Các đại án ô nhiễm môi trường: Cuộc chiến chưa hồi kết

 Bà Loretta Lynch
Bà Loretta Lynch
(PLO) -Trong những vụ “đại án” môi trường trên thế giới, những tập đoàn gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của người dân luôn nhận sự trừng phạt mạnh tay. Những mức bồi thường kỷ lục là động lực cần thiết để các tập đoàn tìm cách ngăn chặn các thảm họa tương tự tái diễn.

Nhật Bản: Gần nửa thế kỷ đòi công lý

Trong khoảng thời gian từ năm 1938 đến năm 1968, nhà máy hóa chất của Tập đoàn Chisso đã xả thải trái phép nước thải công nghiệp vào vịnh Minamata. Các nhà khoa học Nhật ước tính lượng nước thải này chứa tổng cộng gần 27 tấn metyl thủy ngân vô cùng độc hại.

Metyl thủy ngân ngấm vào cá và các sinh vật biển sinh sống tại vùng biển, đầu độc nhiều thế hệ người dân sống tại Minamata.

Vào năm 1956, một bác sĩ tại nhà máy Chisso đã báo cáo về số trường hợp bệnh nhân bị tổn hại hệ thần kinh tăng cao đột biến – căn bệnh mà sau này được biết đến với cái tên “bệnh Minamata”.

Những bệnh nhân nhiễm căn bệnh quái ác thường có các triệu chứng như co giật, bại liệt, mất cảm giác, mất thăng bằng, mất khả năng kiểm soát cơ và các chi. Phụ nữ mang thai ăn phải thức ăn chứa chất metyl thủy ngân cũng có khả năng sinh ra con cái bị dị tật về hệ thần kinh trung ương. Một số trường hợp nhiễm bệnh nặng sẽ dẫn đến tử vong.

Kể từ khi Chính phủ Nhật chính thức công nhận Tập đoàn Chisso là thủ phạm gây ra căn bệnh Minamata, nhiều nạn nhân và gia đình tại các khu vực bị ảnh hưởng đã tìm kiếm  bồi thường từ Tập đoàn Chisso, Chính phủ Nhật Bản và Chính quyền địa phương Kumamoto – nơi cấp phép hoạt động cho Tập đoàn Chisso.

Tuy nhiên, thời gian xử lý các vụ việc này vẫn vô cùng chậm chạp. Một nhóm nạn nhân năm 1969 đã khởi kiện Chisso với cáo buộc hoạt động cẩu thả gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng phải 4 năm sau Tòa án Nhật mới ra phán quyết buộc Chisso đền bù cho các nạn nhân khởi kiện.

Hai cựu lãnh đạo của Chisso, cựu Chủ tịch của tập đoàn và người giám sát các hoạt động của nhà máy tại Minamata, cũng đã bị khởi tố hình sự vào năm 1979 với cáo buộc đã góp phần gây ra cái chết và sự tổn hại sức khỏe nghiêm trọng của nhiều người dân Minamata. Cả hai người bị tuyên án 2 năm tù giam và phán quyết nhận được sự đồng tình của cả Tòa án Tối cao Nhật Bản.

Theo trang Aeon.co, Tòa án Nhật cũng buộc Công ty Chisso phải nhanh chóng cải cách mạnh mẽ hệ thống quản lý của mình. Những khoản bồi thường mà Chisso trả cho các nạn nhân lớn đến mức Chính phủ Nhật đã phải hỗ trợ tài chính cho tập đoàn này vào năm 1978, đảm bảo tập đoàn này có thể tiếp tục trả “gánh nặng ô nhục” của họ.

Đến năm 1995, Chính phủ Nhật đã đệ trình một kế hoạch dàn xếp đền bù cho những ai chưa được công nhận là mắc bệnh Minamata với điều kiện là những nạn nhân này phải bãi kiện. Nhiều nạn nhân đã đồng ý với đề xuất này.

Tòa án Tối cao Nhật Bản năm 2004 cũng đã kết luận chính quyền vùng Kumamoto và Chính phủ Nhật cũng phải chịu trách nhiệm. Theo đó, các cơ quan chức trách đã không thực hiện hết nhiệm vụ quản lý của mình và để xảy ra căn bệnh Minamata.

Tòa án Tối cao Nhật Bản kết luận kể từ khi hoạt động xả chất thải trái phép của Chisso chính thức được phát hiện vào năm 1959, suốt 3 năm trời chính quyền các cấp đã không khuyến nghị người dân ngưng sử dụng cá đánh bắt tại vùng vịnh.

