“Việt Nam sẽ phải mất hàng thập kỷ mới có bộ dữ liệu hộ tịch hoàn thiện”

Ông Krisztián Gáva - Phó Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp và Hành chính công Hung-ga-ri
Ông Krisztián Gáva - Phó Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp và Hành chính công Hung-ga-ri
(PLO) - Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm gì từ quá trình điện tử hóa hệ thống thông tin về hộ tịch của Hung-ga-ri? Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Krisztián Gáva - Phó Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp và Hành chính công Hung-ga-ri về vấn đề này. 
Một trăm hai mươi năm trước đây, tại Hung-ga-ri, tất cả những thông tin liên quan đến hộ tịch như khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn… đã được đăng ký và quản lý một cách quy củ. Hệ thống mã số định danh cá nhân cũng đã được triển khai tại Hung-ga-ri từ cách đây vài thập kỷ nhưng phải tới ngày 1/7/2014, những thông tin liên quan đến hộ tịch tại đây mới được điện tử hóa hoàn toàn.
“Phải xác định ngay từ đầu cải cách này để làm gì?”
Bộ Tư pháp Việt Nam đang chủ trì xây dựng Dự án Luật Hộ tịch, Dự án Luật Ban hành Quyết định hành chính, trong đó có những cải cách thủ tục hành chính rất lớn, ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm?
- Từ năm 1957 Hung-ga-ri đã có Luật về thủ tục hành chính, điều chỉnh tất cả hoạt động của các cơ quan cung cấp các dịch vụ hành chính.Tất nhiên sau đó Luật này liên tục được chỉnh sửa để phù hợp với điều kiện và tình hình mới. Chính phủ Hung-ga-ri trong những năm gần đây cũng đã có những nỗ lực rất lớn để sửa đổi Luật này để nó mang tính phục vụ ngày càng cao hơn. Bên cạnh đó, việc xây dựng, bố trí lại các cơ quan chức năng liên quan cũng được tiến hành quyết liệt.
Chúng tôi được biết Việt Nam đang xây dựng các văn bản cũng như xúc tiến các công việc cần thiết để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ việc cấp mã số định danh cho công dân, áp dụng vào tất cả các hoạt động liên quan đến hộ tịch. Trước hết, phải khẳng định rằng cải cách là một mục tiêu đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, ngay từ ban đầu, cần xác định là cải cách để làm gì, xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu cá nhân cũng như cấp mã số định danh công dân sau này sẽ phục vụ cho các dịch vụ hành chính công nào? 
Các ông mất thời gian bao lâu để làm việc này?
- Tại nước tôi, từ cách đây 120 năm, tất cả những thông tin liên quan đến hộ tịch như khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn… đã được đăng ký và quản lý một cách quy củ. Hệ thống mã số định danh cá nhân cũng đã được triển khai từ cách đây vài thập kỷ, nhưng phải tới ngày 1/7/2014, những thông tin liên quan đến hộ tịch của chúng tôi mới được điện tử hóa  hoàn toàn.
Nói thế để thấy rằng việc xây dựng Hệ thống dữ liệu công dân, cấp mã số định danh cá nhân cũng như điện tử hóa các thông tin về hộ tịch là một quá trình lâu dài chứ không phải một lúc mà có thể triển khai ngay được.
Vì sao lại mất thời gian như vậy? 
- Việc xây dựng các dữ liệu liên quan đến vấn đề hộ tịch, rất khó có thể làm ngược lại thời gian, thu thập lại thông tin, mà chỉ nên triển khai hệ thống mới từ một thời điểm trở đi. Nếu bây giờ mới bắt đầu triển khai việc thu thập dữ liệu của các cá nhân cho một đất nước 90 triệu dân như Việt Nam thì có khi phải mất hàng thập kỷ mới có được một bộ dữ liệu hộ tịch hoàn thiện của cả nước. Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc cấp mã số định danh cá nhân sẽ là một hệ thống khổng lồ, tốn không ít kinh phí.
Các ông gặp rắc rối gì trong quá trình triển khai? 
- Khó khăn của việc triển khai hệ thống điện tử nằm ở việc xây dựng một logic hoàn toàn mới. Cần phải bỏ các qui định cũ như thời làm hộ tịch trên giấy; đưa ra những qui định mới để có thể tận dụng được hết khả năng công nghệ. Khó khăn nữa là xử lí và nhập các số liệu tích tụ từ 120 năm nay vào hệ thống mới. Không thể đưa được cùng một lúc tất cả các dữ liệu vào hệ thống mới. Để giảm tải công việc, cũng như vì lí do chuyên môn, bên cạnh các sự kiện hộ tịch mới, các số liệu cũ chỉ phải cập nhật vào hệ thống mới trong những trường hợp nhất định được luật qui định. Cũng không phải số liệu nào cũng đưa vào, mà chỉ đưa những số liệu luật qui định.
Ở Hung-ga-ri có những qui định gì liên quan đến mã số định danh cá nhân? 
