Ăn tỏi mầm có thể phòng chống ung thư?

Ăn tỏi mầm có thể phòng chống ung thư?
(PLO) - Trước thông tin mầm tỏi có thể phòng chống, thậm chí chữa được bệnh ung thư (UT), nhiều người dân “nửa tin, nửa ngờ” về tính xác thực của khẳng định này. Vậy tác dụng thật sự của loại thực phẩm được đồn thổi là “thần dược” này như thế nào?
Tỏi – thực phẩm quý chữa bách bệnh…
Theo các chuyên gia về Đông y, tỏi có tên khoa học là Allium stavium, thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae) hay Hoa kèn đỏ Amaryllidaceae, chi Allium. Tỏi là một thực phẩm làm gia vị rất bình thường nhưng nó lại là một vị thuốc quý nếu biết sử dụng. Trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào 2 kinh Can, Vị. 
Vì thế, thực tế người ta có thể sử dụng tỏi kết hợp với một số vị thuốc để hỗ trợ điều trị UT như: Tỏi kết hợp với Bạch hoa xà thiệt thảo, hồ lô chữa UT dạ dày. Hoặc cũng có thể dùng tỏi giã nát ngâm với rượu uống nửa đến một chén vào mỗi buổi sáng để phòng chống UT, giảm mỡ máu, hạ huyết áp…
Chất allicin và sulfur trong tỏi có tác dụng chữa trị rụng tóc. Hợp chất này làm tăng tuần hoàn máu ở da đầu, kích thích mọc tóc và giảm rụng tóc. Chất sulfur trong tỏi đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa gàu, tróc mảng da. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong tỏi cũng làm sạch các lỗ chân lông bị tắc, giảm mụn nhọt. Đặc biệt, tỏi được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng cho việc chăm sóc sắc đẹp. 
Cụ thể, tỏi có ích lợi trong việc kiềm chế những dấu hiệu lão hóa. Loại thảo mộc truyền thống này cũng góp phần làm giảm các gốc tự do, giữ da chắc khỏe và trẻ trung. Chất sulfur trong tỏi cũng hỗ trợ sản xuất collagen chống lại việc xuất hiện nếp nhăn. 
Tỏi không thể thay thế cho thuốc kháng sinh nhưng có một số thời điểm nó sẽ hữu ích. Nếu bạn hay ai đó bị thương và không có kháng sinh ở cạnh, hãy tìm vài nhánh tỏi. Tỏi nghiền là một kháng sinh mạnh có thể giết chết các chủng vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, bằng cách xoa tỏi lên vết thương để ngăn nó bị nhiễm trùng.
Không chỉ có vậy, tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó có thể giúp chúng ta điều trị chứng đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Để tạo ra siro chữa đau họng từ tỏi, chỉ cần đun sôi một ít tỏi sống trong một cốc nước, thêm mật ong và đường để có mùi vị dễ uống hơn. 
Bạn cũng có thể làm trà tỏi bằng cách ngâm một tép tỏi trong một chén nước. Tóm lại, tỏi là một thực phẩm vô cùng quý giá, có thể phòng và chữa rất nhiều thứ bệnh. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Thực tế, nếu chúng ta dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp...
Ăn tỏi mọc mầm phòng chống, chữa ung thư???
Những tác dụng tuyệt vời của củ tỏi thì ai cũng biết, khoa học và thực tế cũng đã chứng minh. Nhưng thông tin ăn tỏi mọc mầm có thể phòng chống, thậm chí chữa được UT thì có vẻ như chưa chuyên gia, nhà khoa học nào khẳng định. Chính vì lẽ đó, một thông tin được lan truyền trên các trang mạng xã hội thời gian gần đây đã khiến không ít người dân “bán tín, bán nghi”… 
Cụ thể, một trang mạng mà chị em rất tin tưởng khẳng định: “Tỏi mọc mầm chứa rất nhiều các hoạt chất giúp ức chế các tế bào gốc tự do gây UT giúp phòng chống UT rất tốt. Theo các nhà nghiên cứu khoa học, hợp chất phytoalexin có lợi cho sức khỏe con người tăng rất mạnh khi tỏi bắt đầu này mầm. Khi ăn tỏi nảy mầm, hợp chất này sẽ giúp hỗ trợ sức đề kháng, tăng khả năng ức chế các loại vi rút, vi khuẩn và các tế bào gốc tự do có hại cho cơ thể…”. 
Sau khi được đưa ra, thông tin này đã gây sự chú ý và tranh cãi của rất nhiều độc giả.
Giải tỏa thắc mắc nêu trên, TS. Trịnh Tất Cường, Phòng Enzym học và phân tích hoạt tính sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết, đến nay, sự so sánh giữa các thành phần trong tỏi nảy mầm và tỏi chưa nảy mầm vẫn chưa có công bố khoa học chính xác. Tuy nhiên, theo tự nhiên thì trong quá trình nảy mầm, chắc chắn sẽ có những chất mới tạo thành để giúp bảo vệ cho mầm cây chống lại các điều kiện môi trường. 
Do vậy, có thể trong giai đoạn này thì hàm lượng Allicin đã được tổng hợp từ hai thành phần sẵn có trong tỏi là alliin và enzym allinaze, còn đối với tỏi bình thường thì Allicin đã được chứng minh là không có. Trong khi đó, Allicin là một chất đã được rất nhiều công bố khoa học trên thế giới và trong nước chứng minh có hoạt tính sinh học quý giúp cho cơ thể có thể chống lại được nhiều bệnh tật khác nhau, kể cả một số dòng tế bào UT.
Cũng theo TS. Trịnh Tất Cường, khoa học đã công bố allicin có khả năng chống viêm nhiễm, tăng cường hoạt tính của các tế bào trong quá trình thực bào, tăng cường hoạt tính của các tế bào giết tự nhiên, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, ức chế sự phát triển của những tế bào UT. 
Do vậy, mầm tỏi hoàn toàn có khả năng ức chế được sự phát triển của một số dòng tế bào UT. Tuy nhiên, mầm tỏi có khả năng chữa được các dòng UT nào, ở giai đoạn nào của người bệnh thì cần phải được chứng minh bằng khoa học cũng như phải trải qua nghiên cứu lâm sàng…
Còn theo Lương y Nguyễn Văn Tuấn, tỏi mọc mầm không thể chữa được UT, mà nó chỉ có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị, ngăn chặn sự phát triển của tế bào UT. Do đó, người dân cũng cần thận trọng khi tìm hiểu thông tin chữa bệnh trên mạng xã hội. Theo ông Tuấn, khi tỏi mọc mầm, chúng có thể sinh ra nhiều hoạt chất mới và có nhiều tác dụng khác nữa mà chúng ta chưa khám phá hết. Tuy nhiên, UT là một bệnh rất nguy hiểm, vì vậy cần lưu ý khi sử dụng tỏi mọc mầm cho người bệnh. Còn để phòng tránh bệnh, chúng ta có thể sử dụng tỏi tươi hay tỏi mọc mầm sống trong mỗi bữa ăn hàng ngày… 
“Tỏi có khả năng phòng bệnh UT thì ai cũng biết, vì trong tỏi có chứa hoạt chất giúp ức chế sự đột biến của tế bào. Nó cũng được coi là một loại kháng sinh có thể ức chế và tiêu diệt virus, phòng ngừa UT. Còn tỏi mọc mầm có tác dụng phòng chống, chữa được UT thì tôi chưa nghe nói tới, khoa học cũng chưa khẳng định. 
Vì thế, người dân nói chung và người bệnh nói riêng không nên quá ảo tưởng mà ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng…” – PGS. TS. Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.