Bệnh nhi ung thư khắc khoải nỗi đau mồ côi mẹ

háu Huy đang nằm trong bệnh viện nhờ sự chăm sóc của người dì
háu Huy đang nằm trong bệnh viện nhờ sự chăm sóc của người dì
(PLO) - Cha bỏ đi từ khi cháu vừa ra đời. Hai năm sau, người mẹ  đột ngột qua đời do bị tai biến. Bất hạnh tiếp tục ập xuống khi đứa trẻ mồ côi mang trong mình căn bệnh ung thư máu, phải trải qua những đợt hóa trị đau đớn.
Vừa mồ côi, vừa bệnh hiểm nghèo
Trong căn phòng bệnh chật chội của khoa Nhi, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, nơi cháu Nguyễn Nhất Huy (7 tuổi, ngụ ấp Thanh Yên, xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre)  nằm là manh chiếu nhỏ trải dưới gầm giường. 
Ở cái nơi sự sống và cái chết chỉ cách nhau như một sợi chỉ mỏng manh, đứa bé nghị lực vẫn nở nụ cười yếu ớt. Dáng người em xanh xao, đầu trọc lóc, đôi tay sưng húp sau một đêm truyền hóa chất đang cố gắng sắp xếp gọn gàng đống trò chơi vương vãi. Thấy người phụ nữ khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi, xách giỏ đồ ăn lật đật đi vào, Huy hồ hởi: “A, dì đã về…”.
Nhọc nhằn bón cho cháu từng thìa cháo nhỏ, chị Nguyễn Thị Phương Thảo (SN 1988) dì ruột của Huy không cầm nổi nước mắt khi kể về cuộc đời của bé Huy trong chuỗi ngày nghèo khó chống chọi bệnh tật. 
Chị Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1981, mẹ Huy) sinh ra trong gia đình nghèo có 4 anh chị em. Đến tuổi đôi mươi, khi đang làm công nhân ở TP.HCM chị gặp một chàng thanh niên cùng quê rồi đem lòng yêu thương. Một đám cưới nhỏ được tổ chức. 
Về làm dâu nhà chồng nghèo khó, chị lăn lộn làm quần quật cả đêm lẫn ngày. Đến lúc có bầu, cơ thể yếu ớt không chịu được sức ép công việc đành chuyển về nhà mẹ đẻ. Đứa con trai đầu lòng mạnh khỏe chào đời. Người vợ đi làm công nhân gần nhà để tiện bề chăm sóc con, người chồng lên TP.HCM làm nghề hớt tóc, lâu lâu mới về thăm nhà một lần. 
Ngày chị Hà phát hiện mình mang bầu đứa con thứ hai cũng là lúc người em họ làm thuê trên Sài Gòn điện thoại về báo: “Chồng chị đang sống chung với một cô gái trẻ”. Khi vợ bắt quả tang, người chồng dửng dưng trả lời: “Sống với em nghèo quá anh không chịu được”.
Quá thất vọng người chồng bội bạc, chị gắng gạt nỗi đau, mạnh mẽ một mình sinh con. Dù người chồng không gửi về một đồng để nuôi con nhưng hai đứa con vẫn lớn lên khỏe mạnh bằng nước mắt, mồ hôi người mẹ tội nghiệp. 
Đau đớn thay, sau một đêm mưa tầm tã, hàng xóm xung quanh giật nảy người khi nghe tiếng khóc thét của hai đứa trẻ. Mọi người chạy qua thì cơ thể chị Hà đã lạnh ngắt từ bao giờ vì căn bệnh nhồi máu cơ tim. 
Hôm làm đám tang mẹ, khi thấy mọi người đậy nắp quan tài, hai anh em mới khóc thét lên không chịu. Cuối cùng, phải đợi cho 2 đứa con ngủ say, mọi người mới đem người xấu số đi chôn vào giữa đêm khuya. Tờ mờ sáng thấy mọi người về đến nhà, bé Huy tỉnh dậy, khóc òa, đòi ra mộ thăm mẹ mới chịu nín.
Sau ngày “mồ côi” cả cha không mẹ, Huy và anh trai (đang học lớp 4) về sống cùng ông bà ngoại và dì út. Ông bà ngoại già yếu, hàng ngày nhổ cỏ thuê, dì út làm công nhân để nuôi cháu. 
