đạo: “Phải xuất phát từ lòng yêu thương Nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe Nhân dân và làm mọi việc có thể làm được giảm bớt đau thương cho họ”.

Ngay khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trước muôn vàn khó khăn, Bác đã nêu quan điểm: “Phải diệt giặc đói, giặc dốt cùng với giặc ngoại xâm”. Theo Người, phải giúp dân thoát nạn bần cùng, dân cần phải có công ăn việc làm, có đời sống ấm no, hạnh phúc. Người nói: “Chúng ta giành được tự do, độc lập mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không để làm gì”. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi dân được ăn no, mặc đủ. Người khẳng định trách nhiệm của Nhà nước đối với dân: “Nếu dân đói, Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét, Chính phủ có lỗi. Nếu dân ốm, Chính phủ có lỗi… Việc của Chính phủ là phải làm cho dân no ấm, khỏe mạnh”. Để khắc phục nạn đói, nhiều chính sách đã được thực hiện: Phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, giúp đỡ người nghèo…

Trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh, cảm thông với sự hy sinh to lớn của nhiều gia đình, Người luôn dành tình cảm đặc biệt đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng. Ngày 27/7 hàng năm, Người viết thư động viên thương binh, gia đình liệt sỹ và đề nghị Chính phủ, Nhân dân có hành động thiết thực bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn của mình đối với thương binh và gia đình liệt sỹ. Bản thân Người cũng đã ủng hộ vật chất, động viên tinh thần và có mối quan tâm đặc biệt đối với họ. Hành động của Người làm dịu đi nỗi đau của nhiều gia đình, đồng thời khơi dậy phong trào nhân đạo, “Đền ơn đáp nghĩa” của đồng bào cả nước đối với những người có công lao với đất nước.

Đồng thời, chăm sóc sức khỏe cho người dân là một trong những hoạt động nhân đạo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm. Người nêu quan điểm: “Mỗi người dân khỏe thì cả nước khỏe, mỗi người dân yếu ớt thì cả nước yếu ớt. Dân cường thì nước thịnh”. Người từng viết bài báo “Sức khỏe và thể dục” để tuyên truyền Nhân dân rèn luyện tăng cường thể lực. Bản thân Người là tấm gương mẫu mực về tự rèn luyện, chăm sóc sức khỏe. Theo Người, chăm sóc người bệnh không chỉ là chữa bệnh, quan tâm đến vật chất mà còn phải nâng đỡ tinh thần cho họ.

Thiên tai, thảm họa là một thứ giặc nguy hiểm gây ra nạn đói và cảnh khốn cùng cho người dân. Phòng, chống thiên tai là một trong những việc mà Người trăn trở nhất để tránh tổn thất cho Nhân dân. Giữa bộn bề công việc, ngày 10/1/1946, mười ngày sau khi Chính phủ lâm thời được thành lập, Người đã trực tiếp đi kiểm tra việc đắp đê chống lụt, hàn đê vỡ ở Hưng Nhân, Hưng Yên, Thái Bình… khen ngợi tinh thần làm việc hăng say của bà con dân công trong việc đắp đê phòng lũ. Ngày 22/5/1946, Người ký Sắc lệnh số 70-SL về việc thành lập Ủy ban Trung ương hộ đê (tiền thân của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai). Kể từ đó, mỗi năm khi mùa lũ đến, Bác đều nhắc nhở phải cảnh giác, đề phòng lụt lội, trồng và bảo vệ rừng. Đồng thời Bác chỉ đạo làm hệ thống kênh mương thủy lợi phòng khi hạn hán.

Và những dòng chảy nhân ái được viết tiếp

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cán bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 1962. (Ảnh trong bài: TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cán bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 1962. (Ảnh trong bài: TTXVN)

Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “… Bác sống như trời đất của ta/Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa/Tự do cho mỗi đời nô lệ/Sữa để em thơ, lụa tặng già…”. Vần thơ ấy đã khắc họa chất nhân văn, nhân đạo Hồ Chí Minh trong dòng chảy vô tận của tình yêu thương con người, yêu thiên nhiên sâu sắc. Nhân đạo Hồ Chí Minh là tổng hòa cách đối nhân xử thế với con người, thiên nhiên và với chính mình.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vinh dự được Bác khởi xướng và là Chủ tịch danh dự đầu tiên, tiếp nối mạch nguồn nhân đạo, nhân ái của Người. Sau 78 năm, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo nhằm thực thi Luật Nhân đạo quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc; thực hiện chính sách an sinh xã hội, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử phát triển của Hội là biểu hiện sinh động của sự kết nối truyền thống nhân văn, nhân ái của dân tộc với lịch sử phát triển của một tổ chức nhân đạo chuyên nghiệp; gắn bó với lợi ích dân tộc, hòa đồng với cuộc sống của Nhân dân và phong trào nhân đạo quốc tế.

Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, phát huy sức mạnh đoàn kết, với vai trò là tổ chức nòng cốt - cầu nối - điều phối trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là một trong những đơn vị thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, thực hiện chính sách an sinh xã hội, tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; giữ vững ổn định chính trị bằng nhiều hoạt động thiết thực. Hội là tổ chức đi đầu vận động, ủng hộ Nhân dân trong nước và các quốc gia bị thảm họa, thiên tai, góp phần quan trọng thực hiện đường lối đối ngoại nhân dân của Đảng, Nhà nước.

Trong hệ thống tư tưởng vĩ đại mà Hồ Chí Minh để lại cho nhân loại, tư tưởng nhân đạo của Người cũng sẽ mãi trường tồn với thời gian. Học tập và làm theo tấm gương của Bác, phát huy truyền thống nhân đạo của dân tộc, rất nhiều phong trào của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã được triển khai, lan tỏa, thể hiện bản chất nhân đạo của người Việt Nam: Phong trào “Lá lành đùm lá rách”, “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, “Ngày vì người nghèo”, “Nối vòng tay nhân ái”, “Chung tay vì cộng đồng”, “Đền ơn đáp nghĩa”… đã khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, thể hiện nét văn hóa cao đẹp của người Việt. Khi góp phần tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, mỗi người sẽ học cách hiểu và cảm thông với những người thiệt thòi, cảm thấy hạnh phúc khi được giúp đỡ họ, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Theo GS. Hoàng Chí Bảo, trên thế giới này, không có một lãnh tụ nào như Hồ Chí Minh, chỉ 24 năm đứng đầu Nhà nước đã có tới 700 lần đến với nông dân, với đồng bào, với cơ sở. Từ nông thôn đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa; từ đồng bào nghèo miền núi, rẻo cao đến đồng bào nghèo miền xuôi, đô thị để được gần dân, hiểu dân, lắng nghe Nhân dân, chỉ bảo, bàn bạc với Nhân dân về phát triển kinh tế, chăm lo mọi mặt đời sống cho Nhân dân bằng những hành động cụ thể. Mỗi lần đến với Nhân dân là mỗi lần Bác đã hóa thân với đồng bào mình. Về thăm lại Pác Pó năm 1961, thấy đồng bào tổ chức đón tiếp, Người nói: “Tôi về thăm nhà mà sao lại phải đón tôi”. Những ngày cuối đời, nước lũ sông Hồng dâng cao, Trung ương Đảng xin phép đưa Bác đi tránh lũ, Bác bảo: “Không thể bỏ dân mà đi được. Đưa Bác đi, các chú chỉ đưa được mình Bác, còn dân thì sao, trước hết hãy lo cho dân”.

Sự gắn bó của Chủ tịch Hồ Chí Minh với con người, tấm lòng nhân ái bao la của Bác với con người bắt nguồn từ một lòng tin mãnh liệt vào chính bản thân con người, vào cái thiện của con người, vào sức sống của dân tộc. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã căn dặn chúng ta phải sống có tình, có nghĩa “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Khi đi xa, Bác “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Cả cuộc đời Bác đã dành cho dân tộc Việt Nam. Mong muốn lớn nhất của Bác là làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập, đồng bào ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Bác Hồ là hình ảnh của người Cha, người Bác - là hình ảnh của dân tộc trong tim của mỗi người Việt Nam. Từ một thanh niên yêu nước, yêu những người cùng khổ, Bác đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bác đã gặp chủ nghĩa Mác - Lênin và áp dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Ở Bác tình yêu Nhân dân là vĩnh cửu, mọi suy nghĩ, việc làm của Bác đều xuất phát từ lợi ích của Nhân dân. Bác nói: “Ở đời và làm người là phải yêu nước, thương dân, yêu nhân loại bị đau khổ và áp bức”.