Đến tháng 4 năm 2010, Chính phủ Nhật mới thông qua biện pháp  bồi thường cho những nạn nhân nào chưa được chính thức công nhận nhiễm bệnh Minamata. Chisso buộc phải trả gần 3,15 tỉ yên (hơn 28,4 triệu USD) cho ba tổ chức đại diện các nạn nhân này.

Năm 2014, Tòa án vùng Kumamoto cũng yêu cầu Chính phủ Nhật, chính quyền địa phương và Tập đoàn Chisso trả tổng cộng 106 triệu yên (hơn 956.000 USD) cho ba nạn nhân đã khởi kiện.

Đến nay, cuộc chiến pháp lý đòi đền bù của các nạn nhân mắc bệnh Minamata vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Chỉ mới có 3.000 người được chấp nhận là bệnh nhân của căn bệnh Minamata, mặc dù vẫn còn 33.540 người đang tìm kiếm sự công nhận họ mắc căn bệnh này.

hình minh họa.
hình minh họa.

Vụ tràn dầu thế kỷ

Đêm 20 tháng 4 năm 2010, giàn khoan biển nước sâu Horizon của tập đoàn dầu khí lớn hàng đầu thế giới BP rò rỉ khí ga và phát nổ tại vịnh Mexico. Vụ nổ khiến 11 công nhân giàn khoan thiệt mạng và nhiều người bị thương. Các lực lượng phản ứng khẩn cấp của BP và chính phủ Mỹ phải mất hơn 36 tiếng đồng hồ để kiểm soát đám cháy.

Tuy nhiên, hậu quả lớn nhất của vụ nổ chính là tình trạng dầu từ thềm lục địa phun trào không tài nào kiểm soát được. Theo ước đoán vào thời điểm đó của Tập đoàn BP, lượng dầu phun trào khỏi giàn khoan lên đến gần 1.000 thùng/ ngày. Còn theo các ước tính của quan chức chính phủ Mỹ, lượng dầu có lúc đạt đỉnh điểm là 60.000 thùng/ ngày.

Vụ tràn dầu tại vịnh Mexico được đánh giá là thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đã có thời điểm các lực lượng phản ứng phải huy động đến gần 48.000 nhân lực, hơn 6.500 tàu thuyền, hoạt động trong phạm vi hơn 4.000km để kiểm soát và thu hồi lượng dầu bị tràn tại vùng vịnh này.

Tính đến cuối năm 2014, Tập đoàn BP đã chi hơn 14 tỉ USD và huy động hơn 70 triệu giờ lao động của nhân lực tập đoàn cố gắng khắc phục vụ việc. Phải mất gần ba tháng sau, vào ngày 12 tháng  7 năm 2010, Tập đoàn BP mới có thể lấp hoàn toàn miệng giếng dầu.

Trong suốt 87 ngày đó, đã có hơn 500 triệu lít dầu rò rỉ khỏi giếng khoan, theo The Guardian. Vụ việc đã khiến hơn 1.770 km đường bờ biển phía nam nước Mỹ bị ô nhiễm nghiêm trọng, nặng nhất là ba bang Mississippi, Alabama và Florida.

Tính đến năm 2015, có hơn 1.100 cá thể cá heo và cá voi mắc cạn, có sự tác động bởi vụ tràn dầu. Một cuộc khảo sát vào cuối năm 2010 cũng cho thấy có hàng trăm ngàn cá thể rùa biển chịu tác hại của vụ tràn dầu.

Tháng 10 năm 2015, sau hơn 5 năm trời đấu tranh pháp lý dai dẳng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ, bà  Loretta E. Lynch đã tuyên bố Tập đoàn dầu khí BP phải trả mức đền bù cao kỷ lục: hơn 20 tỉ USD. “BP phải nhận hình phạt xứng đáng, bồi thường thích đáng cho những tổn hại mà họ đã gây ra cho môi trường và nền kinh tế vùng vịnh. Chỉ có mức phạt như thế này mới đủ khả năng thúc đẩy BP và các đối tác chủ động tìm ra cách thức ngăn ngừa các trường hợp tương tự xảy ra về sau”, bà Loretta Lynch cho biết.

Tập đoàn BP trước đó cũng đã phải chi ra hơn 5,84 tỉ USD để đền bù cho người dân và doanh nghiệp chịu thiệt hại bởi vụ tràn dầu. Toàn bộ số tiền bồi thường này sẽ được Tập đoàn BP chi trả trong thời hạn 18 năm.

Trả lời tờ The Guardian, bà Loretta Lynch khẳng định: “Mức phạt này không nhằm làm nhụt chí những hoạt động kinh tế hợp pháp. Nó không chỉ nhằm bồi thường cho những thiệt hại về sức khỏe và sự an toàn của người dân mà còn là thông điệp để các công ty khác hiểu rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu các trường hợp này tái diễn”.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.