Thế nhưng, tai họa vẫn không chịu buông tha, đầu năm 2014, bé Huy đổ bệnh, cơ thể luôn mệt mỏi, ốm yếu, khó thở, các khớp tay chân sưng vù đau nhức. Điều kiện gia đình nghèo rớt mồng tơi nên bé Huy đành chịu những cơn đau, thuốc uống mua ngoài tiệm hàng ngày cũng phải chạy từng bữa. 
Tháng 8/2014, cháu Huy đau đến ngất xỉu, gia đình hốt hoảng vay mượn tiền đưa cháu lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) chữa trị. Sau một tháng trời mê man trên giường bệnh, bác sĩ kết luận cháu bị ung thư máu.
Giấy chứng nhận trẻ mồ côi
 Giấy chứng nhận trẻ mồ côi
Mong được giúp đỡ 
Chị Thảo nói trong tiếng nấc nghẹn: “Nhận kết quả từ tay bác sĩ mà tay chân tôi rụng rời. đời cháu đã chịu phận mồ côi, giờ lại mang căn bệnh hiểm ác. Thương cháu bệnh tật hành hạ suốt đêm ngày nhưng không có bóng dáng ba mẹ ở bên, tôi đành xin nghỉ việc ở lại bệnh viện chăm cháu. Từ khi tôi nghỉ làm, cuộc sống gia đình ở quê càng khốn đốn, nói gì đến tiền chạy chữa cho cháu”. 
Tháng 4/2014, bệnh tình ngày một nặng, bé Huy được chuyển qua Bệnh viện Ung Bướu hóa trị. Lúc đó, cơ thể bé rất yếu, 7 tuổi mà chỉ được 10kg, không đi lại được, những lúc đau quá bé toàn khóc gọi mẹ: “Mẹ ơi về rước con đi cho rồi. Con đau quá không chịu được nữa mẹ ơi”, khiến trái tim những người xung quanh cũng đau theo như có mũi dao đâm. 
“Để duy trì mạng sống, càng  ngày cháu phải dùng thuốc liều nặng khiến cơ thể mệt mỏi, cả ngày không ăn uống được gì, cứ cái đà này không biết hai dì cháu trụ ở bệnh viện được bao lâu nữa”, chị Thảo nói. 
Khoảng thời gian Huy hạnh phúc nhất là cứ 2 tháng Huy được về nhà thăm anh trai một lần. Sức khỏe Huy đang yếu nên về chơi được vài ngày là phải lên lại bệnh viện điều trị. Cứ nói ngày mai vào bệnh viện, tối đó hai anh em ôm nhau khóc ròng cả đêm. 
Từ ngày biết em bị bệnh, anh Hai buồn rầu, tối tối một mình ra mộ mẹ khóc,  Cháu Huy đi học lớp 1 được 2 tháng thì phải vào bệnh viện nhưng mỗi lần được về nhà, Huy đều đòi dì đưa đến lớp học thăm cô giáo, các bạn. Cậu bé chỉ buồn bã đứng ngoài cổng trường nhìn vào chứ nhất quyết không chịu vào lớp vì xấu hổ cái đầu trọc lóc. 
Giấy xác nhận mang bệnh ung thư
 Giấy xác nhận mang bệnh ung thư   
Có những khi nhìn thấy các bạn cũng bị bệnh như mình đều có cha mẹ chăm sóc, cậu bé tủi thân: “Dì ơi, sao người ta có ba có mẹ mà con không có ai. Ba con giờ sống ở đâu gì nhỉ, nếu biết con bị bệnh ba có đến thăm con không?”. 
Được biết, để có tiền điều trị cho Huy, ông bà ngoại phải vay mượn gần 50 triệu đồng nhưng không đủ vì chi phí quá cao, cháu phải sử dụng nhiều loại thuốc ngoài danh mục. Mỗi tháng riêng tiền thuốc của Huy trung bình mất 10 triệu đồng. Sắp tới bé phải sử dụng loại thuốc viên đặc trị, mỗi ngày uống 1 viên/1 triệu đồng. 
Khi hỏi về ước mơ, Huy cười hi vọng: “Nếu khỏi bệnh em sẽ học thật giỏi để sau trở thành y tá. Em sẽ tiêm cho các bạn nhỏ bị bệnh như em không bị đau nữa”./

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.