Tạo môi trường pháp lý ổn định cho việc quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Tạo môi trường pháp lý ổn định cho việc quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
(PLVN) - Ngày 23/8, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp.

Doanh nghiệp cần hoạt động hiệu quả tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư

Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Tài chính cho biết Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập, cơ cấu lại doanh nghiệp có vốn nhà nước...

Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, một số chủ trương, quan điểm chỉ đạo và hệ thống pháp luật có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có nhiều thay đổi; quá trình triển khai thực hiện Luật số 69/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn trong thực tế đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, chưa kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đại diện Bộ Tài chính trình bày dự thảo tờ trình.

Đại diện Bộ Tài chính trình bày dự thảo tờ trình.

Vì vậy, việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cần thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đảm bảo tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp cùng việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, đầu tư vốn tại doanh nghiệp; đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường trong các ngành, nghề kinh doanh theo yêu cầu của Nhà nước (chủ sở hữu)…

Quy định đầy đủ các hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã trao đổi, thảo luận và cho ý kiến về các nội dung của dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đối với hoạt động đầu tư vốn vào F2 trong lĩnh vực ngân hàng, đại diện Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, từ trước ngày Luật số 69/2014/QH13 có hiệu lực đến nay, nhóm các doanh nghiệp quốc phòng an ninh gồm Viettel, Tân Cảng Sài Gòn…đã và đang góp vốn vào Ngân hàng Quân đội (MB bank). Luật Các tổ chức tín dụng được thông qua ngày 18/01/2024 cũng cho phép ngân hàng thương mại thực hiện nhiệm vụ phục vụ quốc phòng được duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cổ đông lớn hơn mức cho phép tối đa của luật, để phục vụ mục đích thực hiện nhiệm vụ quốc phòng (Khoản 11 Điều 210). Do đó, Dự thảo cần có quy định tương ứng đối với trường hợp đặc biệt nêu trên để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Đại diện Bộ Nội vụ phát biểu.

Đại diện Bộ Nội vụ phát biểu.

Đại diện Bộ Nội vụ đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá đầy đủ hơn nội dung về dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm thi hành Luật sau khi được thông qua tại Tờ trình; tiếp tục rà soát nội dung dự thảo để bảo đảm không làm tăng thêm đầu mối tổ chức và biên chế (người hưởng lương từ ngân sách nhà nước) theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cần rà soát phạm vi điều chỉnh của Luật, bảo đảm bao quát hết các nội dung liên quan đến quy trình quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (từ giai đoạn xây dựng kế hoạch, lập dự án, quản lý nguồn vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả thực đầu tư, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý, đầu tư, sắp xếp và cơ cấu lại vốn nhà nước...), trên cơ sở đó xác định đầy đủ đối tượng áp dụng, tránh bỏ sót, đảm bảo việc quản lý sử dụng một cách hiệu quả nhất vốn đầu tư để tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Về nguyên tắc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí đề nghị rà soát, bảo đảm thực hiện theo đúng nguyên tắc tách bạch, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và hoạt động quản trị sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phân công, phân cấp mạnh việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và lãnh đạo doanh nghiệp (Điều 5), bảo đảm việc phân cấp, phân quyền phải gắn với vai trò trách nhiệm Chính phủ, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật quy định còn chung chung, chưa bao quát đầy đủ các hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Do vậy, đề nghị nêu rõ nội hàm, phạm vi của việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước, từ đó quy định phạm vi áp dụng của Luật cho phù hợp.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý.

Cho ý kiến chung về Chương VII Quản trị doanh nghiệp, đồng chí đánh giá thiết kế chính sách tại Chương này khá cồng kềnh, trong đó có một số nội dung tại dự thảo Luật chồng lấn với các quy định tại Luật Doanh nghiệp (như quyền và nghĩa vụ, cơ cấu quản lý tổ chức…). Theo đồng chí, đây là luật điều chỉnh việc quản lý, đầu tư đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; vì vây, đề nghị không quy định các nội dung đã được quy định ở Luật Doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo khung pháp luật chung là Luật Doanh nghiệp đảm bảo bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Trong trường hợp cần thiết, chỉ quy định các nội dung riêng, có đặc thù của doanh nghiệp nhà nước (như các vấn đề về tiền lương, kiểm soát viên…). Trường hợp có nội dung đặc thù dẫn đến sự khác nhau giữa Luật này và Luật Doanh nghiệp thì cần giải trình về cơ sở pháp lý và thực hiện việc đánh giá tác động theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Về xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí cho biết, từ năm 2020 đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện công bố thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay đã có khoảng 90% số lượng doanh nghiệp nhà nước có tài khoản và công bố thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Đề án về xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nhằm mục tiêu quản lý, theo dõi, đánh giá và hỗ trợ doanh nghiệp.

Do đó, việc Bộ Tài chính đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư vốn, bao gồm các thông tin trùng lắp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 47/2021/NĐ-CP là chưa phù hợp với nguyên tắc một việc chỉ giao cho 01 cơ quan chủ trì. Đồng chí đề nghị Bộ Tài chính không quy định các nội dung này nhằm tránh lãng phí nguồn lực, đảm bảo tính thống nhất, ổn định trong triển khai thực hiện; đồng thời cho biết trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chia sẻ, tích hợp dữ liệu để các cơ quan liên quan, bao gồm Bộ Tài chính cùng khai thác, sử dụng theo chức năng, nhiệm vụ về quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, đồng chí cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc loại bỏ điều kiện phải có báo cáo tài chính 02 năm gần nhất khi đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ; làm rõ quy định “bằng mức từ 50% vốn điều lệ ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”...

Kết luận cuộc họp thẩm định, đồng chí Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế đánh giá cao sự nỗ lực của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đồng thời đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thành viên Hội đồng để hoàn thiện hồ sơ thẩm định.

Đọc thêm

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”
(PLVN) - Tiếp tục chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương, chiều 12/9/2024, Đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương làm trưởng đoàn.

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)
(PLVN) - Sáng 12/9/2024, Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương do ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp, làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Cùng đi có đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…

Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ
(PLVN) -Trong 2 ngày11 và 12/9, Công đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội đã ủng hộ 250.000.000 đồng để cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn Bộ Tư pháp, phường Đồng Nguyên, TP Từ Sơn, Bắc Ninh ủng hộ đồng bào và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bão lũ.

Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Cần đảm bảo tính khả thi, đi vào cuộc sống

TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL, Phó trưởng Ban soạn thảo Đề án phát biểu khai mạc hội thảo
(PLVN) -  Chiều 11/09, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo “ Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030 ” do TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật , Bộ Tư pháp , Phó Trưởng ban Ban soạn thảo Đề án và ô ng Phạm Quang Hiếu, Quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Bộ Tư pháp ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Ngày 12/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 979/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (Đề án 979). Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Đề án 979, ngày 09/9/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 1666/QĐ-BTP ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).

TP Hồ Chí Minh: Nhiều mô hình hiệu quả trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Lê Vệ Quốc phát biểu chỉ đạo tọa đàm
(PLVN) -  Sáng ngày 11/9, tại Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi Tọa đàm Trao đổi, nắm bắt thông tin về việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022; số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Tư pháp tổ chức.

Khánh Hòa tập huấn kỹ năng chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Ngày 11/9, Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức và các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ở địa phương.