- Ở Hung-ga-ri, mã số định danh cá nhân đã được cấp cho mỗi công dân từ cách đây vài thập kỷ. Nhìn vào bốn số đầu của dãy mã số, có thể biết được giới tính, ngày tháng năm sinh của một người nào đó. Bốn số cuối của dãy số không chứa dữ liệu gì. 
Tuy nhiên, vào những năm 1990, Tòa án Hiến pháp Hung-ga-ri cho rằng số định danh cá nhân như vậy là vi phạm quyền về bảo mật thông tin cá nhân của công dân. Tòa tuyên bố số định danh cá nhân như là một mã số liên quan đến công tác quản lý dân cư, chỉ có thể chứa đựng các thông tin cá nhân liên quan trực tiếp với quản lí dân cư. Cơ sở dữ liệu này không được phép chứa đựng các thông tin cá nhân không phục vụ mục đích đó, ví dụ các thông tin về tình hình sức khỏe của công dân. Việc xử lí các thông tin liên quan đến công dân phải được qui định bởi pháp luật. 
Cơ quan nào quản lí, có quyền truy cập số liệu này?
- Ở Hung-ga-ri có nhiều cơ sở dữ liệu với các số định danh độc lập của công dân và chỉ có những cơ quan liên quan mới có quyền truy cập dữ liệu đó. Ví dụ có cơ sở dữ liệu riêng về những người đóng thuế, hoặc về những người được hưởng bảo hiểm y tế. Các cơ quan quản lí các thông tin này chỉ có thể cung cấp thông tin cho các cơ quan khác khi cần thiết vì lí do công vụ và được luật cho phép. 
Lập cơ quan chuyên trách chỉ bảo vệ thông tin
Như vậy bản giấy các giấy tờ hộ tịch đã “tuyệt chủng” ở nước ông? 
- Chính phủ không có trách nhiệm phải cấp bản giấy. Nhưng nếu người dân muốn có bản giấy các giấy tờ hộ tịch có ý nghĩa để lưu giữ thì vẫn được cơ quan hành chính cấp cho bản sao, hoặc được nhận lại bản Đăng ký kết hôn đã ký trước mặt chính quyền, sau khi nhân viên nhập các dữ liệu cần thiết vào hệ thống điện tử.  
Vấn đề bảo mật thông tin được các ông triển khai như thế nào? 
- Vấn đề an toàn dữ liệu, bảo vệ tính bảo mật của các dữ liệu cá nhân là vấn đề quan tâm hàng đầu của chúng tôi. Thứ nhất, luật đã quy định rõ ràng ai, trong trường hợp nào,vì lý do gì thì được tiếp cận các thông tin ở cấp độ nào, truyền tiếp đến đâu hay là không. Thứ hai, thông qua các biện pháp kỹ thuật. Chúng tôi có một cơ quan riêng để chuyên bảo vệ hệ thống thông tin hành chính này, đảm bảo không để lộ, lọt thông tin ra ngoài.
Vì sao Hung-ga-ri kiên trì xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cấp mã số định danh cá nhân và điện tử hóa hệ thống thông tin hộ tịch?
- Việc điện tử hóa hệ thống thông tin hộ tịch giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí hành chính, thời gian hành chính của người thụ lý hồ sơ, tiết kiệm thời gian đi lại cho người dân. Đặc biệt, ngoài lợi ích  về mặt kinh tế thì điều này giúp nâng cao sự hài lòng của người dân đối với Nhà nước, tất nhiên phải khi cả hệ thống hoàn chỉnh đi vào hoạt động người dân mới cảm nhận được điều này.  
Ông có thể chứng minh thêm?
- Nói về tiện ích của hệ thống dữ liệu hộ tịch điện tử, tôi xin nêu một ví dụ. Trước đây nếu tôi muốn đăng ký kết hôn thì trước hết tôi phải về quê, đến Văn phòng hộ tịch xin cấp bản sao giấy khai sinh, rồi mang bản sao đó lên Thủ đô nộp vào cơ quan hành chính để xin đăng kí kết hôn. Nay tôi chỉ cần đến cơ quan hành chính cho biết là tôi có nguyện vọng đăng ký kết hôn, cơ quan hành chính sẽ tự tra cơ sở dữ liệu của họ là có ngay thông tin, không cần nộp giấy tờ gì khác. 
Mặc dù hệ thống chính trị cũng như tổ chức bộ máy nhà nước của Việt Nam, Hung-ga-ri có những khác biệt nhưng tôi tin rằng những nỗ lực cũng như những kinh nghiệm mà chúng tôi có được trong quá trình cải cách hệ thống hành chính có thể là những kinh nghiệm tốt để các đồng nghiệp Việt Nam tham khảo. 
Xin trân trọng cảm ơn ông! 
Theo dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Việt Nam (trọng tâm là xây dựng, cấp mã số định danh cá nhân, trùng với số chứng minh nhân dân 12 số mới), mục tiêu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu này là để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu chính đáng của công dân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng thống nhất trên toàn quốc và quản lý tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 
Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm: Họ và tên, số định danh cá nhân, ảnh cá nhân, quê quán, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ bảo hiểm y tế, mã số thuế cá nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi ở...

