Tham khảo ý kiến nhân dân trong quy hoạch

Di tích Cố đô Huế (Ảnh: internet).
Di tích Cố đô Huế (Ảnh: internet).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới - di sản văn hóa vật thể đầu tiên của Việt Nam. Từ đó đến nay, quần thể này đã trải qua hai thời kỳ quy hoạch (giai đoạn 1996 - 2010 và 2010 - 2020). Thực tế cho thấy, những quy hoạch này đã góp phần rất lớn trong việc phát huy giá trị văn hóa - vật chất của các di tích Cố đô Huế.

Ngày 11/1/2022, Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Dựa trên căn cứ này, Đề án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được lập ra.

Đại diện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, mục tiêu của quy hoạch là nhận diện đầy đủ giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế; hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu làm cơ sở chuyển đổi số và tự động hóa trong quản lý. Quy hoạch cũng giúp bảo tồn di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, phục hồi không gian gắn với di sản, đưa quần thể di tích Cố đô Huế trở thành động lực trong chiến lược phát triển đô thị di sản Thừa Thiên Huế.

Tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý tổ chức mới đây, đại diện đơn vị tư vấn cho biết, diện tích quy hoạch khoảng 134.000ha, gồm di tích kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Văn Miếu và Võ Miếu, Hổ Quyền và Voi Ré, đàn Nam Giao, điện Hòn Chén, các lăng: Dục Đức, Tự Đức, Đồng Khánh, Thiệu Trị, Khải Định, Minh Mạng, Gia Long và Trấn Hải Thành...

Ranh giới quy hoạch phía bắc được giới hạn bởi cảng thị Thanh Hà (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền); phía nam tới cầu ngói Thanh Toàn (làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy); phía đông tới hạ nguồn sông Hương và cửa biển Thuận An; phía tây tới thượng nguồn sông Hương và các dãy núi Thương Sơn, Duệ Sơn.

Dự thảo Quy hoạch này bị một số nhà nghiên cứu chỉ ra còn một số vấn đề chưa được. Một nguyên lãnh đạo Sở VH,TT&DL đánh giá quy hoạch như trên quá dàn trải. Ranh giới quy hoạch vẫn còn hạn chế, bỏ sót một số di tích nổi tiếng; trong khi một số địa danh lại chưa đúng so với thực tế. Chuyên gia này cho rằng đơn vị tư vấn lập quy hoạch cần chỉnh sửa những địa danh ghi sai, bổ sung di sản văn hóa dân gian, di sản phi vật thể vào để hoàn thiện đề án.

Cùng quan điểm, một lãnh đạo Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho rằng, Đề án Quy hoạch đã ghi sai tên một số khu vực không còn tồn tại; không đi vào trọng tâm quy hoạch quần thể di tích Huế, xác định hiện trạng di tích đang có.

Ngoài việc tổ chức hội thảo, tham vấn ý kiến các nhà nghiên cứu, cơ quan thẩm quyền cũng lấy ý kiến người dân bằng cách niêm yết hồ sơ quy hoạch tại 15 Lê Lợi. Người dân có thể đóng góp ý kiến, nhưng trong thời gian không dài, chỉ đến hết 31/10.

Nhiều ý kiến cho rằng Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích Cố đô Huế có vai trò quan trọng không chỉ với Thừa Thiên Huế, mà với ngành Du lịch cả nước nói chung. Và thực tế trong hội thảo vừa qua đã cho thấy Dự thảo Quy hoạch này còn một số lỗi không đáng mắc phải. Vì vậy, để quy hoạch được hoàn thiện một cách tốt nhất, cần tổ chức thêm các hội thảo, truyền thông để chính người dân Huế và các nhà nghiên cứu góp ý, phản biện, hiến kế… góp phần giúp Huế ngày càng đẹp, đậm đà bản sắc, giá trị văn hóa trường tồn.

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Đọc thêm

Mãn nhãn, ấn tượng chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

12 nhóm nhảy hội tụ chung kết bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024.
(PLVN) - Tối 30/4, các nhóm xuất sắc nhất trong và ngoài nước ở bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup chính có cuộc đối đầu đầy kịch tính ở vòng chung kết, đem lại những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất cho khán giả có mặt tại quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Việt Nam là đối tác tin cậy, trách nhiệm của UNESCO

Quần thể danh thắng Tràng An từ trên cao. (Ảnh: DLNB)
(PLVN) - Tích cực hội nhập quốc tế trong việc bảo tồn giữ gìn, phát huy giá trị di sản toàn cầu, nhất là đối với UNESCO; quảng bá mạnh mẽ giá trị hình ảnh văn hóa con người thiên nhiên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Góc khuất sau ánh đèn của “công chúa nhạc pop” Britney Spears

Góc khuất sau ánh đèn của “công chúa nhạc pop” Britney Spears
(PLVN) - Britney Spears, sinh năm 1981, là ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công và diễn viên người Mỹ. Cô là biểu tượng nhạc pop từng đạt chứng nhận đa bạch kim và thắng Giải Grammy, là một trong những nghệ sĩ thành công và được yêu thích nhất trong lịch sử ngành công nghiệp âm nhạc với hơn 100 triệu đĩa nhạc được bán ra trên toàn cầu.

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024
(PLVN) - Trước sức nóng của hơn 20 nghìn khán giả tại Quảng trường Lâm Viên, 18 đội thi của Bảng phong trào mở rộng Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup đã cho khán giả và ban giám khảo thấy được sự đầu tư chỉn chu từ biên đạo, âm nhạc, trang phục.

Du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng cao

Rất đông du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5.
(PLVN) - Ngày 29/4, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ ngày 22/4 đến 29/4, Lý Sơn đã đón 16 nghìn lượt du khách tham quan. Dự kiến ngày 30/4 và 1/5 thì lượt du khách ra đảo Lý Sơn sẽ tăng cao.

Khai mạc Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi

Khai mạc tuần lễ du lịch Quảng Ngãi.
(PLVN) -  Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Lý Sơn mới khai mạc “Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi và Chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch huyện Lý Sơn năm 2024”.

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?
(PLVN) - Nhiều người cho rằng muốn có chất lượng sống cao thì nên sinh sống ở những thành phố lớn, những đô thị phát triển với y tế, cơ sở vật chất phát triển. Nhưng với luồng quan điểm khác, cuộc sống nông thôn mới là “sống có chất lượng” với thực phẩm, không khí sạch, thiên nhiên tươi đẹp...