2 bệnh nhân nguy kịch vì ngộ độc thuốc diệt cỏ

Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc cỏ cháy. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc cỏ cháy. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La gần đây liên tiếp tiếp nhận, điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc do uống nhầm thuốc diệt cỏ cháy nhanh. Cả 2 trường hợp đều nhập viện trong tình trạng đau rát miệng, họng, đau bụng, nôn nhiều và thở nhanh...

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nam (23 tuổi, ở xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn) nhập viện sau khi được xử trí rửa dạ dày tại Bệnh viện đa khoa huyện, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt cỏ cháy nhanh Diquat giờ thứ 5. Các bác sĩ tiến hành truyền dịch thải độc cho bệnh nhân trước khi chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục điều trị theo nguyện vọng của gia đình.

Trường hợp thứ 2 cũng là bệnh nhân nam (16 tuổi, ở xã Phiêng Côn, huyện Bắc Yên) được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt cỏ thành phần Diquat giờ thứ 7. Gia đình đã đưa bệnh nhân đến bệnh viện huyện xử trí rửa dạ dày cấp cứu trước khi chuyển điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.

Tại đây, bệnh nhân được truyền dịch lợi tiểu, thải độc, sử dụng corticoid chống xơ phổi, dùng esomeprazole chống loét niêm mạc dạ dày. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh nhưng mệt mỏi, đau rát miệng họng, tiếp tục được theo dõi và điều trị thải độc tại bệnh viện.

Diquat là thuốc diệt cỏ cực độc, khi vào cơ thể sẽ gây tổn thương nặng nề các cơ quan nội tạng quan trọng như thận, gan, phổi… Nghiêm trọng nhất là tổn thương phổi dẫn tới suy hô hấp và xơ phổi.

"Ngộ độc thuốc diệt cỏ cháy nhanh dẫn đến tử vong rất nhanh, nguy cơ tử vong rất cao từ 70 - 90%. Phương pháp điều trị chung, hiệu quả nhất hiện nay là cấp cứu ngay trong 6 giờ đầu sau khi bị ngộ độc đồng thời thực hiện các biện pháp giải độc, lọc máu, truyền dịch, lợi tiểu tích cực và điều trị triệu chứng. Do vậy, đối với các ca ngộ độc cần đưa ngay đến sở y tế gần nhất bởi nếu qua thời gian vàng điều trị thì khả năng cứu sống sẽ thấp hơn", bác sĩ khuyến cáo.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...