​Hải Phòng: Tuyên truyền, phổ biến luật mới đến cán bộ cơ sở

Sở Tư pháp Hải Phòng phối hợp với UBND quận Hồng Bàng tổ chức Hội nghị phổ biến Luật đất đai 2024; Luật căn cước công dân năm 2023 và kỹ năng hoà giải ở cơ sở.
Sở Tư pháp Hải Phòng phối hợp với UBND quận Hồng Bàng tổ chức Hội nghị phổ biến Luật đất đai 2024; Luật căn cước công dân năm 2023 và kỹ năng hoà giải ở cơ sở.
(PLVN) - Chiều 23/8, Sở Tư pháp Hải Phòng phối hợp với UBND quận Hồng Bàng tổ chức “Hội nghị phổ biến Luật đất đai 2024; Luật căn cước công dân năm 2023 và kỹ năng hoà giải ở cơ sở”.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hồng Bàng Lê Thị Vân cho biết, Việc tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2024, Luật Luật Căn cước năm 2023 và kỹ năng hòa giải ở cơ sở là thực sự cần thiết, nhằm trang bị cho đội ngũ công chức tư pháp, địa chính nói riêng và cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn TP nói chung kiến thức và những quy định mới của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hồng Bàng Lê Thị Vân phát biểu khai mạc hội nghị.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hồng Bàng Lê Thị Vân phát biểu khai mạc hội nghị.

​Thông qua Hội nghị, các thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện; báo cáo viên pháp luật, tập huấn viên, tuyên truyền viên pháp luật sẽ tập trung lĩnh hội để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Đất đai, Luật Căn cước và kỹ năng hòa giải ở cơ sở, góp phần đưa các quy định của pháp luật nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống.

Bà Phạm Thị Liên, Giảng viên Trường Chính trị Tô Hiệu phổ biến Luật Đất đai 2024.

Bà Phạm Thị Liên, Giảng viên Trường Chính trị Tô Hiệu phổ biến Luật Đất đai 2024.

​Tại hội nghị, bà Phạm Thị Liên, Giảng viên Trường Chính trị Tô Hiệu trực tiếp phổ biến những điểm mới trong Luật Đất đai năm 2024. Theo bà Liên, việc tuyên truyền pháp luật là khâu đầu tiên, là cầu nối đưa các bộ luật vào cuộc sống. Luật đất đai 2024 có những điểm mới quan trọng đáp ứng yêu cầu quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai.

Hội nghị góp phần đưa các quy định của pháp luật nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống.

Hội nghị góp phần đưa các quy định của pháp luật nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống.

​Những điểm mới của Luật Đất đai 2024 quy định rõ: mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân; bỏ quy định về khung giá đất; bảng giá đất được xây dựng hàng năm; phương pháp định giá đất; từ năm 2025 không còn cấp đất cho hộ gia đình; thay đổi tên gọi “sổ đỏ”, “sổ hồng”; giá đất khi tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; sửa đổi cách xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản; công bố, công khai tất cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phải hoàn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất;…

Thượng uý Nguyễn Thế Hoàn, Phòng Quản lý Hành chính, Công an TP Hải Phòng phổ biến Luật Căn cước 2023.

Thượng uý Nguyễn Thế Hoàn, Phòng Quản lý Hành chính, Công an TP Hải Phòng phổ biến Luật Căn cước 2023.

​Cũng tại hội nghị, Thượng uý Nguyễn Thế Hoàn, Phòng Quản lý Hành chính, Công an TP Hải Phòng đã phổ biến về Luật Căn cước 2023. Từ ngày 1/7/2024, mỗi công dân sẽ được cấp một căn cước điện tử để thuận tiện trong các giao dịch hành chính. Luật Căn cước 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, khi đó thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước và căn cước điện tử sẽ được sử dụng.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng nghe báo cáo viên phổ biến kỹ năng hoà giải ở cơ sở.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng nghe báo cáo viên phổ biến kỹ năng hoà giải ở cơ sở.

​Ngoài ra, các đại biểu cũng đã nghe báo cáo viên Trần Minh Nghĩa, cán bộ Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP phổ biến kỹ năng hoà giải ở cơ sở. Theo đó, đối với TP Hải Phòng, sau 10 năm thi hành Luật Hoà giải cơ sở, địa phương hiện có hơn 1.900 tổ hoà giải ở cơ sở với hơn 11.000hoà giải viên và trong hơn 10 năm qua, đội ngũ hoà giải viên ở TP Hải Phòng đã giải quyết được hơn 20.000 vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở và tỉ lệ hoà giải thành công cũng đạt gần 80%.

​Sau hơn 10 năm Luật đi vào cuộc sống, ý nghĩa, thành quả của Luật hoà giải mang lại rất lớn, không những đối với các gia đình đã hoà giải được các mâu thuẫn, tranh chấp ngay tại cơ sở, giữ gìn được tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm mà rộng hơn nữa là góp phần đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện để kinh tế xã hội phát triển…

Đọc thêm

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”
(PLVN) - Tiếp tục chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương, chiều 12/9/2024, Đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương làm trưởng đoàn.

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)
(PLVN) - Sáng 12/9/2024, Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương do ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp, làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Cùng đi có đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…

Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ
(PLVN) -Trong 2 ngày11 và 12/9, Công đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội đã ủng hộ 250.000.000 đồng để cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn Bộ Tư pháp, phường Đồng Nguyên, TP Từ Sơn, Bắc Ninh ủng hộ đồng bào và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bão lũ.

Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Cần đảm bảo tính khả thi, đi vào cuộc sống

TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL, Phó trưởng Ban soạn thảo Đề án phát biểu khai mạc hội thảo
(PLVN) -  Chiều 11/09, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo “ Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030 ” do TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật , Bộ Tư pháp , Phó Trưởng ban Ban soạn thảo Đề án và ô ng Phạm Quang Hiếu, Quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Bộ Tư pháp ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Ngày 12/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 979/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (Đề án 979). Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Đề án 979, ngày 09/9/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 1666/QĐ-BTP ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).

TP Hồ Chí Minh: Nhiều mô hình hiệu quả trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Lê Vệ Quốc phát biểu chỉ đạo tọa đàm
(PLVN) -  Sáng ngày 11/9, tại Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi Tọa đàm Trao đổi, nắm bắt thông tin về việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022; số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Tư pháp tổ chức.

Khánh Hòa tập huấn kỹ năng chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Ngày 11/9, Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức và các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ở địa phương.