Dành trên 40 năm nghiên cứu cuộc đời, tư tưởng sự nghiệp của Bác, GS.TS Hoàng Chí Bảo đã kể hàng nghìn câu chuyện về Người. GS.TS Hoàng Chí Bảo một lần nữa khẳng định, cả cuộc đời của Bác sống vì dân, vì nước. Chỉ riêng cái tên của Bác là Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện lẽ sống, tấm lòng yêu nước, thương dân của Người…

Tin cùng chuyên mục

Di tích Đình Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Phúc.

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích Đình Thổ Tang

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang (tỉnh Vĩnh Phúc).

Đọc thêm

Nếp áo thanh xuân

Phụ nữ thành phố Tuyên Quang hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
(PLVN) - “Nếp áo thanh xuân” là sáng kiến trong chuỗi hoạt động của mạng lưới Di sản - Kết nối, được Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam khởi xướng nhằm gìn giữ, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ca trù, dòng chảy bền bỉ miền cửa biển

Các đào nương hát thờ tại cửa Đình An Biên- Lê Chân, TP Hải Phòng.
(PLVN) - “Hồng hồng tuyết tuyết! Mới ngày nào chửa biết cái chi chi. Mười lăm năm thấm thoát có xa gì...”. Vào những dịp lễ, tết hay các ngày kỷ niệm của đất nước và thành phố, người dân TP Cảng có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc ngay tại dải trung tâm thành phố hay vườn hoa Nhà kèn hoặc cửa đình An Biên hàng tháng…

Trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Một góc trưng bày trong khuôn khổ chương trình trải nghiệm. (Ảnh: T.T)
(PLVN) - Kỷ niệm 8 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016 - 2024), chương trình trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần từ tháng 6/2024.

Lễ Đông Sửa của người Thái ở Yên Châu

Lễ Đông Sửa của người Thái ở xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Lễ Đông Sửa (hay còn gọi là cúng rừng thiêng) của dân tộc Thái ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) là nét văn hóa tâm linh như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây...

Nên và không nên làm gì trong Tết Đoan Ngọ?

Nên và không nên làm gì trong Tết Đoan Ngọ?
(PLVN) - Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi tết Đoan dương, Tết diệt sâu bọ là ngày lễ truyền thống của người Việt, diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Năm 2024, Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ 2, ngày 10/6 dương lịch. Dân gian cho rằng nên và không nên làm một số việc trong ngày này.

Lễ hội ẩm thực chay thu hút hàng ngàn người dân và du khách Huế

Lễ hội ẩm thực chay- Festival Huế 2024 diễn ra từ ngày 8/6 đến 9/6.
(PLVN) - Chiều 8/6, tại Nghinh Lương Đình, TP Huế, Ban từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Tổ chức Festival Huế, Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh và một số doanh nghiệp, cơ sở ẩm thực, nhà hàng, khách sạn trong tỉnh tổ chức khai mạc lễ hội ẩm thực chay - Festival Huế 2024.

Cần những câu chuyện kể để bảo tồn, phát huy tiềm năng di sản ở bảo tàng

Chiếc hộp kể chuyện ở Bảo tàng TP HCM. (Nguồn: baodautu.vn)
(PLVN) - Dự án “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam” do Quỹ Đoàn kết các dự án Đổi mới (FSPI) của Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2022 - 2024. Để phát triển, nâng tầm các bảo tàng, Việt Nam đã và đang thực hiện những dự án, liên kết để học hỏi kinh nghiệm gìn giữ, bảo tồn di sản và phát huy tiềm năng của bảo tàng.

Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa

Lễ hội cầu mưa của người Thái Trắng ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được bảo tồn và phát huy. (Ảnh: Hà Hằng)
(PLVN) - Một số lễ hội dân tộc được phục dựng chỉ để phục vụ, thu hút khách du lịch, nhiều yếu tố trong lễ hội được làm mới, xa lạ với truyền thống địa phương. Cách thức tổ chức nhiều lễ hội dân gian chưa tốt, thậm chí lộn xộn, gây bất bình cho người dân lẫn du khách.

Làng nghề Vĩnh Phúc thích ứng để hội nhập

Phát triển làng nghề thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
(PLVN) - Trong bối cảnh hội nhập, các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh để gìn giữ, phát triển nghề truyền thống bền vững.

