Tư nhân đầu tư hạ tầng giao thông: “Con dao hai lưỡi”

Mô hình PPP không chỉ đơn thuần có những ưu điểm mà luôn tồn tại những nguy cơ nếu không có cơ chế giám sát rõ ràng, minh bạch. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Mô hình PPP không chỉ đơn thuần có những ưu điểm mà luôn tồn tại những nguy cơ nếu không có cơ chế giám sát rõ ràng, minh bạch. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
(PLO) - Trong bối cảnh vốn ngân sách và vốn có nguồn gốc ngân sách (ODA, trái phiếu Chính phủ) bị thu hẹp, yêu cầu quản lý rủi ro nợ công và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công tăng cao, đột phá về thể chế chính sách nhằm khuyến khích khu vực tư nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển hạ tầng giao thông đang được đặt ra. Tuy nhiên, mô hình hợp tác công - tư (PPP) có phải là chiếc “chìa khóa thần”?
Vấn đề được đặt ra tại Hột thảo “Vốn để phát triển giao thông: Nhu cầu và giải pháp” do Viện Kinh tế Việt Nam và Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (BIDV) phối hợp tổ chức hôm qua (7/9).
Bài toán vốn 
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông (HTGT) Việt Nam giai đoạn 2016-2020 dự kiến là 1.009.398 tỷ đồng (khoảng 48 tỷ USD). Với dự kiến phân bổ như sau: Vốn ngân sách nhà nước là 376 nghìn tỷ đồng (gồm trái phiếu Chính phủ), chiếm 37,2%; vốn ODA là 285 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,2%; vốn huy động ngoài ngân sách là 348 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,4%.
Áp lực nhu cầu đầu tư phát triển HTGT tăng cao đang  đặt ra thách thức huy động vốn tư nhân và kết hợp một cách hiệu quả với vốn của Nhà nước, đầu tư phát triển HTGT…”- PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định.
Theo Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà, vốn huy động ngoài ngân sách chủ yếu vẫn là nguồn vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn này tài trợ 85% nhu cầu vốn xã hội hóa vào năm 2020, tương đương khoảng 310 nghìn tỷ, thì tỷ trọng dư nợ cho vay HTGT năm 2020 sẽ chiếm khoảng 3,2% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (giả sử tăng trưởng tín dụng mức bình quân hàng năm là 15%, dư nợ cho vay toàn nền kinh tế sẽ vào khoảng 9.675 tỷ đồng vào năm 2020).
Chủ tịch BIDV lưu ý, cần đẩy mạnh các nguồn vốn ngoài ngân sách khác để giảm sức ép cho nguồn vốn tín dụng cho ngân hàng, cụ thể xem xét hình thành các quỹ hỗ trợ, phát triển PPP với nguồn hình thành các quỹ là từ các nguồn thu có phát sinh liên quan đến sử dụng HTGT như: đấu giá biển số xe, các loại phí (xăng dầu, bến bãi...); nguồn thu từ quản lý và khai thác tài sản HTGT...
PPP không phải “chìa khóa thần”
TS.Huỳnh Thế Du (Chương trình Fulbright) dẫn ra các con số khẳng định trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã dành một nguồn vốn rất lớn để đầu tư HTGT, tuy nhiên vấn đề của Việt Nam không phải là thiếu vốn mà là hiệu quả đầu tư. 
TS. Du cũng lưu ý, nhiều nước trên thế giới vốn dành cho HTGT vẫn chủ yếu là vốn ngân sách. Ông dẫn chứng một số quốc gia để minh chứng vai trò của PPP là rất khiêm tốn, đặc biệt mô hình PPP nếu không được thiết kế chặt chẽ với môi trường thể chế tốt rất dễ gây ra những trục trặc và sự thất vọng cho công chúng.  
Chính ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng - Trưởng ban Quản lý đầu tư các dự án PPP (Bộ GTVT) cũng thừa nhận mô hình PPP không chỉ đơn thuần có những ưu điểm mà luôn tồn tại những nguy cơ. Nếu không có cơ chế giám sát rõ ràng, minh bạch cũng như luận chứng kinh tế kỹ thuật hợp lý thì dự án PPP có thể gây thiệt hại cho cộng đồng (trường hợp Nhà nước nhượng bộ quá nhiều, hoặc doanh nghiệp thu quá nhiều trong thời gian  quá dài, hoặc thu chi không công khai, minh bạch, hoặc cạnh tranh không lành mạnh),  ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn các dịch vụ cơ bản của người dân (nếu Nhà nước xã hội hóa toàn bộ các dịch vụ công), kém hiệu quả (không có cơ chế chính sách rõ ràng, ổn định, hay đơn giản là dự án không hiệu quả) hoặc không thực chất (nếu nguồn vốn ngân sách được sử dụng để tham gia đầu tư dưới danh nghĩa lĩnh vực tư nhân)…
“PPP không phải là “chìa khóa thần” để huy động vốn!”- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên quả quyết. Theo ông Kiên và nhiều chuyên gia như GS.TSKH Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT; TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ KH&ĐT; ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương… , vấn đề của ngành Giao thông hiện nay là quy hoạch. 
“Nếu đứng trên kinh tế vĩ mô, đất nước này không thể đáp ứng được nhu cầu cho ngành Giao thông như thế. Đã đến lúc cần phải tổng rà soát lại quy hoạch. Chúng ta làm quy hoạch nhiều, nước ngoài giúp chúng ta không dưới 5 lần nhưng đến nay chưa rõ giao thông Việt Nam đặt trọng tâm vào đâu. Và PPP vừa qua cũng chưa rõ dự án nào thành công, dự án nào chưa…”- ông Lã Ngọc Khuê đề nghị.

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.