Thu hồi đất - đừng để dân bị “bần cùng hóa“

GS. Đặng Hùng Võ: “Muốn tạo sự đồng thuận thì bản thân pháp luật phải được thực thi, không thể để tình trạng luật qui định, không ai thực hiện cũng chẳng chết ai”
GS. Đặng Hùng Võ: “Muốn tạo sự đồng thuận thì bản thân pháp luật phải được thực thi, không thể để tình trạng luật qui định, không ai thực hiện cũng chẳng chết ai”
(PLO) - Sự đồng thuận của người dân trong quá trình thu hồi đất chính là  “chìa khóa” để tạo nên sự ổn định trong quản lý và sử dụng đất đai, giảm những khiếu kiện về đất đai trong quá trình Nhà nước thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Tại Tọa đàm về các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 do Liên minh Đất đai (LANDA) với sự hỗ trợ của Oxfam tổ chức hôm 29/3, việc thu hồi đất theo dự án dựa trên nguyên tắc đồng thuận giữa nhà đầu tư và người dân bị thu hồi đất. 
Việc TP.Hồ Chí Minh quy định sử dụng dịch vụ định giá đất độc lập để xác định giá đất phù hợp được xem như mô hình “mẫu” về hiệu quả kết hợp giữa sự đồng thuận của người dân, vai trò quản lý của Nhà nước và trách nhiệm của nhà đầu tư để thực hiện cơ chế “Nhà nước quyết định giá đất” theo quy định tại Điều 114 Luật Đất đai 2013. 
Chia sẻ lợi ích công bằng
Cơ chế này sẽ giúp nhà đầu tư chủ động trong triển khai thực hiện, dễ dàng tạo đồng thuận giữa nhà đầu tư sẽ được nhận đất và những người sẽ bị mất đất trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo dự án đầu tư; đồng thời giảm nhẹ được khối lượng công việc của các cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình này. 
Qua nghiên cứu của LANDA, số lượng khiếu kiện của người bị thu hồi đất là rất ít, đa số là hài lòng với phương án này của chính quyền TP dù cơ chế này còn bị đánh giá là “chưa công bằng” khi người dân ở TP.HCM có điều kiện nhận được mức giá đền bù cao hơn ở các nơi khác do được thỏa thuận về giá với nhà đầu tư. 
Bài toán cốt lõi là chia sẻ lợi ích từ đất đai như thế nào vẫn chưa được giải quyết khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đã được Đà Nẵng giải quyết khi thu hồi đất theo qui hoạch với cơ chế tạo sự “chia sẻ lợi ích giữa Nhà nước và người dân”. 
Theo đó, chính quyền làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, đối thoại với người dân về giải phóng mặt bằng, áp dụng một mức giá tái định cư, đền bù đồng đều trên toàn TP cùng chính sách “đất đổi đất”. Kinh nghiệm này đã được đánh giá là biến “người bị thu hồi đất” thành “người được thu hồi đất”, rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng nhưng… lại khó áp dụng cho các địa phương chưa hấp dẫn đầu tư.
Triệt tiêu hệ lụy 
Từ những nghiên cứu về thực tiễn tại TP.Đà Nẵng, (TP.HCM, LANDA) cho rằng, trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 đang được xây dựng, cần đặc biệt quan tâm đến tính công khai, minh bạch; sự tham gia của người dân; tính đồng thuận trong suốt quá trình chuyển dịch đất đai từ qui hoạch, thực hiện qui hoạch, giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giám sát và đánh giá gắn với công cụ để người dân thực hiện quyền giám sát của mình; quyền về đất đai do Nhà nước bảo đảm đối với các nhóm yếu thế (nông dân, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo); trình tự, thủ tục Nhà nước quyết định giá đất bảo đảm công bằng và khách quan, hỗ trợ đời sống, việc làm, thu nhập của những người bị Nhà nước thu hồi đất.
Từ góc độ một chuyên gia, người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, muốn tạo sự đồng thuận thì bản thân pháp luật phải được thực thi, “không thể để tình trạng luật qui định, không ai thực hiện cũng chẳng chết ai” như việc Luật Đất đai 2003 có qui định về giá đất song người dân thường không hài lòng về giá đất được áp dụng trong tính giá trị bồi thường, hỗ trợ vì luôn thấp hơn giá thị trường tại cùng thời điểm. Hạn chế này đã được khắc phục bằng những qui định có nhiều tiến bộ trong Luật Đất đai 2013 nhưng cần được hướng dẫn để “không mang tính hình thức và có sức sống”.
Ngoài ra, vấn đề hỗ trợ bồi thường khi thu hồi đất để người bị thu hồi đất giữ được cuộc sống tương đương hoặc tốt hơn với trước là “một câu chuyện lớn”, như nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các tổ chức thành viên của LANDA. Vì thế, giải quyết sinh kế cho người dân để họ không bị “bần cùng hóa” sau thu hồi đất phải được quan tâm trong các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013, cũng là cách để triệt tiêu các hệ lụy xã hội phát sinh từ những vùng đất bị thu hồi cho quá trình phát triển…

Tin cùng chuyên mục

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Đọc thêm

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.

Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận xử lý bản án khó với phương châm “tôn trọng sự thỏa thuận”

Ông Trịnh Minh Thuận, Chấp hành viên trung cấp, Cục THADS tỉnh Yên Bái.
(PLVN) - Vụ việc thi hành Bản án số 03/2020/DS-ST ngày 04/8/2020 của TAND tỉnh Yên Bái từng gây không ít khó khăn do những khúc mắc chưa được giải quyết triệt để và những mâu thuẫn kéo dài giữa các bên đương sự. Với tinh thần trách nhiệm, sự nhạy bén và tâm huyết, Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận đã thành công tháo gỡ nút thắt, đưa vụ việc đến một kết thúc có hậu, để lại nhiều bài học ý nghĩa trong công tác thi hành án.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL).
(PLVN) -Ngày 23/12, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL). Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Nữ cán bộ Tư pháp giỏi “Cầm, kỳ, thi, họa” ở Lào Cai

Chị Nguyễn Lê Hằng, Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Từ một người “ngoại đạo” rồi bén duyên với nghề Tư pháp, hơn 20 năm nay, chị Nguyễn Lê Hằng - Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ . Không chỉ giỏi công việc chuyên môn, chị Hằng còn có khiếu văn chương, nghệ thuật và chị dùng luôn năng khiếu của mình để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở.

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM
(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”
(PLVN) -  Để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm vững quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video Pháp Luật tổ chức Hội thảo về “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ diễn ra vào ngày chiều 25/12/2024 tại TP. HCM.

Bình Định vượt chỉ tiêu thi hành án dân sự

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã thi hành xong 8.529 việc và về tiền thi hành hơn 717 tỷ đồng; vượt chỉ tiêu cả về việc và tiền so với chỉ tiêu của Tổng cục THADS giao.

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024
(PLVN) - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp cùng các lãnh đạo Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng
(PLVN) -  Thấm nhuần tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành động lực quan trọng giúp vùng quê cách mạng - Thái Nguyên chuyển mình mạnh mẽ. Từ những ngôi làng từng chịu nhiều khó khăn, nay đời sống người dân đã được cải thiện rõ rệt, kinh tế phát triển bền vững. Những đổi thay ấy không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước mà còn góp phần đưa Thái Nguyên trở thành “điểm sáng” trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.