4 giải pháp của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho nông nghiệp

4 giải pháp của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho nông nghiệp
(PLO) - Câu chuyện “dưa hấu, hành tím” và những khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ nông sản đã làm nóng nhiều phiên họp QH kỳ họp thứ 9 này. Đặc biệt trong phiên chất vấn, vấn đề này vẫn được đưa lên yêu cầu các vị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, và thậm chí là cả Bộ Khoa học và Công nghệ.
Mặc dù các Bộ trưởng cũng đã đưa ra những câu trả lời rất cụ thể, những lý giải rất rõ ràng và cả những biện pháp khắc phục trong thời gian tới, nhưng đến phiên đăng đàn sáng nay, Phó Thủ tướng Chính phủ đã một lần nữa hứa với cử tri về việc giải quyết những bức xúc trong vấn đề này.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm. Thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm.
4 giải pháp Chính phủ đưa ra là:
Một là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, vật nuôi cây trồng phù hợp với điều kiện của từng vùng, địa phương. Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và thị trường, doanh nghiệp và người dân, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh nông sản, phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, ứng dụng tiến bộ KHKT, nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hai là, thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, ưu tiên nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. Chuẩn bị tốt các điều kiện, khai thác tối đa các ưu đãi, lợi thế khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do. Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ba là, thực hiện có hiệu quả đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phát triển hệ thống phân phối, đẩy mạnh kết nối cung cầu, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và thị trường, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Bốn là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật cùng với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân.
Liên quan đến câu chuyện phát triển kinh doanh kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trong điều kiện nguồn lực đầu tư công còn hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng còn rất lớn, cần đa dạng hóa các hình thức, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng.
Chính phủ cũng chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các Nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,  đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. 
Mục tiêu của Chính phủ là phấn đấu đến hết năm 2015, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt và vượt mức trung bình của ASEAN 6 và đến hết năm 2016 một số tiêu chí đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4.
Đồng thời, Chính phủ sẽ tập trung giải quyết các vấn đề xã hội như giảm nghèo bền vững, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số; dạy nghề và đào tạo việc làm; chăm sóc sức khỏe nhân dân; giáo dục đào tạo; bảo đảm an toàn lao động…
Chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và  tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông tiếp tục được quan tâm sâu sát hơn nữa.
Trước cử tri cả nước, Phó thủ tướng cũng hứa thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát sao và chủ động ứng phó với diễn biến tình hình. Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2015 đã được Quốc hội thông qua.
Báo cáo tiếp thu, giải trình của Phó Thủ tướng trước QH nêu rõ: Trong 5 tháng đầu năm kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. tăng trưởng tín dụng đạt 5,18%, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, tỷ giá và thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, xuất khẩu 5 tháng tăng 7,3%, thu ngân sách tăng 7,9% so với cùng kỳ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 7,6%, giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi đạt 11,8%.
Sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,2%, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 15,5%, vốn đăng ký tăng 26,3%, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động giảm 5,3% so với cùng kỳ.
Trong 5 tháng đầu năm, đã tạo việc làm mới cho trên 641.000 lao động, tăng 3,7% so với cùng  kỳ 2014, trong đó đưa 45.000 lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài.
Tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí: Số vụ giảm 13,5%, số người chết giảm 4,9%, số người bị thương giảm 19%. Đã ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu và hoàn tất thủ tục để ký kết với Liên minh châu Âu.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.