Triển lãm 'Báu vật hoàng cung' tại Lâm Đồng

Triển lãm 'Báu vật hoàng cung' tại Lâm Đồng
(PLVN) - Bảo tàng Lâm Đồng mở cửa miễn phí đón khách tham quan với nhiều hoạt động hấp dẫn đến ngày 6/6, trong đó, lần đầu tiên 36 hiện vật “Báu vật hoàng cung” được trưng bày, giới thiệu đến công chúng. 

Những kỷ lục ở chùa 'bà Đanh' và đền 'bà chúa Mõ'

Chùa Trà Phương có lịch sử hơn 1.000 năm, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, tôn giáo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - “Cổ Trai Đế vương, Trà Phương Công chúa”, câu đồng dao được lưu truyền từ đời này sang đời khác khi nhắc đến mảnh đất Trà Phương (Kiến Thụy - Hải Phòng), nơi có ngôi chùa cổ lưu giữ những giá trị văn hóa, kiến trúc và lịch sử hàng nghìn năm gắn liền với tích chuyện xưa.

Di sản tư liệu - kho báu về tri thức và lịch sử

Châu bản triều Nguyễn còn lưu bút tích các vị hoàng đế. (Ảnh: TTH)
(PLVN) - Các di sản tư liệu của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, địa phương đều có bản sắc, nét độc đáo riêng. Những di sản tư liệu đó phản ánh một bề dày lịch sử - văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy các di sản tư liệu là nhiệm vụ có ý nghĩa sâu sắc vì di sản tư liệu chứa đựng hồn phách của dân tộc.

Tiền Nhị Hà - bí ẩn từ lòng sông cổ

Tiền Nhị Hà - bí ẩn từ lòng sông cổ
(PLVN) - Cách đây hơn 4.500 năm khi bờ biển rút dần từ khu vực Hà Nội ra tới Hải Phòng, vùng châu thổ sông Tiền Nhị Hà (tức sông Hồng cổ) đã dần hình thành với các dấu vết địa chất vẫn còn rõ nét gây tò mò lớn đối với thế hệ trẻ Gen Z ngày nay.

Đến Đồng Tháp ăn 'đại tiệc' sen

Hội thi đã quảng bá, giới thiệu các món ẩm thực từ sen đặc trưng của Đồng Tháp.
(PLVN) - Qua bàn tay khéo léo và nguyên liệu phong phú từ sen, người dân Đồng Tháp đã sáng tạo, chế biến nhiều món ăn ngon, mới lạ, hấp dẫn. Các món ăn đa dạng về màu sắc và hương vị đã “mời gọi” níu chân du khách mỗi khi đến Đồng Tháp.

Nhóm học sinh lan tỏa niềm tự hào về văn hóa truyền thống

Các thành viên nhóm The Sun Today. Từ trái qua phải: Nguyễn Hương Trà My – Lưu Minh Khôi – Đặng An Phương.
(PLVN) -  Vượt qua hơn 11.700 clip dự thi từ 67 tình thành , tác phẩm “Làng nghề Việt – Khúc giao hòa tinh hoa và lao động” của nhóm tác giả The Sun Today với chủ đề mọi giá trị đẹp đẽ trường tồn đều bắt nguồn từ lao động, đã trở thành tác phẩm có lượt ủng hộ cao nhất vòng sơ loại của cuộc thi “Tinh hoa Việt Nam”.

Cần Thơ mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568

Cần Thơ mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568
(PLVN) -  Ngày 22/5, tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam TP Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568. Theo Ban tổ chức , bên cạnh ý nghĩa ôn lại lịch sử của Đức Phật, Đại lễ lần này cũng là dịp chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta.

Cần Thơ mở "lớp học dân ca 0 đồng” cho trẻ em.

Cần Thơ mở "lớp học dân ca 0 đồng” cho trẻ em.
(PLVN) -  Ngày 21/5, Trung tâm hỗ trợ Học sinh Sinh viên (HSSV) TP Cần Thơ phối hợp Trường Phổ thông Thái Bình Dương tổ chức chương trình “Giới thiệu nhạc cụ dân tộc cho đoàn viên, thanh thiếu niên” và ra mắt “Mô hình lớp học dân ca 0 đồng”.