Luật Đầu tư công (sửa đổi): Cắt giảm thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì phiên thẩm định.
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì phiên thẩm định.
(PLVN) -Ngày 23/8, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng Luật Đầu tư công. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp.

Đơn giản hoá trình tự, thủ tục thực hiện kế hoạch vốn ODA

Tại phiên họp, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Luật Đầu tư công năm 2019 đã quy định nhiều nội dung mới, cải cách, đột phá về tư tưởng và quan điểm; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian chấp hành, tạo sự chủ động, linh hoạt và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong quản lý đầu tư công. Luật cũng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện, đưa vào khai thác, sử dụng nhiều dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng, đường cao tốc, liên vùng, ven biển…

Tuy nhiên, sau gần 05 năm thực hiện, Luật Đầu tư công năm 2019 cũng đã bộc lộ một số khó khăn, hạn chế, một số quy định chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Luật Đầu tư công (sửa đổi) cơ bản kế thừa các ưu điểm, kết quả đạt được của Luật Đầu tư công năm 2019, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, hạn chế phát sinh trong quá trình triển khai, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hoá trình tự, thủ tục và thể chế hoá một số nội dung thí điểm đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đất nước trong tình hình mới.

Đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư trình bày tại phiên thẩm định.

Đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư trình bày tại phiên thẩm định.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi) tập trung vào các nhóm chính sách như : Luật hoá các chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Chính phủ về các cơ chế, chính sách thí điểm đã được Quốc hội cho phép áp dụng và phát huy hiệu quả trong thời gian qua; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm phát huy tính linh hoạt, chủ động, đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương trong quản lý và thực hiện dự án, kế hoạch đầu tư công; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án, đa dạng hoá các hình thức, phương thức quản lý, thực hiện dự án, huy động năng lực quản lý và nguồn lực của địa phương, các thành phần kinh tế khác trong thực hiện dự án đầu tư công…

Góp ý vào đề nghị, ông Trần Quang Anh, Vụ Pháp chế và Kiểm soát nội bộ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, Luật Đầu tư công 2014 không quy định các nội dung cấp phép bố trí ngân sách trung ương cho doanh nghiệp nhà nước để đầu tư vào hỗ trợ nợ, đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ cũng như nguồn vốn ngân sách nhà nước để duy trì, bảo dưỡng, xây dựng các công trình hồ đập, thuỷ lợi. Điều này dẫn tới việc một số doanh nghiệp như Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ giao dự án đầu tư nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách nhà nước khiến tiến độ các dự án bị chậm trễ. Vì vậy, đồng chí đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội dung này để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Đối với chính sách về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm phát huy tính linh hoạt, chủ động, đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương trong quản lý và thực hiện dự án, kế hoạch đầu tư công, ông Bùi Phương Đông, Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhất trí với việc đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án và thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm vốn ngân sách trung ương giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, việc phân cấp này sẽ góp phần không nhỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án. Cùng với đó, để giảm bớt các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp đầu tư, ông Bùi Phương Đông đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu quy định trình tự, thủ tục áp dụng với các nguồn vốn vay ODA cho các doanh nghiệp vay lại theo hướng trình tự, thủ tục đầu tư về vốn ban đầu sẽ tuân theo Luật Đầu tư công còn quá trình thực hiện dự án đầu tư sẽ được xác định như quy trình vay thương mại và tuân theo quy định pháp luật chuyên ngành.

Ngoài ra, ông Bùi Phương Đông cũng đề xuất cho phép các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được làm cơ quan chủ quản dự án đầu tư công và đề nghị làm rõ việc cho phép doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ do Nhà nước sở hữu là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là như thế nào.

