Sử dụng băng đĩa ở nhà hàng, khách sạn: Làm rõ quy định để tránh thu tác quyền bừa bãi

Sử dụng băng đĩa ở nhà hàng, khách sạn: Làm rõ quy định để tránh thu tác quyền bừa bãi
(PLO) - Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải làm rõ quy định pháp luật để tránh việc thu tác quyền trùng lặp, bừa bãi.

Thế nào là “sử dụng trực tiếp/gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố”?

Khoản 2 Điều 34 Dự thảo nói trên quy định “sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại… là việc tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố để sử dụng tại nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính, viễn thông, môi trường kỹ thuật số; trong các hoạt động du lịch, hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh, thương mại khác”.

Cốt lõi trong quy định trên là việc “sử dụng trực tiếp/gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh thương mại”. Tuy nhiên, quy định này lại không làm rõ thế nào là “sử dụng trực tiếp/gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố” mà thực chất chỉ giải thích (đưa ví dụ) về “các hoạt động kinh doanh thương mại”.

Trên thực tế, quá trình triển khai thu tiền nhuận bút, thù lao khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh thương mại thời gian qua cho thấy đây là vấn đề rất vướng mắc, vì vậy cần được xử lý rõ ràng trong Nghị định này.

Ví dụ, về việc thu tiền quyền tác giả của các sản phẩm âm nhạc tại khách sạn/cơ sở lưu trú du lịch, việc yêu cầu các cơ sở lưu trú phải trả tiền tác quyền khi sử dụng các sản phẩm âm nhạc thông qua các ti vi ở trong phòng lưu trú gây nhiều băn khoăn cho đối tượng áp dụng. Bởi, tivi trong phòng khách sạn do khách hàng sử dụng, và không có gì  đảm bảo là khách hàng sẽ sử dụng tivi hay khi sử dụng thì có mở xem các chương trình ca nhạc hay không. 

Trong trường hợp khách hàng không sử dụng/không xem các chương trình ca nhạc trên tivi, đồng nghĩa với việc khách sạn sẽ không khai thác bản ghi âm, ghi hình trong hoạt động kinh doanh của mình, do đó việc phải trả tiền tác quyền trong trường hợp này là không hợp lý. Nói cách khác, việc thu đồng loạt tiền tác quyền cho các sản phẩm âm nhạc được phát sóng trên tivi thông qua đếm số lượng tivi trong các phòng lưu trú chưa phù hợp với bản chất của việc thu tác quyền các bản ghi âm, ghi hình.

Chỉ trả tiền tác quyền một lần, khi sử dụng tác phẩm

Hơn nữa, ngay cả khi khách hàng mở xem các chương trình âm nhạc phát sóng trên các tivi này thì cũng cần phải làm rõ đây bản chất là việc sử dụng bản ghi âm, ghi hình hay sử dụng chương trình phát sóng (có nội dung là các tác phẩm ghi âm, ghi hình)? Nếu là sử dụng chương trình phát sóng thì quy định này sẽ dẫn đến cách hiểu: Cơ sở lưu trú phải trả tiền cho sản phẩm ghi âm, ghi hình và cho chương trình phát sóng (suy đoán là phần lớn đang sử dụng các kênh truyền hình trả tiền), tức trả 02 lần tiền tác giả cho một sản phẩm mà mình sử dụng. Điều này là chưa hợp lý.

“Để đảm bảo tính minh bạch trong chính sách và phù hợp với bản chất tác quyền, đề nghị Ban soạn thảo giải thích rõ hơn về các khái niệm “sử dụng trực tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại” và “sử dụng gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại” – văn bản của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nêu rõ – “Khi định nghĩa/giải thích cần chú ý bảo đảm các yêu cầu: người sử dụng chỉ phải trả tiền tác quyền khi có sử dụng tác phẩm; người sử dụng chỉ phải trả chi phí một lần một việc sử dụng của mình”.

Ngoài ra, trong Dự thảo Luật này, khoản 3 Điều 20 quy định về việc trả tiền quyền tác giả, quyền liên quan, theo đó người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải “thỏa thuận về việc trả tiền quyền tác giả, quyền liên quan cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình”. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp rất khó để xác định người đang lưu trữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, do vậy yêu cầu người sử dụng các tác phẩm này phải liên hệ và trả tiền quyền tác giả, quyền liên quan cho người lưu trữ sẽ rất khó khăn trên thực tế. 

Hơn nữa, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được xem là tài sản chung của cộng đồng, phản ánh các giá trị văn hóa cộng đồng, cần được khuyến khích giữ gìn, bảo tồn. Việc sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cũng là một trong những hình thức bảo tồn và lưu giữ, góp phần truyền tải đến công chúng, cần được khuyến khích, tạo điều kiện. Do đó, yêu cầu phải trả tiền quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tác phẩm này dường như chưa hợp lý.

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...