Phát huy vai trò công chứng viên trong tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) -Chiều 23/8, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp làm việc với Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam nắm bắt tình hình thực hiện đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân”.

Tại buổi làm việc, – Tổng thư ký Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam cho biết, năm 2019, Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên các nhiệm vụ triển khai chưa đạt được kết quả như mong muốn, sang nhiệm kỳ 2, từ năm 2022, do chưa nắm rõ được các nhiệm vụ được nêu tại Quyết định số 977/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” nên trong kế hoạch hằng năm chưa đề cập đến nội dung triển khai các yêu cầu tại Đề án.

Ông Đào Duy An (bên phải) chia sẻ tại buổi làm việc.

Ông Đào Duy An (bên phải) chia sẻ tại buổi làm việc.

Với vị trí là tổ chức chức xã hội - nghề nghiệp, Đề án 977 giao cho Hiệp hội Công chứng viên chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ có liên quan tại mục 4 và mục 5 Phần IV Đề án cụ thể là: Tăng cường vận động người dân và thành viên của tổ chức mình tự giác, chủ động tìm hiểu, chấp hành pháp luật; tư vấn pháp luật miễn phí, hỗ trợ người dân giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về pháp luật; xây dựng, triển khai các sáng kiến, mô hình hiệu quả trong hỗ trợ tiếp cận pháp luật và nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân; củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp...; phát huy trách nhiệm xã hội, sự chủ động của các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp để triển khai hiệu quả hoạt động hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.

Thời gian tới, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam sẽ bổ sung, triển khai các nội dung tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch hoạt động Hiệp hội. Đồng thời, ông Đào Duy An bày tỏ mong muốn, Cục PBGDPL sẽ định hướng, hướng dẫn cụ thể để Hiệp hội triển khai hiệu quả các nội dung được nêu tại Quyết định số 977.

Tại buổi làm việc, bà Vũ Thị Lý, Trưởng phòng quản lý công chứng, Cục bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp cho biết, trước năm 2006, hoạt động công chứng là hoạt động của nhà nước, tất cả các hoạt động do các phòng công chứng của nhà nước thực hiện, sau năm 2006, Luật Công chứng được ban hành với chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng – đây được khẳng định là chủ trương đúng đắn của Đảng, nhà nước. Đến nay, cả nước có 3250 công chứng viên với 1300 tổ chức hành nghề công chứng, 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đều có hội công chứng viên.

Bà Vũ Thị Lý, Trưởng phòng quản lý công chứng (bên trái) chia sẻ tại buổi làm việc.

Bà Vũ Thị Lý, Trưởng phòng quản lý công chứng (bên trái) chia sẻ tại buổi làm việc.

Trưởng phòng quản lý công chứng Vũ Thị Lý nêu rõ, nhiệm vụ của công chứng viên là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, theo đó công chứng viên giải thích cho người dân, doanh nghiệp về những nội dung giao dịch, hậu quả pháp lý trong từng hợp đồng, thông qua hoạt động nghiệp vụ các công chứng viên đã truyền thông, phổ biến cho người dân tiếp cận với pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân.

Để triển khai hiệu quả các nội dung tại Đề án 977, Trưởng phòng quản lý công chứng Vũ Thị Lý đề nghị Hiệp hội khẩn trương đưa nội dung Đề án vào kế hoạch hoạt động Hiệp hội, triển khai sâu rộng đến các hội công chứng viên của các địa phương; khẩn trương, đẩy nhanh xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, mong muốn Cục PBGDPL tạo điều kiện thuận lợi để hiệp hội triển khai các nội dung Đề án 977…

Phát biểu tại buổi làm việc, bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp đề nghị Hiệp hội Công chứng viên quan tâm xây dựng kế hoạch riêng hoặc lồng ghép, xác định đầy đủ các nhiệm vụ được giao, tạo cơ sở để triển khai cũng như đánh giá, giám sát; quan tâm bố trí kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm khác cho việc thực hiện Đề án 977 tại Hiệp hội; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các phòng/ban/đơn vị thuộc Hiệp hội và Hiệp hội Công chứng viên các tỉnh, thành phố triển khai, đánh giá tình hình kết quả thực hiện Đề án 977.

Bà Ngô Quỳnh Hoa (thứ 2 từ phải sang) phát biểu tại buổi làm việc.

Bà Ngô Quỳnh Hoa (thứ 2 từ phải sang) phát biểu tại buổi làm việc.

Chú trọng tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ công chứng viên nhằm hỗ trợ, bảo đảm tiếp cận pháp luật của người dân; mở rộng mạng lưới mạng lưới các cơ quan, tổ chức trực thuộc Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam thực hiện hỗ trợ thông tin pháp luật, tư vấn pháp luật cho người dân; tăng cường phối hợp với các cơ quan nhà nước trong hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp luật cho người dân, vận động người dân chủ động tìm hiểu pháp luật, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đó, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa nêu rõ, Khoản 1 Điều 30 Luật PBGDPL năm 2012 đã xác định trách nhiệm của các tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật: “Tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật có trách nhiệm tham gia PBGDPL cho nhân dân; tổ chức phổ biến giáo dục, pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; kết hợp PBGDPL thông qua hoạt động chuyên môn; tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức tham gia hoạt động tình nguyện PBGDPL”. Do đó, trong thời gian tới, bà Ngô Quỳnh Hoa đề nghị Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác PBGDPL, công tác tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Từ đó, tạo tiền đề huy động đội ngũ công chứng viên và các nguồn lực xã hội có liên quan tham gia công tác PBGDPL và công tác tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.

Đồng thời, quan tâm triển khai Quyết định số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027”.

Đọc thêm

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Triển khai công tác tư pháp năm 2025
(PLVN) - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư công là lựa chọn phù hợp khi phát sinh các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Luật sư Bùi Bảo Ngọc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tại trụ sở UBND xã Đông Sơn. (Ảnh: B.N)
(PLVN) - Do hoạt động kinh doanh, thương mại không nằm trong phạm vi của trợ giúp pháp lý nên đối với các vụ án có liên quan đến quyền lợi nhà nước, để giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân, đại diện cho cơ quan nhà nước có chuyên môn sâu để tham gia tranh tụng thì luật sư công là lựa chọn phù hợp hơn trợ giúp viên pháp lý.

Những định hướng quan trọng để Ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tại buổi làm việc ngày 7.11
(PLVN) -Năm 2024, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp khi nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư là những định hướng quan trọng để toàn Ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.

Đội ngũ luật sư Chính phủ Canada: Bảo đảm quản lý các vấn đề công phải tuân thủ luật pháp Kỳ 2: Đôi nét về “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất Canada

Các luật sư ở Canada. (Ảnh minh họa: montreallawyers.com).
(PLVN) - Ở Canada, cơ quan được mô tả là “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất cả nước chính là Bộ Tư pháp Canada. Bộ này có khoảng 5.000 nhân viên thì trong đó có khoảng một nửa là luật sư. Nửa còn lại là các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm trợ lý pháp lý, nhà khoa học xã hội, quản lý chương trình, chuyên gia truyền thông, nhân viên dịch vụ hành chính, chuyên gia dịch vụ máy tính và nhân viên tài chính.

Việt Nam: Bước đầu hình thành đội ngũ đảm nhiệm nhiệm vụ "luật sư Nhà nước"

Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ pháp chế. (Ảnh: congan.com.vn).
(PLVN) -  Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “luật sư Nhà nước”.

Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6: Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp

Đại biểu hai nước tham dự Hội nghị công tác tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.