Ai thu lợi khi “giết” chợ truyền thống?

Tiểu thương chợ Thành Công căng băng rôn kêu cứu.
Tiểu thương chợ Thành Công căng băng rôn kêu cứu.
(PLO) - Trong khi hàng chục chợ truyền thống sau khi “bị” đầu tư nâng cấp thành trung tâm thương mại (TTTM) hóa ế ẩm hoang phế, người ta vẫn tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp chợ. TP.HCM vừa phải đình hoãn dự án nâng cấp chợ Tân Bình, thì mới đây hàng trăm tiểu thương chợ Thành Công (Hà Nội) lại kêu cứu, phản đối.
Hầu hết các dự án này đều xác định đối tượng, mục tiêu hàng đầu của việc biến chợ thành TTTM là nhằm phục vụ tiểu thương, phục vụ hoạt động kinh doanh, nhưng hệ quả cho thấy hoàn toàn ngược lại, người bị ảnh hưởng trước nhất, nặng nề nhất là tiểu thương. 
Hàng loạt TTTM chết yểu, bỏ hoang
Đã có đầy rẫy những mô hình TTTM chuyển đổi “chết yểu”, sau khi "lột xác" thành các TTTM khang trang, sạch đẹp, những địa điểm “vàng” về kinh doanh buôn bán bỗng vắng như chùa bà Đanh, tiểu thương "bỏ chợ chạy lấy người".
Chợ Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm) sau khi thành “hoành tráng”, chỉ có 62 hộ kinh doanh chủ yếu hàng hoa quả, vàng mã, trầu cau trên diện tích 1.300m2 quy mô 7 tầng nổi, 2 tầng hầm, tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Sau một thời gian kinh doanh vắng khách, các hộ này lần lượt bán lại chỗ cho chủ đầu tư. 
Chợ Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) vốn là khu chợ truyền thống sầm uất, được xây dựng lại với 7 tầng nổi, một tầng hầm trên diện tích 520m2, nay hầu như không còn dấu tích chợ. Mặt tiền đã bị choán hết bởi biển hiệu của một quán kinh doanh karaoke, các diện tích khác trong tòa nhà là nơi tập thể dục thẩm mỹ, thuê văn phòng… 100 hộ dân kinh doanh cũ dạt ra bán hàng ở lòng lề đường các ngõ, phố lân cận.
TTTM Thanh Trì xây dựng trên diện tích "khủng" nhất của các TTTM cùng thời, lên đến 7.906m2. Công trình 7 tầng nổi, nhưng bên trong buồn hiu hắt. Trong tổng số 268 hợp đồng mua ki ốt, chỉ có khoảng một nửa hộ kinh doanh, mà số đó cũng không đến mở cửa thường xuyên, buổi có buổi không. Cả một dãy ki ốt dài tầng một kín mít những biển cho thuê, sang nhượng. Chợ rau xanh và thực phẩm tươi sống ở tầng hầm tối om, ẩm mốc, vắng vẻ. Tầng 3 và tầng 4 từ lâu cho thuê làm lớp học, còn cả nghìn mét vuông các tầng khác hiện vẫn bỏ trống. 
Theo thống kê của Sở Công thương Hà Nội, chợ Hàng Da hiện có khoảng 200/636 hộ, chợ Cửa Nam có 62/62 hộ, chợ Ô Chợ Dừa có 100/100 hộ kinh doanh đã nghỉ hoặc sang nhượng địa điểm kinh doanh. 
Tại TP.HCM cũng có tình trạng tương tự. Chợ Tân Phú (Quận 9) quy mô gần 4000m2, sau khi hoàn công, chỉ hoạt động được thời gian ngắn rồi nằm phơi sương. Chợ Vĩnh Lộc (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) có quy mô 200 sạp, từ khi đưa vào sử dụng chưa lúc nào có hơn 50% số sạp hoạt động. Lầu hai của chợ bị bỏ hoang, không sử dụng. 
Trung tâm thương mại Hàng Da ế ẩm.
Trung tâm thương mại Hàng Da ế ẩm. 
Chỉ có nhà đầu tư thu lợi
Khách hàng, người tiêu dùng không mua sắm ở TTTM vì ngại bị phiền toái, thiệt đơn thiệt kép. Thứ nhất, chi phí quầy sạp ở TTTM cao hơn, tiểu thương buộc phải đưa vào giá sản phẩm, nên giá cả hàng hóa ở đây chắc chắn phải cao hơn chợ truyền thống. Đã vậy muốn vào TTTM phải gửi xe, leo lầu, tay xách nách mang hoàn toàn bất tiện, hiếm ai thích vừa bị mua đắt, vừa bị phiền hà. 
Khách chấp nhận mức phiền hà thấp hơn là đi xa hơn đến chợ truyền thống khác, hoặc chịu khó chen lấn để mua hàng ở các quán cóc, chợ tạm lề đường, chấp nhận làm khổ nhau, mất trật tự giao thông, an toàn xã hội. Sự lựa chọn này là quy luật, không thể lấy ý thức, trách nhiệm để giáo dục,cũng không thể lấy quyền lực hành chính nhà nước để cưỡng chế.
Tiểu thương không mua bán được, chắc hẳn nhà nước cũng thất thu nguồn thuế đáng kể, hơn thế nữa còn phải phát sinh thêm chi phí quản lý, giải tỏa các bến cóc chợ tạm luôn phát sinh bên cạnh các TTTM như một quy luật tất yếu. Và như vậy, mục tiêu thứ hai của các dự án này đưa ra cũng hoàn toàn có hậu quả trái ngược. TTTM không góp phần tăng thêm trật tự mỹ quan đô thị, mà chính nó là nguyên nhân tạo ra những chợ cóc liền kề.
Vẻ ngoài hoành tráng của một số TTTM đối lập với bên trong hiu hắt.

Vẻ ngoài hoành tráng của một số TTTM đối lập với bên trong hiu hắt. 

Vậy thì ai có lợi trong việc đầu tư xây dựng các TTTM, vì sao chính quyền lại hồ hởi ủng hộ cấp phép cho các dự án này? Theo ông Nguyễn Văn Nam, Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, việc xây dựng các TTTM thường được giao cho các nhà đầu tư tư nhân, vì mong muốn nhanh chóng hoàn vốn nên nhà đầu tư nâng giá thuê sạp lên rất cao, nhiều tiểu thương không đáp ứng được. Với lý lẽ là tạo bộ mặt khang trang đô thị, nhà đầu tư đã xây càng nhiều tầng lầu càng tốt để tăng diện tích sử dụng, thu lợi nhuận tối đa, mà bất chấp nhu cầu thói quen mua bán của dân. Việc buôn bán trên lầu bất tiện, việc ế ẩm, là việc của người mua, kẻ bán. 
Nhà đầu tư tha hồ thu vốn, lãi qua tiền cho thuê sạp, tiền thế chân và bao nhiêu thứ phí phát sinh khác. Xây một TTTM đắt tiền, bất tiện cho người dùng để thu lợi cho mình, rõ là ở đây nhà đầu tư đã hình thành lợi ích ngược lại với lợi ích công cộng, với tiểu thương. Nhưng bằng các quan hệ bôi trơn, bằng các danh nghĩa phục vụ nhu cầu, phục vụ đô thị hóa - hiện đại hóa, họ đã được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.