Băn khoăn “số phận” Điều 165 Bộ luật Hình sự

(PLO) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Chính phủ đề xuất bỏ tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 165) để đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bảo đảm sự minh bạch và an toàn của môi trường sản xuất, kinh doanh. 
Tuy nhiên, qua thảo luận của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), vẫn có 2 luồng quan điểm cho rằng các hành vi vi phạm trong quản lý kinh tế cần được cụ thể hóa thành các tội phạm cụ thể. Nhưng cũng có ý kiến thì thấy vẫn cần tiếp tục duy trì tội danh này vì không thể dự liệu và cụ thể hóa được tất cả các vi phạm trong quản lý kinh tế, nếu bỏ tội danh này sẽ bỏ lọt tội phạm.
Trong vụ án Vinalines, các bị cáo bị kết án về tội "cố ý làm trái..." đối với những khoản tiền thiệt hại mà không chứng minh được yếu tố "vụ lợi"
Trong vụ án Vinalines, các bị cáo bị kết án về tội "cố ý làm trái..."
đối với những khoản tiền thiệt hại mà không chứng minh được
yếu tố "vụ lợi"
Nếu bỏ Điều 165 sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm”
Trong số những người không đồng tình bỏ Điều 165 tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, ông Sùng A Hồng – Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên băn khoăn không có Điều 165 “sẽ bỏ lọt tội phạm” vì sẽ không thể xử lý những người thực hiện hành vi có động cơ, mục đích hành vi khác chuyển thể cấu thành tội cố ý làm trái. 
Nêu lên “sức mạnh” của qui định về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, ông Nguyễn Doãn Khánh – Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh: “Tội tham nhũng là tội ẩn, cho nên trong nhiều trường hợp, vì lý do khách quan và chủ quan mà không làm rõ được tính vụ lợi thì sử dụng tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” để xử lý”. 
Do vậy, ông Khánh cho rằng: “Nếu bỏ tội này sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm, không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội tham nhũng trong giai đoạn hiện nay”.
Ủng hộ phải xử lý, bỏ hẳn hoặc quy định chặt chẽ hơn tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, ông Nguyễn Văn Phúc – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội băn khoăn, hiện nay quy định của Nhà nước thì không phát triển kịp với sự phát triển của nền kinh tế, nên thường lạc hậu nên căn cứ vào những quy định lạc hậu để xử lý một hoạt động, quyết định trong kinh doanh và trong quản lý là “cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” thì có đúng không?
Dự thảo BLHS (sửa đổi) đã cụ thể hóa và bổ sung thêm các tội danh liên quan đến hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể để thay thế cho tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng theo một số ý kiến, qui định như Dự thảo chưa rõ. Vì vậy, ông Nguyễn Văn Phúc đề nghị cân nhắc, rà soát lại tất cả các tội hình sự liên quan đến các quan hệ kinh tế với dân sự.
Giữ Điều 165 sẽ khó xử cho “đặc thù”
Ngược lại, ông Nguyễn Bá Thuyền – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng lại đồng tình với đề xuất của Chính phủ bỏ Điều 165 bởi theo ông: “qui định tội “Cố ý làm trái nguyên tắc” thì xử ai cũng được khi trong cơ chế hiện nay “sáng đúng, chiều sai, đến mai lại đúng” thì xử cách nào cũng được, tôi cột ông vào việc này rất dễ, rất nguy hiểm”.
Nhìn ở góc độ chống tham nhũng, không qui định tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” sẽ tránh được tình trạng bỏ lọt tội phạm tham nhũng. “Thực tế, rất nhiều tội tham nhũng được đưa sang xử tội cố ý làm trái và có thể xử rất nhiều người bởi vì rất nhiều người sai. Nếu chúng ta áp dụng BLHS này đưa vào xét xử thì rất nhiều người bị xử” – ông Thuyền phản ánh.
Dẫn ví dụ ở Lâm Đồng đề nghị xây dựng cơ chế đặc thù mà đặc thù thì thường phải vượt ngoài phạm vi luật pháp, muốn đổi mới, muốn vươn lên bứt phá thì phải có “vượt khung, vượt rào” vì nếu trong khuôn khổ thì không có đặc thù, ông Thuyền khẳng định: “Không bỏ tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” thì rất khó xử lý những tình huống “đặc thù”, có thể cản trở đến sự phát triển kinh tế của đất nước” dù chia sẻ với quan điểm “nếu bỏ tội này thì nhiều khi không xử được tội khác”. 
Theo ông Trần Du Lịch – Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM, trong lĩnh vực quản lý kinh tế hay nôm na là trong kinh tế thị trường thường có những qui tắc gọi là “luật chơi”. Những “luật chơi” này được quy định chế định mà không có chế tài mà chỉ qui định chung chung “nếu vi phạm sẽ xử lý theo pháp luật”. 
Do đó, “nếu chế định ngược lại là đưa tất cả các tội rõ ràng như Dự thảo này trong phần quản lý kinh tế, Chương XIX, Chương XX, bỏ Điều 165 thì vấn đề quan trọng nhất bây giờ phải xem các luật chuyên ngành như Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Môi trường, những nội dung vi phạm nào thuộc chế tài xử lý hành chính, nội dung nào thuộc chế tài xử lý hình sự, nội dung nào thuộc chế tài trong điều khoản đang quy định của BLHS”.

Đọc thêm

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.