Nhiều khó khăn khi xử lý các khoản tiền thi hành án

Chấp hành viên gặp khó khi xử lý tiền thi hành án. Ảnh minh hoạ.
Chấp hành viên gặp khó khi xử lý tiền thi hành án. Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Luật Thi hành án dân sự (THADS) sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có nhiều quy định về thứ tự các khoản tiền được ưu tiên thanh toán khi THADS, thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản THADS. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quy định này đang gây không ít khó khăn cho chấp hành viên khi tiến hành xử lý các khoản tiền thi hành án.

Theo khoản 1 Điều 47 Luật THADS 2014 thì thứ tự các khoản tiền được ưu tiên thanh toán như sau: Tiền cấp dưỡng, tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động, tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần; Án phí, lệ phí Tòa án; Các khoản phải thi hành án (THA) khác theo bản án, quyết định. 

Trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được THA thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được THA và sẽ ưu tiên về tiền cấp dưỡng, tiền lương...; án phí, lệ phí Tòa án; cuối cùng là các khoản phải thi hành theo bản án, quyết định.

Số tiền THA thu theo quyết định cưỡng chế THA được thanh toán cho những người được THA tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó; số tiền còn lại được thanh toán cho những người được THA theo các quyết định THA khác tính đến thời điểm thanh toán; Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được THA hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này.

Còn trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được THA thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản theo quy định tại Điều này. Riêng tiền thi hành án về phá sản thực hiện thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản. 

Hướng dẫn quy định tại Điều 47 Luật THADS, khoản 6 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định trường hợp đương sự tự nguyện giao nhà ở là tài sản duy nhất nhưng số tiền thu được không đủ để thanh toán các nghĩa vụ THA mà người phải THA không còn đủ tiền để thuê nhà ở hoặc tạo lập nơi ở mới thì chấp hành viên thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS.

Cụ thể, khoản 5 Điều 115 Luật THADS quy định trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải THA cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ THA mà người phải THA không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được THA, chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 1 năm.

Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục THADS tỉnh Gia Lai Đào Trọng Giáp, pháp luật hiện lại chưa quy định rõ việc có trích tiền thuê nhà cho người thứ ba hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đã dùng nhà ở duy nhất của mình để đảm bảo cho người phải THA vay tài sản đã được Tòa án tuyên trong bản án, quyết định có được hỗ trợ tiền thuê nhà ở hay không.

Bên cạnh đó, hướng dẫn về thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản THA tại khoản 3 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người được THA là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế - xã hội thì việc chi trả tiền THA thực hiện bằng chuyển khoản”.

Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện là không quy định rõ trường hợp chuyển khoản từ tài khoản gửi tiết kiệm ở ngân hàng sang tài khoản của đương sự. Vì thực tế những vụ việc chưa giao được tài sản phải gửi tiết kiệm ngân hàng, cơ quan THA phải làm thủ tục rút tiền về gửi vào tài khoản tạm giữ, sau đó mới chuyển vào tài khoản cho đương sự. Như vậy mất rất nhiều thời gian, thủ tục rườm rà, ảnh hưởng đến kết quả THA…

Với các quy định trên thì việc thanh toán tiền THA không còn được ưu tiên thanh toán cho người được THA theo quyết định cưỡng chế THA. Chấp hành viên phải rà soát, xác định những bản án, quyết định có liên quan có trước thời điểm có quyết định cưỡng chế để thực hiện các thủ tục chi trả tiền theo quy định. “Việc quy định này về cơ bản đã gây khó khăn cho chấp hành viên khi tiến hành xử lý tiền THA theo quy định, kéo dài thời gian tổ chức THA” – ông Giáp cho hay. 

Tin cùng chuyên mục

Để chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khả thi và đi vào thực tiễn

Để chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khả thi và đi vào thực tiễn

(PLVN) - Ngày 27/8, tại Đà Nẵng, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý về dự thảo Đề án “Chuyển đổi số trong công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025- 2030” với sự tham gia của các chuyên gia và lãnh đạo Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng cùng các tỉnh Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Định…

Đọc thêm

Bản lĩnh người lính quân hàm xanh trên mặt trận phòng, chống tội phạm ma túy

Bản lĩnh người lính quân hàm xanh trên mặt trận phòng, chống tội phạm ma túy
(PLVN) - Trực tiếp cùng đồng đội phát hiện, tham mưu và tham gia bắt giữ, điều tra, xử lý 293 chuyên án, vụ án với 382 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ hơn 600kg ma túy các loại... là thành tích của Đại úy Vũ Văn Cường, Phó Đồn trưởng Nghiệp vụ, Đồn Biên phòng Si Pha Phìn, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên - 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.

Ngành Tư pháp Vĩnh Phúc góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Ông Vũ Giang Hậu, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp Vĩnh Phúc
(PLVN) -Trên cơ sở bám sát Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình hành động và Chương trình công tác Tư pháp năm 2024 của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, ngành Tư pháp Vĩnh Phúc đã tích cực, chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện toàn diện công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh. Các nhiệm vụ công tác tư pháp được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo đầy đủ, thống nhất trên các lĩnh vực bằng chương trình, kế hoạch cụ thể.

Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái: “Đổi mới và hoàn thiện tổ chức, hoạt động thi hành án là vấn đề có tính chiến lược”

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái, trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN với các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, yêu cầu về đổi mới và hoàn thiện tổ chức, hoạt động thi hành án trong tình hình mới được coi là vấn đề có tính chiến lược với những bước đi thích hợp. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của ông về vấn đề này. 

Sở Tư pháp Bạc Liêu họp mặt kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Ngành Tư pháp

Sở Tư pháp Bạc Liêu họp mặt kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Ngành Tư pháp
(PLVN) - Mỗi năm, cứ vào tháng 8, lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Tư pháp Bạc Liêu lại có dịp cùng nhau ôn lại quá trình xây dựng và trưởng thành, phát huy những truyền thống vẻ vang, quý báu, khẳng định niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tăng cường phối hợp với các cơ quan triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu thành phần cấu tạo nên chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự

Một Hội nghị tập huấn do Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tổ chức
(PLVN) - Nhằm phấn đấu cải thiện chỉ số thành phần PCI để đạt được mục tiêu tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tư pháp Vĩnh Phúc đã tăng cường phối hợp với các cơ quan triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu thành phần cấu tạo nên chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

PGS.TS Vũ Văn Phúc: Xây dựng Nhà nước pháp quyền, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “Dân là gốc”, “Dân là chủ”

PGS.TS Vũ Văn Phúc: Xây dựng Nhà nước pháp quyền, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “Dân là gốc”, “Dân là chủ”
(PLVN) - Để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam, chúng ta xác định ba trụ cột cốt lõi, đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết  "Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân trong tình hình mới" của PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. 

Những điểm sáng trong công tác bồi thường nhà nước góp phần vào thành tích chung của Bộ, ngành Tư pháp

Những điểm sáng trong công tác bồi thường nhà nước góp phần vào thành tích chung của Bộ, ngành Tư pháp
(PLVN) -Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2024) là dịp để các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Tư pháp ôn lại truyền thống vẻ vang của Ngành qua 79 năm xây dựng, phát triển, qua đó phát huy sự đoàn kết, thống nhất, hăng hái thi đua, cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, phấn đấu xây dựng Ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.