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã tập trung trao đổi, thảo luận về các nội dung đề nghị đề nghị không kéo dài thời gian giải ngân sang năm sau; cân nhắc không đưa nội dung về việc bổ sung quy định cơ quan gửi đề xuất dự án sử dụng vốn nước ngoài cho công ty con của doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ vào phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công; nghiên cứu, bổ sung quy định về điều kiện, nguyên tắc, thời gian bố trí vốn chuẩn bị đầu tư…

Cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng ghi nhận các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định và cho biết Bộ Tư pháp sẽ tiếp thu và thể hiện đầy đủ các ý kiến tại Báo cáo thẩm định. Thứ trưởng cũng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và sự chủ động, nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc kịp thời chuẩn bị hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công. Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết minh thêm về tính cấp bách, sự cần thiết của 5 chính sách để đề xuất xây dựng Luật này theo quy trình rút gọn, thông qua trong 1 kỳ họp Quốc hội.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu kết luận phiên thẩm định.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu kết luận phiên thẩm định.

Về sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, Thứ trưởng yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung cơ sở chính trị để ban hành Luật là 1 trong 3 đột phá chiến lược của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về cải cách thể chế, Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới và một số nghị quyết khác có liên quan tới đầu tư công.

Về tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, Thứ trưởng lưu ý cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định với Hiến pháp và các luật khác như Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp, Luật Ngân sách nhà nước… Ngoài ra, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cần rà soát lại nội dung về phân loại dự án; dự án triển khai trên hai hoặc nhiều đơn vị hành chính; nghiên cứu các giải pháp để rút ngắn thời gian thực hiện dự án như chuẩn bị đầu tư hiệu quả, tăng cường cắt giảm thủ tục hành chính…

Đọc thêm

Chặt chẽ, công khai, minh bạch trong đấu giá tài sản trực tuyến

Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 5/9, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản với sự chủ trì của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) -Chiều 5/8, Bộ Tư pháp tổ chức Họp Hội đồng thẩm định Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Vị luật sư miệt mài “trao” kiến thức pháp luật miễn phí đến người dân

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Vị luật sư miệt mài “trao” kiến thức pháp luật miễn phí đến người dân
(PLVN) - Hơn 20 năm qua, luật sư (LS) Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã miệt mài với công tác “gieo” kiến thức pháp luật đến các đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách… trên địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh biên giới phía Bắc. Với LS Nguyễn Văn Hà, việc làm này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là đam mê.

Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua một dự thảo Luật. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Có thể coi các yêu cầu “dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán” như những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Ông Nguyễn Túc: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân"

Ông Nguyễn Túc: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân"
(PLVN) -  Theo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam,  Mặt trận đã có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực và chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội các chủ trương, chính sách về an sinh xã hội, các phong trào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Tuổi trẻ Bộ Tư pháp: Chủ động, tích cực học tập và làm theo lời Bác

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức lễ báo công và dâng hương tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thanh niên sự quan tâm sâu sắc, người cho rằng: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Người thường xuyên động viên tuổi trẻ tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước.

Tập trung các vụ “đại án”, Thi hành án dân sự quyết tâm “về đích sớm”

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh (ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Năm 2024 là năm xét xử nhiều đại án, đồng nghĩa với việc các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) phải tập trung nguồn lực lớn để giải quyết. Thời gian công tác năm 2024 chỉ còn chưa đầy 1 tháng, do đó đây là thời điểm nước rút để đẩy nhanh việc thi hành các vụ án lớn, hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường nhà nước

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Sáng 30/8, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Cục Bồi thường Nhà nước – Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

"Khi pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử, con người sẽ soi chiếu hành vi và điều chỉnh hành vi của mình"

"Khi pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử, con người sẽ soi chiếu hành vi và điều chỉnh hành vi của mình"
(PLVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” đã đề ra rất nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 20230. Đ ể đạt đến các mục tiêu này, việc xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị và toàn xã hội là rất quan trọng.

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

(PLVN) - Đây là nhận định của Tiến sĩ Samuel J. Juett - Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại buổi tập huấn "Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới" do Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức sáng nay, 30/8.