Thừa Thiên Huế: Cần tăng cường công tác kiểm tra văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế.
(PLVN) - Chiều ngày 23/8, Đoàn Công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản Quy phạm pháp luật và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật năm 2024.

Tiếp và làm việc với đoàn kiểm tra có ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Báo cáo tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết, thời gian qua, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản Quy phạm pháp luật (QPPL) trên địa bàn tỉnh cơ bản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Về công tác kiểm tra văn bản QPPL, tại cấp tỉnh, Ban pháp chế HĐND tỉnh thực hiện tự kiểm tra đối với 127/127 Nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành. Sở Tư pháp thực hiện tự kiểm tra đối với 259 Quyết định do UBND tỉnh ban hành. Tại cấp huyện, Ban Pháp chế HĐND huyện thực hiện tự kiểm tra đối với 65/65 Nghị quyết do HĐND huyện ban hành. Qua hoạt động tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành không phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật.

Sở Tư pháp đã thực hiện kiểm tra 82/82 văn bản QPPL do HĐND, UBND cấp huyện gửi đến. Qua đó, đã phát hiện và kiến nghị xử lý 03 văn bản ban hành trái thẩm quyền (02 Nghị quyết, 01 Quyết định). Đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm 03 văn bản này. Tổ chức 18 đoàn kiểm tra văn bản QPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành và đã thực hiện kiểm tra 456 văn bản, ban hành 18 Kết luận kiểm tra văn bản văn bản QPPL. Qua đó, đã phát hiện và kiến nghị xử lý 14 văn bản chưa phù hợp với pháp luật. Đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm 14 văn bản này.

Quang cảnh buổi làm việc

Quang cảnh buổi làm việc

Về công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL: Từ năm 2021 đến nay, các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện việc tham mưu giúp UBND tỉnh tiến hành rà soát 1895 lượt văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành, kiến nghị xử lý 312 văn bản và đã xử lý dứt điểm 312 văn bản. Nhìn chung, hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL do HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh ban hành được thực hiện thường xuyên, định kỳ thông qua việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế.

Đối với kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật (TDTHTHPL), HĐND, UBND tỉnh thường xuyên quán triệt, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc lãnh đạo các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản về theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Đã thực hiện rà soát các văn bản QPPL, kết quả có 22 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành có nội dung liên quan đến tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024. Các văn bản quy định chi tiết được ban hành kịp thời, đúng trình tự, thủ tục, có tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với thẩm quyền ban hành quy định tại Điều 28 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn kiểm tra cũng chỉ ra một số hạn chế, thiếu sót trong công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của tỉnh. Các vấn đề đã được lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh giải trình, làm rõ. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cam kết tiếp thu các ý kiến của thành viên đoàn kiểm tra và điều chỉnh lại báo cáo một cách hoàn chỉnh. Ông Bình cũng đề nghị Sở Tư pháp tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh, tạo điều kiện đảm bảo cho công tác tư pháp nói chung và công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL nói riêng trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng ấn tượng với những con số báo cáo cụ thể, xử lý quyết liệt đối với những văn bản có sai sót để từ đó nâng cao hiệu quả về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống văn bản QPPL. Đồng thời, Thứ trưởng cũng đánh giá cao về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thừa Thiên Huế trong thời gian qua.

Các thành viên trong Đoàn kiểm tra chỉ ra một số vấn đề còn hạn chế trong công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của tỉnh Thừa Thiên Huế

Các thành viên trong Đoàn kiểm tra chỉ ra một số vấn đề còn hạn chế trong công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của tỉnh Thừa Thiên Huế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thứ trưởng cho rằng việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: về các điều kiện bảo đảm cho công tác đội ngũ cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhìn chung còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu là kiêm nhiệm. Việc đánh giá bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng đội ngũ công chức làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định còn khó khăn; kinh phí dành cho triển khai hoạt động còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của một số cơ quan, đơn vị. Việc ban hành và tổ chức triển khai các kế hoạch về TDTHTHPL tại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, địa phương trên địa bàn tỉnh còn chậm...

Đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024, báo cáo số 274/BC-UBND chỉ nêu nhận định chung chung, chưa có sự bóc tách từng lĩnh vực. Đơn cử như đối với lĩnh vực An toàn thực phẩm (ATTP) (Việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm), chưa có thông tin về kết quả kiểm tra; kế hoạch của địa phương cũng không có thông tin về số lượng cuộc kiểm tra theo nội dung yêu cầu tại Đề cương. Đồng thời, nội dung tại báo cáo thiếu thông tin về kết quả tiến hành kiểm tra ATTP mà địa phương đã thực hiện so với tổng số cơ sở cần được tiến hành kiểm tra ATTP theo quy định...

Buổi làm việc có sự tham gia của đại diện các sở, ban, ngành liên quan

Buổi làm việc có sự tham gia của đại diện các sở, ban, ngành liên quan

Đối với lĩnh vực quản lý thuế (Việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử) , trong báo cáo của UBND tỉnh, chưa có thông tin về công tác triển khai quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử; công tác phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan. Chưa có thông tin cụ thể về kết quả quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử (ý thức chấp hành pháp luật thuế, số lượng quản lý, doanh thu, số thuế, kết quả xử lý vi phạm...)

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, đơn vị, nhất là lĩnh vực kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn; tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Ban hành văn bản QPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; có kế hoạch kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”
(PLVN) - Tiếp tục chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương, chiều 12/9/2024, Đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương làm trưởng đoàn.

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)
(PLVN) - Sáng 12/9/2024, Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương do ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp, làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Cùng đi có đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…

Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ
(PLVN) -Trong 2 ngày11 và 12/9, Công đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội đã ủng hộ 250.000.000 đồng để cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn Bộ Tư pháp, phường Đồng Nguyên, TP Từ Sơn, Bắc Ninh ủng hộ đồng bào và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bão lũ.

Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Cần đảm bảo tính khả thi, đi vào cuộc sống

TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL, Phó trưởng Ban soạn thảo Đề án phát biểu khai mạc hội thảo
(PLVN) -  Chiều 11/09, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo “ Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030 ” do TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật , Bộ Tư pháp , Phó Trưởng ban Ban soạn thảo Đề án và ô ng Phạm Quang Hiếu, Quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Bộ Tư pháp ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Ngày 12/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 979/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (Đề án 979). Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Đề án 979, ngày 09/9/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 1666/QĐ-BTP ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).

TP Hồ Chí Minh: Nhiều mô hình hiệu quả trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Lê Vệ Quốc phát biểu chỉ đạo tọa đàm
(PLVN) -  Sáng ngày 11/9, tại Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi Tọa đàm Trao đổi, nắm bắt thông tin về việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022; số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Tư pháp tổ chức.

Khánh Hòa tập huấn kỹ năng chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Ngày 11/9, Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức và các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ở địa phương.