Ăn côn trùng có thực sự tốt cho sức khỏe?

Món côn trùng xào cà chua.
Món côn trùng xào cà chua.
(PLO) - Trên thế giới, có hơn 1000 loài côn trùng có thể ăn được như dế mèn, bọ cạp, rết, sâu, thằn lằn… Các loại côn trùng này có thành phần protein và chất  dinh dưỡng cao hơn so với thịt cá, tuy nhiên nếu chế biến không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc và gây ra các hậu quả đáng tiếc.

Món ăn bổ dưỡng, độc lạ
Nếu trước kia các món bọ cạp, bọ xít, sâu, nhện, cà cuống… là những món ăn "độc" trong các nhà hàng lớn thì gần đây tại các quán nhậu bình dân cũng đã xuất hiện những món này và trở nên đắt khách. Tại các quán bia ở Cầu Giấy, Lê Văn Lương, Khương Thượng, hay quán vỉa hè ở Đại La, châu chấu, bọ cạp, sâu, dế, rết, đuông dừa… là những món chính trong menu của quán. 
Một đĩa dế mèn, châu chấu, sâu super (khoảng 1 lạng) có giá 50 ngàn, rết 25 ngàn/con, bọ cạp 60 ngàn/chục, tắc kè 80 ngàn/con…. 
Quán côn trùng vỉa hè của chàng sinh viên trẻ Bùi Minh Thông ở 129 Đại La, chỉ mở vào 17h cho đến 22h, 23h nhưng luôn đông nghịt khách. Thông cho hay, trung bình mỗi tối, Thông bán được khoảng 2kg nguyên sâu, dế mèn, và gần 100 con rết, bọ cạp. Tắc kè có giá cao hơn nên thường chỉ bán được 10 - 15 con mỗi tối.
Theo thống kê của các nhà khoa học, các loại côn trùng ở Việt Nam rất dễ kiếm và cũng chứa nhiều chất bổ dưỡng. 
Chẳng hạn như mối có thể chế biến bằng cách chiên, phơi khô hoặc hấp trong lá chuối. Mối chứa đến 38% protein, một loài mối đặc biệt ở Venezuela với tên khoa học Syntermes aculeosus còn có thể chứa 64% protein. Ngoài ra, mối cũng rất giàu sắt, canxi, axit béo thiết yếu và các axit amin như tryptophan. 
Ấu trùng bướm đêm thì mang nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt. Khi ăn sống, ấu trùng bướm đêm có vị như hạnh nhân, còn khi nướng trong than nóng, ấu trùng bướm đêm có vị như thịt gà nướng. Theo các nhà khoa học, ấu trùng bướm đêm chứa nhiều các axit oleic với chất béo không bão hòa đơn Omega – 9. 
Với châu chấu thường được rang với tỏi, nước cốt chanh, muối hoặc với bột ớt khô, chiên. Theo nhiều nghiên cứu, loài châu chấu được xác định chứa đến 70% protein…. Ngoài ra,ve sầu, bọ xít… cũng là những loài côn trùng giàu những chất dinh dưỡng quan trọng như protein, sắt, kali và phốt pho.
Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc
Đã có rất nhiều vụ dị ứng, ngộ độc, thậm chí là tử vong do ăn côn trùng. Ngày 24/4 vừa qua đã có 4 trường hợp ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã phải đi cấp cứu khẩn cấp do ngộ độc ve sầu. Hay như trường hợp của 3 bệnh nhân nhí ở Lai Châu phải nhập viện vì ngộ độc do ăn bọ xít hồi cuối năm ngoái cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Những bệnh nhân này có những biểu hiện kích thích thần kinh, nói lảm nhảm và có nguy cơ để lại di chứng thần kinh sau này. 
Một vụ ngộ độc do ăn côn trùng lạ ở Lai Châu vào ngày 12.6, khiến 1 người tử vong tại nhà, 37 người phải đi cấp cứu. Hay 38 người thuộc 6 gia đình ngụ ở huyệnThan Uyên thấy một loại côn trùng có màu đen, gần giống con bọ xít xuất hiện gần 1 năm nay trên địa bàn xã nên bắt ăn. Chỉ một lúc sau ăn, nhiều người bị tê toàn thân, người ngộ độc nặng được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. 37 người còn lại có 28 người cấp cứu ở Trung tâm y tế Than Uyên, trong đó 6 người đến gần cuối tháng 6 sức khỏe mới bình phục.
Nhiều loại côn trùng như bọ cạp, ong, nhện... có chứa nọc độc. Khi chế biến, không loại bỏ hết độc tố, ăn, uống (ngâm rượu) vào có thể gây dị ứng mẩn ngứa, sưng tấy toàn thân, ngộ độc cấp tính, thậm chí là gây tử vong.
Ngoài ra, trong cơ thể nhiều loại côn trùng còn có thể bị nhiễm nấm độc hay vi khuẩn ký sinh. Nếu ăn phải côn trùng bị nhiễm nấm độc có thể bị ngộ độc và dị ứng nghiêm trọng. Vì thế, để côn trùng trở thành món ăn bổ dưỡng, cần phải lưu ý các quy trình chế biến, dùng đúng cách, đúng thời điểm….
Hiện nay, nhiều người dân bắt và chế biến côn trùng làm thức ăn chỉ bằng kiến thức cá nhân và kinh nghiệm dân gian nên khó bảo đảm an toàn. Cần phải nhận biết được đâu là côn trùng mang mầm bệnh, đâu là cách chế biến an toàn khi sử dụng loại thực phẩm đặc biệt này. 
Thí dụ như nhộng ve sầu, nếu là loại đã chết có thân cứng, phủ một lớp màu trắng giống phấn trên mình nhộng, trên đầu có một hoặc nhiều sợi giống nấm màu nâu đỏ, bẻ đôi con nhộng thấy mình nhộng đã có hiện tượng giống như hóa vôi thì chắc chắn đó là nhộng đã nhiễm nấm độc, tuyệt đối không được ăn. 
Nhộng tằm, châu chấu, là những nguyên liệu phổ biến, được bày bán nhiều ở các chợ được người dân khá ưa chuộng. Tuy nhiên, một số người bán hàng đã sử dụng một số thủ thuật như ngâm, tẩm nhộng tằm qua một số hóa chất để nhộng tằm, châu chấu trông ngon mắt hơn. Chính điều này này đã gây nhiễm độc cho côn trùng và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Khi có người bị ngộ độc côn trùng, cần tìm cách làm cho bệnh nhân nôn hết thức ăn ra. Cho người bệnh uống than hoạt tính hoặc đậu xanh giã nát hay nước ngô non để hấp thụ chất độc trong cơ thể người bệnh. Sau đó nhanh chóng chuyển người bệnh tới bệnh viện để được kiểm tra và chăm sóc tốt nhất./.

Tin cùng chuyên mục

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh hơn 40 năm cống hiến

(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.