Từ khóa: #di sản văn hóa

Phát huy giá trị di sản văn hóa

Phát huy giá trị di sản văn hóa
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa (DSVH). Tinh thần xuyên suốt của Bộ Quy tắc là nâng cao trách nhiệm đạo đức, chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của những người đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực DSVH, đồng thời lan tỏa nhận thức xã hội về giá trị và tầm quan trọng của di sản với sự phát triển bền vững của đất nước.

Lễ hội đua thuyền - di sản văn hóa dân gian độc đáo

Nghi lễ cúng sông được thực hiện trước khi khai mạc Lễ hội. (Ảnh: PV Lai Châu)
(PLVN) - Với những chiếc thuyền rồng cuốn hút và những trận đua kịch tính trên mặt nước, lễ hội đua thuyền là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng thờ thần sông, thần nước của người dân sống ở vùng sông nước, với mong ước sóng yên, biển lặng, tôm cá đầy ắp thuyền, ghe. Không chỉ nổi tiếng trong nước, lễ hội đua thuyền cũng đã ghi dấu ấn và thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế, trở thành một di sản văn hóa dân gian độc đáo và đầy hấp dẫn của Việt Nam.

Huyện Tân Yên (Bắc Giang): Tổ chức Lễ hội truyền thống Xuân Ất Tỵ thôn Hòa An

Huyện Tân Yên (Bắc Giang): Tổ chức Lễ hội truyền thống Xuân Ất Tỵ thôn Hòa An
(PLVN) - Lễ hội truyền thống thôn Hòa An (xã Hợp Đức) diễn ra ngày 6 tháng Giêng hàng năm là hoạt động văn hóa tâm linh mang tính cộng đồng. Đây cũng là một trong những loại hình góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của địa phương. Thông qua đó thể hiện lòng tri ân, ôn lại lịch sử, công đức của các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Thái Bình: Mảnh đất anh hùng lưu giữ kho tàng di sản văn hóa độc đáo

Du thuyền hát giao duyên đã trở thành điểm hẹn đối với mỗi du khách khi đến lễ hội chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
(PLVN) - Tự hào với tên gọi “Quê hương năm tấn”, một biểu tượng của tinh thần đoàn kết, anh dũng, quật cường, vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu, chiến thắng giặc ngoại xâm của người dân Thái Bình. Đây còn là nơi lưu giữ kho tàng di sản văn hóa phong phú, mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc.

Tỏa sáng hồn quê điệu Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Các tập thể, cá nhân được Bộ VHTT&DL tặng bằng khen vì có đóng góp xuất sắc trong bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm.
(PLVN) - 2024 là năm vô cùng ý nghĩa đối với Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, bởi đây là năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tròn 10 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Du lịch tránh gây tiêu cực đến di sản văn hóa

Quần thể khu di tích Chăm - Mỹ Sơn thu hút du khách. (Ảnh: Hoàng Hữu Quyết)
(PLVN) - Tuy du lịch tạo ra nhiều lợi ích cho mỗi địa phương nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng du lịch phát triển nhanh chóng mà không tuân theo quy hoạch, hướng tới phát triển bền vững sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, thậm chí có những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, thiên nhiên, cảnh quan môi trường.

Nếp áo thanh xuân

Phụ nữ thành phố Tuyên Quang hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
(PLVN) - “Nếp áo thanh xuân” là sáng kiến trong chuỗi hoạt động của mạng lưới Di sản - Kết nối, được Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam khởi xướng nhằm gìn giữ, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Cao nguyên đá Đồng Văn mới đây đã lần thứ 3 nhận Danh hiệu thành viên mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. (Ảnh: Hagiangtv).
(PLVN) - Các di sản văn hóa không chỉ là tài sản quý báu, phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam, mà còn có giá trị toàn cầu. Do đó, Bộ Ngoại giao đang triển khai nhiều biện pháp nhằm quảng bá các di sản để vừa giúp phát huy được “sức mạnh mềm”, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước ta trên trường quốc tế, vừa đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội.

Nghề làm nem Lai Vung là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hoạt động tại một cơ sở sản xuất nem trên địa bàn thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh:baodongthap.vn
(PLVN) - Bộ VH,TT&DL vừa có quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Theo đó, nghề thủ công truyền thống - nghề làm nem Lai Vung (xã Tân Thành và thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Cận cảnh Chùa Cầu Hội An sau 10 tháng 'đại trùng tu'

Cận cảnh Chùa Cầu Hội An sau 10 tháng 'đại trùng tu'
(PLVN) - Sau 10 tháng được “đóng thùng” để trùng tu, đến nay, dự án tu bổ Chùa Cầu (TP Hội An, Quảng Nam) đã hoàn thành việc quét 3D toàn bộ di tích, hạ giải hệ mái ngói âm dương, hệ khung gỗ và gia cố hệ móng, mố, trụ.

Tham khảo ý kiến nhân dân trong quy hoạch

Di tích Cố đô Huế (Ảnh: internet).
(PLVN) - Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới - di sản văn hóa vật thể đầu tiên của Việt Nam. Từ đó đến nay, quần thể này đã trải qua hai thời kỳ quy hoạch (giai đoạn 1996 - 2010 và 2010 - 2020). Thực tế cho thấy, những quy hoạch này đã góp phần rất lớn trong việc phát huy giá trị văn hóa - vật chất của các di tích Cố đô Huế.

Khơi dậy tình yêu di sản văn hóa trong trường học

Giáo dục di sản văn hóa trong trường học thành công khi học sinh yêu thích, tiếp tục tìm tòi, sáng tạo từ văn hóa truyền thống của dân tộc. (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).
(PLVN) - Để thế hệ trẻ ngày nay có ý thức bảo vệ, giữ gìn những nét đẹp trong truyền thống văn hóa Việt Nam, nhiều tỉnh, thành phố đã kết hợp cùng các trường học đưa những bài giảng thú vị, bổ ích về văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương vào chương trình học.