Bà Rịa - Vũng Tàu: Nét độc đáo Lễ hội Dinh Cô - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Du khách về tham dự Lễ hội Dinh Cô
Du khách về tham dự Lễ hội Dinh Cô
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thuyền ghe về dự Lễ hội Dinh Cô đều treo đèn giấy nhiều màu, kết hoa từ mũi đến lái, kể cả cột buồm tạo nên vùng biển lộng lẫy đầy màu sắc. Người dân thức thâu đêm, suốt sáng với những lễ hội đặc trưng như thả đèn hoa đăng, đánh trống, chiêng, đua thuyền và hát "bả trạo".

Nét văn hóa 2 thế kỷ

Khu di tích lịch sử - văn hóa thắng cảnh Dinh Cô - Long Hải nằm trên bãi biển thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây được xem là nơi có kiến trúc in đậm màu sắc văn hóa dân gian của ngư dân thị trấn Long Hải nói riêng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung. Năm 1995, Dinh Cô được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Bằng công nhận di tích Lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia và đến tháng 02/2023 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Múa rồng tại Lễ hội

Múa rồng tại Lễ hội

Tương truyền cách đây 2 thế kỷ, một trinh nữ tên Lê Thị Hồng (Tục danh là Thị Cách) hay theo cha vào vùng Bà Rịa và Gò Công buôn bán. Từ những chuyến đi này cô đã yêu cảnh mến người nơi đây và không muốn rời xa vùng đất phía Nam nên đã xin cha ở lại.

Tuy nhiên, số phận chẳng may trong một lần theo cha ra biển, cô bị lâm nạn (tại Hòn Hang) khi đó vừa tròn 16 tuổi. Ngư dân địa phương đã chôn cất cô trên đồi Cô Sơn và lập miếu thờ ngoài bãi biển.

Đến năm 1930, để làm cho danh hiệu “Long Hải thần nữ bảo an chính trực, nương nương chi thần” thêm phần rạng rỡ, xứng với uy danh của cô, ngư dân Long Hải đã dời miếu cô lên núi Kỳ Vân, nơi mà ngày nay là Dinh Cô đang tọa lạc.

Một số hoạt động văn hóa đặc trưng của Lễ hội

Một số hoạt động văn hóa đặc trưng của Lễ hội

Lễ hội Dinh Cô diễn ra vào các ngày mùng 10,11,12 tháng 02 (Âm lịch) để cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái, dân an. Lễ giỗ được tổ chức theo nghi thức cổ truyền, được các bô lão cao niên với lễ phục trang nghiêm làm chủ lễ. Bên cạnh đó, cờ hoa cũng được trang trí lộng lẫy thu hút rất đông nhân dân trong và ngoài tỉnh về tham dự, trở thành lễ hội lớn của tỉnh và của khu vực miền Đông Nam bộ, chào đón hàng vạn du khách đến hành hương cầu mong những điều tốt lành cho cuộc sống và tham quan du lịch.

Độc đáo Lễ hội Dinh Cô

Trước ngày chánh lễ (mùng 10 và 11/2 âm lịch) sẽ diễn ra những đêm hội hoa đăng trên biển. Rất nhiều ghe thuyền kết hoa đăng rực rỡ đậu kín bên bờ biển, hướng mũi vào Dinh Cô. Từ ngày chánh lễ (12/2 âm lịch), từ sáng sớm các ghe thuyền quay hướng ra biển làm lễ Nghinh Cô. Một chiếc ghe của dân chài được coi là đi biển giỏi nhất trong năm được chọn dẫn đầu, trên có ngai, long vị Cô cùng các vị trong ban nghi lễ, các bô lão cao niên với lễ phục trang nghiêm và đội lân sư rồng.

Đoàn ghe thuyền nối nhau ra khơi trong tiếng trống vang trời. Đi khoảng 2-3 hải lý, nhắm chừng tới nơi Cô tử nạn ngày xưa, ông chánh bái bắt đầu nghi lễ rước Cô cùng các vị thần linh, ông bà tổ tiên cùng về dinh ăn giỗ.

Đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao quyết định đưa lễ hội truyền thống - Lễ hội Dinh Cô vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao quyết định đưa lễ hội truyền thống - Lễ hội Dinh Cô vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội Dinh Cô, người địa phương và du khách sẽ thức thâu đêm, suốt sáng với những lễ hội đặc trưng như thả đèn hoa đăng, đánh trống, chiêng, đua thuyền và hát "bả trạo".

Dinh Cô được trang hoàng rực rỡ, trang nghiêm, có chăng đèn kết hoa rất đẹp trong những ngày lễ. Những chiếc thuyền ghe từ các làng cá trong tỉnh cũng như từ các tỉnh lân cận về dự lễ đều treo đèn giấy nhiều màu, kết hoa từ mũi đến lái, kể cả cột buồm tạo nên vùng biển lộng lẫy đầy màu sắc. Thuyền ghe nào ở đây cũng hướng mũi vào trước Dinh Cô thực hiện nghi thức "Chầu Cô", bày tỏ lòng thành kính chân thành với Cô cùng với sự mong cầu Cô phù hộ, giúp đỡ cho thuyền ghe đánh bắt được nhiều tôm cá.

Tự hào di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sau 2 thế kỷ bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của Lễ hội Dinh Cô, người dân huyện Long Điền cũng đã có được niềm vinh dự, sự tự hào khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 237/QĐ-BVHTTDL, ngày 14/02/2023 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội truyền thống Lễ hội Dinh Cô, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ông Đặng Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu tại buổi lễ

Ông Đặng Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu tại buổi lễ

Ông Huỳnh Sơn Tuấn - Bí thư Huyện ủy Long Điền cho biết, để Lễ hội truyền thống – Lễ hội Dinh Cô được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ngay từ năm 2012, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn tập trung củng cố hồ sơ khoa học, lịch sử về Lễ hội truyền thống Dinh Cô – Long Hải.

Tổ chức các hội nghị để thảo luận, góp ý về lý lịch khoa học, lịch sử của Lễ hội truyền thống Dinh Cô. Quá trình triển khai thực hiện đã nhận được sự tin tưởng, đồng thuận với quan điểm bảo tồn, duy trì và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương của bà con nhân dân, trong đó có các bậc cao niên, các thành viên Ban Quản lý di tích và đông đảo tầng lớp ngư dân của huyện. Các thông tin, tư liệu quý báu được cá nhân sưu tầm đều cung cấp cho đơn vị chức năng để củng cố hồ sơ di sản.

Huyện ủy cũng chỉ đạo UBND huyện duy trì tổ chức Lễ hội Dinh Cô Long Hải định kỳ hàng năm, với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương, từ đó thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh về tham gia lễ hội.

Ông Tuấn cho biết thêm, việc Lễ hội truyền thống – Lễ hội Dinh Cô được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ là nguồn động lực to lớn cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Long Điền. Để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương, sắp tới huyện Long Điền sẽ xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đối với Lễ hội Dinh Cô – Long Hải, với mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, góp phần đưa huyện Long Điền trở thành địa phương mạnh về du lịch trong xu thế phát triển bền vững hiện nay của huyện, cũng như của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ngư dân vùng biển cũng như thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của địa phương.

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân./.

Tin cùng chuyên mục

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.