Thu hồi đất phải bảo đảm quyền lợi cho người dân

Hôm qua (26/9), tiếp tục chương trình làm việc, các Đại biểu Quốc hội chuyên trách đã cho ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều nội dung đáng chú ý như về thu hồi đất, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất, xử lý sai phạm về đất đai…

Hôm qua (26/9), tiếp tục chương trình làm việc, các Đại biểu Quốc hội chuyên trách đã cho ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều nội dung đáng chú ý như về thu hồi đất, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất, xử lý sai phạm về đất đai…

Thu hồi đất phải đảm bảo quyền lợi của người dân
Thu hồi đất phải đảm bảo quyền lợi của người dân

“Chặn” tình trạng thu hồi tùy tiện

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, các quy định về thu hồi đất trong Dự thảo Luật vẫn còn nhiều bất cập, cần bổ sung. Cụ thể, diện thu hồi đất bằng cơ chế hành chính vẫn còn quá rộng. Thêm nữa, khái niệm thu hồi đất cho một số “dự án phát triển kinh tế, xã hội”  dễ bị lợi dụng, cần phải được cụ thể hóa ngay trong Luật (mà không giao cho Chính phủ quy định).

Thừa nhận thực tế khó tìm được sự đồng thuận 100% ở người dân có đất bị thu hồi trong một dự án, gây khó khăn cho chủ đầu tư khiến dự án bị chậm tiến độ, bà Lê Thị Nga cho rằng, nhà đầu tư thường không thích cơ chế tự thỏa thuận với dân, vì cũng có trường hợp việc thỏa thuận kéo dài, ách tắc. Vậy thì cần có quy định với dự án đền bù giải phóng mặt bằng đã được sự đồng thuận của 70 – 80% số hộ có đất thì 20% còn lại cũng phải di dời.

Trước băn khoăn của một số đại biểu (ĐB) nếu không quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang khẳng định sẽ xem xét lại một số khoản, mục tại Điều 62 của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để hạn chế tình trạng nói trên.

Đề cập tình trạng khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai diễn biến phức tạp làm mất thời gian của các cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân trong thời gian qua, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do Luật Đất đai hiện hành chưa quy định thật cụ thể về thu hồi đất, giá đất không hợp lý, lợi ích giữa nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi còn chênh lệch quá nhiều.

“Tôi đồng tình là việc thu hồi đất được quy định trong Hiến pháp một cách tổng thể, còn Luật Đất đai sửa đổi sẽ quy định cụ thể về từng trường hợp thu hồi đất” - ông Vinh nói. Cũng theo ĐB Vinh, có ý kiến cho rằng Dự luật vẫn nghiêng về tạo thuận lợi cho nhà quản lý và nhà đầu tư mà “nhẹ” về đảm bảo quyền lợi của dân; phải giải tỏa được tâm lý này mới an dân.

Đừng để người dân bức xúc vì dự án “treo”

ĐB Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) ghi nhận những tiếp thu, chỉnh lý Dự luật so với Dự thảo được đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội trước nhưng ông cho rằng “vẫn chưa triệt để”. ĐB Hương đề nghị bổ sung cả những trường hợp đất bị sụt lún, những trường hợp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, thời tiết bất thường khác, có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn của con người. “Các trường hợp thu hồi đất này không có yếu tố lỗi của Nhà nước, không có yếu tố lỗi của người sử dụng đất, nhưng khi xảy ra thì bà con ở những vùng núi, khó khăn cũng cần được bồi thường và cần được hỗ trợ để ổn định đời sống”.

Liên quan đến trường hợp đất bị thu hồi do quá trình sử dụng vi phạm pháp luật về đất đai, ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) phản ánh về thực tế có rất nhiều dự án khu sinh thái, khu du lịch rộ lên một thời, đã được xây dựng dang dở. Thu hồi đất này có đền bù những tài sản trên đất đã xây dựng không?. Không đền bù thì vi phạm quyền tài sản của nhà đầu tư, mà đền thì chi phí rất lớn, lấy ở đâu ra? – ĐB Sinh hỏi.

Quan tâm đặc biệt đến quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch, ĐB Đỗ Văn Đương - Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp chỉ ra thực tế: “Có hàng triệu hộ dân trong vùng quy hoạch thì quyền sử dụng đất của họ đến đâu, trong khi có dự án treo hàng chục năm, thậm chí cả đời người. Đây là vấn đề rất bức xúc”. Mặc dù đã thấy “thấp thoáng” trong quy định tại Điều 49 Dự thảo Luật nhưng theo ĐB Đương vẫn chưa rõ.

Ghi nhận ý kiến ĐB Đương, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lưu ý cơ quan soạn thảo, thẩm tra cần quy định làm sao vừa đảm bảo quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch nhưng cũng ngăn chặn tình trạng lợi dụng để trục lợi tiền đền bù... Dự án Luật Đất đai sửa đổi dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tới đây.

Trước đó, tại Phiên họp thứ 21,  báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, không quy định các dự án khác tại Khoản 1 Điều 63 để hạn chế tùy tiện trong việc thu hồi đất.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và chỉnh lý  theo hướng quy định cụ thể một số dự án, công trình thuộc diện Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội; bổ sung quy định việc thu hồi đất phải được HĐND cấp tỉnh thông qua đối với các dự án, công trình xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp, khai thác khoáng sản quy mô lớn, khu chế biến nông, lâm, thủy, hải sản tập trung.

Thu Hằng

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện.