5 dấu hiệu cho thấy thế giới đang biến chuyển tốt

Năm 2016, điện mặt trời đã trở thành nguồn điện mới rẻ nhất và đã có “Đường năng lượng mặt trời Wattway” tại Tourouvre (Pháp)
Năm 2016, điện mặt trời đã trở thành nguồn điện mới rẻ nhất và đã có “Đường năng lượng mặt trời Wattway” tại Tourouvre (Pháp)
(PLO) - Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu nhằm kiềm chế tình trạng nóng lên toàn cầu đã nhanh chóng có hiệu lực vào ngày 4/11, song chỉ vài ngày sau, niềm vui từ sự kiện này đã bị khỏa lấp khi ông Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ, làm dấy lên những lo ngại rằng ông có thể buộc quốc gia có lượng khí thải lớn thứ hai thế giới này rút ra khỏi thỏa thuận quan trọng nói trên. 

Những nỗ lực được tăng cường - ở các cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế - đang nuôi dưỡng những hi vọng rằng phong trào toàn cầu đối phó với biến đổi khí hậu đang ngày một trở nên mạnh mẽ hơn so với bất kỳ một chính phủ đơn lẻ nào. Một lý do quan trọng là đầu tư đang chuyển dần từ các dự án có hại cho môi trường sang các dự án xanh và sạch hơn. Năng lượng tái tạo trở nên rẻ hơn nhiều, ở nhiều nơi còn có thể cạnh tranh được với nhiên liệu hóa thạch. Và trong năm 2016 - năm được cho là sẽ đạt mức nhiệt kỷ lục mới, một phần bởi hiện tượng El Nino - các chính phủ đã xúc tiến các biện pháp cụ thể để bảo vệ người dân trước các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan như lũ lụt, hạn hán và bão lốc. 

Năm 2016 gần kết thúc, và các chuyên gia đã đưa ra danh sách 5 dấu hiệu hàng đầu cho thấy hoạt động chống biến đổi khí hậu đang được tăng cường xúc tiến.

Nhiều thỏa thuận đạt được

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu có hiệu lực 11 tháng sau khi được các nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ) soạn thảo. Thỏa thuận này nhanh chóng có hiệu lực là một điều bất ngờ, song việc nhà lãnh đạo Mỹ hoài nghi về thỏa thuận này sắp bước vào Nhà Trắng càng khiến quốc tế quyết tâm xúc tiến việc phê chuẩn thỏa thuận. Trong cuộc thảo luận của LHQ về khí hậu hồi tháng trước, các chính phủ đã đặt ra thời hạn 2 năm để đưa ra các quy định về việc thực hiện thỏa thuận Paris và xem xét các chương trình quốc gia nhằm giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu “phải ở dưới” 2 độ C. 

Hồi tháng 10 vừa qua, 191 quốc gia trong Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế (ICAO) thống nhất kế hoạch giảm lượng carbon toàn cầu trong vận tải hàng không. Cũng trong tháng đó, 197 quốc gia bên tham gia Nghị định thư Montreal về các chất phá hủy tầng ozone đã ký kết bản sửa đổi về cắt giảm lượng flohydric carbon (HFC) – một trong những loại khí nhà kính mạnh nhất và tăng nhanh nhất được sử dụng chủ yếu trong công nghệ làm lạnh. 

Giảm đầu tư vào các dự án nhiên liệu hóa thạch

Hồi tháng 5/2016, nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới G7 lần đầu tiên đặt ra thời hạn chấm dứt các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch “không hiệu quả”, và kêu gọi tất cả các nước cùng đạt mục tiêu này vào năm 2025. Tại một cuộc họp thượng đỉnh sau đó, nhóm G20 đã né tránh đưa ra một cam kết chắc chắn. Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney đề xuất gia tăng áp lực buộc các công ty phải chú ý tới hiệu quả tài chính của các dự án nhiên liệu hóa thạch của họ. Một lực lượng đặc nhiệm quốc tế được thành lập nhằm ngăn chặn các cú sốc thị trường do tình trạng nóng lên toàn cầu sẽ yêu cầu các công ty phải công khai cách thức xử lý các nguy cơ trong kinh doanh do biến đổi khí hậu, cũng như ảnh hưởng của việc cắt giảm khí thải. 