Tin cùng chuyên mục

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Đọc thêm

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.

Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận xử lý bản án khó với phương châm “tôn trọng sự thỏa thuận”

Ông Trịnh Minh Thuận, Chấp hành viên trung cấp, Cục THADS tỉnh Yên Bái.
(PLVN) - Vụ việc thi hành Bản án số 03/2020/DS-ST ngày 04/8/2020 của TAND tỉnh Yên Bái từng gây không ít khó khăn do những khúc mắc chưa được giải quyết triệt để và những mâu thuẫn kéo dài giữa các bên đương sự. Với tinh thần trách nhiệm, sự nhạy bén và tâm huyết, Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận đã thành công tháo gỡ nút thắt, đưa vụ việc đến một kết thúc có hậu, để lại nhiều bài học ý nghĩa trong công tác thi hành án.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL).
(PLVN) -Ngày 23/12, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL). Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Nữ cán bộ Tư pháp giỏi “Cầm, kỳ, thi, họa” ở Lào Cai

Chị Nguyễn Lê Hằng, Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Từ một người “ngoại đạo” rồi bén duyên với nghề Tư pháp, hơn 20 năm nay, chị Nguyễn Lê Hằng - Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ . Không chỉ giỏi công việc chuyên môn, chị Hằng còn có khiếu văn chương, nghệ thuật và chị dùng luôn năng khiếu của mình để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở.

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM
(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”
(PLVN) -  Để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm vững quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video Pháp Luật tổ chức Hội thảo về “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ diễn ra vào ngày chiều 25/12/2024 tại TP. HCM.

Bình Định vượt chỉ tiêu thi hành án dân sự

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã thi hành xong 8.529 việc và về tiền thi hành hơn 717 tỷ đồng; vượt chỉ tiêu cả về việc và tiền so với chỉ tiêu của Tổng cục THADS giao.

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024
(PLVN) - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp cùng các lãnh đạo Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng
(PLVN) -  Thấm nhuần tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành động lực quan trọng giúp vùng quê cách mạng - Thái Nguyên chuyển mình mạnh mẽ. Từ những ngôi làng từng chịu nhiều khó khăn, nay đời sống người dân đã được cải thiện rõ rệt, kinh tế phát triển bền vững. Những đổi thay ấy không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước mà còn góp phần đưa Thái Nguyên trở thành “điểm sáng” trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.