Bị côn trùng đốt có thể nguy hiểm đến tính mạng

Bị côn trùng đốt có thể nguy hiểm đến tính mạng
(PLO) - Ban đầu chỉ là một nốt nhỏ gây ngứa ngáy nhưng nếu xử trí không đúng thì có thể dẫn đến biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
Nhiều loại côn trùng dù rất nhỏ bé nhưng chỉ với một vết cắn, châm hoặc đốt, chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Nhập viện vì vết đốt nhỏ
Nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài, mệt mỏi, vàng da toàn thân, sau gần 1 tuần điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, bà Phạm Thị N., 52 tuổi (ở huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) vẫn chưa hết mệt mỏi. Trước đó, bà được Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức chữa trị và chẩn đoán sốt siêu vi. Chỉ sau khi có nhiều biểu hiện bất thường với những tổn thương vào gan, bà mới được chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cấp cứu.
Tại đây, các bác sĩ phát hiện bà N. bị mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính do rickettsia gây nên mà trung gian truyền bệnh là ấu trùng mò. Bà N. cho biết nguyên nhân gây nhiễm trùng nặng khởi đầu chỉ là một vết ngứa do côn trùng nhưng sau đó sốt cao kèm theo loét ở da.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho biết rickettsia là căn bệnh phổ biến trong mùa hè, thường gặp nhất tại các vùng quê có nhiều bụi rậm - nơi sinh sống của các loài côn trùng mò thuộc họ ve. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài 2-3 tuần kèm theo loét ở da, nổi hạch toàn thân và nổi ban. Bệnh thường dễ bị bỏ qua do vết đốt nhỏ nằm ở những chỗ kín, khó phát hiện.
Theo bác sĩ Hùng, nốt mò đốt chỉ là một trong nhiều triệu chứng để phát hiện bệnh nhưng đây là dấu hiệu quan trọng và điển hình của bệnh. “Bình thường nó như nốt phỏng nước, rất dễ bị bỏ qua. Sau khi vỡ ra, nó để lại một vết đốt có cấu tạo màu hồng xung quanh, ở giữa lõm hình lòng chảo” - bác sĩ Hùng mô tả.
Bác sĩ Hùng cho biết từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã tiếp nhận trên 20 ca bệnh do bị rận, chấy, ve, ấu trùng mò, bọ chét... đốt. Hằng năm, bệnh viện thường gặp trên 150 ca bệnh đến từ các tỉnh vùng cao, trung du như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn… Với những trường hợp được chẩn đoán rickettsia, người bệnh chỉ có biểu hiện là sốt, sốt cao dai dẳng. Nếu không được phát hiện và chẩn đoán sớm, một số trường hợp bị các biến chứng viêm phổi, viêm gan và suy đa phủ tạng.
Một bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương do bị côn trùng đốt
 Một bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương do bị côn trùng đốt
Bên cạnh các ca bệnh sốt mò, liên tiếp những ngày gần đây, tại một số địa bàn dân cư ở Hà Nội xuất hiện nhiều bọ xít - loại côn trùng có hình dạng giống bọ xít hút máu người - khiến nhiều người lo lắng. Các chuyên gia về côn trùng cảnh báo  mùa hè (từ tháng 6-9 hằng năm) là thời kỳ sinh sản đỉnh điểm của bọ xít nên việc xuất hiện bọ xít hút máu cũng là hiện tượng bình thường. Do vậy, người dân cần cảnh giác và lưu ý một số biện pháp phòng chống.

Cảnh giác ong, rết, kiến…

Theo giới chuyên môn, loài bọ xít hút máu sống bằng máu người hoặc động vật. Khi không có động vật, chúng sẽ tìm đến người để hút máu.
PGS-TS Trương Xuân Lam - Trưởng Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam) - cho biết bọ xít hút máu đã tồn tại từ rất lâu nhưng mới được phát hiện từ năm 2011. Loài sinh vật này xuất hiện ở nhiều thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Huế… và đã tấn công không ít người.
Sau khi bọ xít đốt và hút máu, các vết đốt có biểu hiện đau, rát, sưng tấy và rất dễ lan rộng ra xung quanh. Có trường hợp vết đốt gây sưng to, phù nề diện rộng, mưng mủ. Một số người mẫn cảm với vết đốt của côn trùng có thể bị sốt. Nhiều trường hợp vết đốt ở chân hoặc tay sưng to và phù nề rộng có thể dẫn tới không cử động được. Vị trí các vết đốt thường ở sau gáy, cổ, bả vai, sau lưng, cánh tay và chân.
Bác sĩ Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết côn trùng có loại gây độc và không gây độc khi đốt. Hầu hết các trường hợp bị côn trùng đốt chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ tại chỗ bị đốt như sưng nề đỏ, ngứa và đau. Những biểu hiện này thường tự biến mất trong một vài giờ mà không để lại di chứng. Khoảng 10% trường hợp có phản ứng xung quanh vùng bị đốt với một quầng đỏ lan rộng, ngứa nhiều và đau nhức. Quầng đỏ này thường phát triển sau 2 ngày và tồn tại trong vòng 1 tuần.
Bên cạnh các phản ứng tại chỗ, trong khoảng 1%-3% trường hợp, vết đốt của côn trùng có thể gây ra phản ứng toàn thân - như: Nổi mày đay, phù nề mặt, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tính mạng người bị côn trùng đốt có thể nguy hiểm. Ong, rết, kiến… là các loại côn trùng phổ biến gây ra những phản ứng nặng nề.
“Khi bị cả đàn ong tấn công, nạn nhân đau buốt, vùng bị đốt sưng nề, tấy đỏ, thậm chí thấy mệt mỏi, khó thở, tức ngực, huyết áp tụt, vật vã kích thích, hôn mê và tử vong” - bác sĩ Khánh cảnh báo. Do đó, nếu bị côn trùng đốt, cần rửa kỹ vết đốt hay vùng da tiếp xúc với côn trùng ngay bằng xà phòng, chườm đá lạnh 5 phút rồi rửa kỹ lại bằng nước muối. Nếu đau rát nhiều, tổn thương nhiễm trùng, hóa mủ thì nên đến các cơ sở y tế khám bệnh và điều trị, tránh biến chứng.
Bọ xít hút máu vào mùa sinh sản

Hiện nay là mùa sinh sản cao điểm của bọ xít, trong đó có cả bọ xít hút máu. Do đó, người dân cần chú ý dọn dẹp vệ sinh giường, tủ, nơi ở... để loại trừ trứng nở thành ổ bọ xít hút máu phát tán. Chúng không những chỉ xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm mà còn có mặt tại những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi.

Bọ xít hút máu thường sống ở giường, đệm, tủ, khe nứt, trên trần nhà, dưới đống củi... Chúng có thể làm ổ cả trong hoặc ngoài nhà. Ban ngày, bọ xít hút máu thường trốn vào các khe tối giường, tủ..., đợi đêm đến mới hoạt động. Với những trường hợp bị bọ xít hút máu cắn, các chuyên gia khuyến cáo nên rửa ngay vết cắn bằng xà phòng, không gãi để tránh gây xước, viêm nhiễm, đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, điều trị.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.