Và một chiến dịch toàn cầu thuyết phục các nhà đầu tư rút tiền đầu tư khỏi các dự án nhiên liệu hóa thạch đã được xúc tiến, với số lượng các thể chế cam kết tham gia đạt tới con số 688, với số tiền trị giá 5.200 tỷ USD. 

Than bị… “vượt mặt”

Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã nâng dự đoán mức tăng trưởng năng lượng tái tạo trong 5 năm tới do có những hậu thuẫn chính sách mạnh mẽ ở Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico, và sự giảm giá mạnh mẽ.

Theo cơ quan này, năm ngoái, năng lượng tái tạo đã vượt qua than để trở thành nguồn năng lượng được sử dụng lớn nhất trên thế giới. Năng lượng Mặt trời đã có một năm 2016 thành công khi chứng kiến chuyến bay vòng quanh thế giới đầu tiên sử dụng năng lượng Mặt trời, các dự án xây dựng đường lát bằng các tấm pin mặt trời ở 4 lục địa được công bố và Công ty Tesla Motors ra mắt những viên ngói điện mặt trời. 

Nhóm 48 nước đang phát triển chịu nguy cơ lớn nhất từ biến đổi khí hậu cho biết sẽ cố gắng thực hiện chuyển 100% việc sản xuất năng lượng sang thành năng lượng tái tạo vào trước năm 2050. 

Tăng cường ứng phó

Các trận hạn hán nghiêm trọng có liên quan tới hiện tượng El Nino, ảnh hưởng tới hơn 60 triệu người, nhất là ở phía Nam châu Phi, đã khiến các chính phủ thấy được tầm quan trọng phải chuẩn bị ứng phó các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan bằng cách cải thiện hạ tầng, dịch vụ công và an ninh lương thực. 

Các phái viên LHQ đã soạn thảo một bản kế hoạch nhằm giảm bớt các thiệt hại từ các hiện tượng cực đoan đó trong tương lai, trong khi các cơ quan viện trợ đang thử nghiệm các cải cách mới để chuyển tiền tới nơi cần thiết trước khi có thảm họa xảy ra. Đồng thời các quốc gia đang phát triển đưa ra các chương trình quốc gia nhằm thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu – như thời tiết bất thường, nước biển dâng và băng tan – với sự hỗ trợ tới 3 triệu USD cho mỗi nước từ Quỹ Khí hậu Xanh vừa được thành lập. 

Cùng nỗ lực

Năm 2016 cũng chứng kiến một loạt những sáng kiến đối phó với biến đổi khí hậu được thực hiện hoặc phát triển ở các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các thành phố và chính quyền địa phương cùng nhiều nơi khác. Ví dụ, Liên minh Under2 – một câu lạc bộ gồm các chính quyền cấp vùng cam kết cắt giảm ít nhất là 80% lượng khí thải của mình vào năm 2020 – đã gia tăng số thành viên của mình lên 165, chiếm 1/3 kinh tế toàn cầu. Và theo Chương trình Mục tiêu dựa vào Khoa học, có hơn 200 công ty cam kết xác định mục tiêu cắt giảm khí thải tương thích với nỗ lực chung toàn cầu nhằm giữ mức tăng nhiệt độ ở dưới mức 2 độ C. 

Saleemul Huq, Giám đốc Trung tâm Quốc tế về Biến đổi Khí hậu và Phát triển (ICCCAD) tại Dhaka nói: “Năm 2016 thực sự là một năm chuyển từ các cuộc thảo luận và đàm phán toàn cầu liên miên về cách thức đối phó với biến đổi khí hậu sang thành những chương trình hành động của các chính phủ, các địa phương, các công ty, các nghị viện và các cộng đồng bị ảnh hưởng”… 

Tin cùng chuyên mục

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.