Đừng dại dột tin nhân viên bán thuốc để điều trị kiến ba khoang

Viêm da tiếp xúc sau khi bị kiến ba khoang đốt.
Viêm da tiếp xúc sau khi bị kiến ba khoang đốt.
(PLO) - Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết trong số những bệnh nhân bị kiến ba khoang tấn công, có đến 80% đã tự chẩn đoán hoặc nhân viên bán thuốc chẩn đoán nhầm sang bệnh zona thần kinh dẫn đến hướng điều trị sai làm chỗ da bị viêm nặng hơn. 

Đa số bị chẩn đoán nhầm sang bệnh zona thần kinh 

Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương có rất nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị do bị kiến ba khoang đốt. 

Trong tháng 9, Bệnh viện Da liễu trung ương khám và điều trị cho hơn 100 bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do độc tố của kiến ba khoang thì tính từ đầu tháng 10 đến nay bệnh viện đã tiếp nhận hàng trăm ca, hầu hết những bệnh nhân đến khám đều là trường hợp nặng. 

Anh Trần Thành Hoàn (Hải Phòng) cho biết: “Khi tôi đi khám thì bác sĩ bảo tôi bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gây ra. Trước đó tôi tưởng là bị zona thần kinh nên tự mua thuốc và bôi tại nhà nhưng không thấy khỏi mà chỗ rộp rát hơn và lan rộng ra, có mủ”. 

Chị Vi Thị Thủy (Hà Đông, Hà Nội) cũng cho biết: “Con trai tôi cũng bị kiến ba khoang đốt, nhưng khi ra hiệu thuốc nhân viên bán thuốc lại bảo rằng bị zona thần kinh nên bán thuốc điều trị zona. Sau mấy ngày bôi thuốc mà không khỏi, chỗ da rộp thì càng đau rát và có xu hướng lan rộng, tôi đưa cháu đi khám mới biết vết rộp là do kiến ba khoang gây nên”. 

Bác sỹ Trịnh Xuân Vinh - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: “Khi bị kiến ba khoang đốt, trên 80% bệnh nhân đã tự mua thuốc ở các hiệu thuốc bên ngoài về tự điều trị. Tuy nhiên, khi ra hiệu thuốc, nhân viên bán thuốc thường cho rằng là do bị zona thần kinh. Có nhiều bệnh nhân dùng thuốc bôi, thuốc uống điều trị cho zona thần kinh 3 — 4 ngày không khỏi mới đến bệnh viện, được bác sĩ khám và thông báo thì bệnh nhân mới biết là bị viêm da tiếp xúc do độc tố của kiến ba khoang chứ không phải là do bị zona thần kinh”. 

Bác sĩ cho biết thêm, việc điều trị viêm da do kiến ba khoang không khó, nhưng nếu điều trị không đúng cách có thể gây viêm nặng hơn, gây nhiễm khuẩn thứ phát và loét. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào tổn thương, nhưng thường dùng thuốc bôi tại chỗ kèm theo kháng sinh. 

Các bác sĩ khuyến cáo khi nghi ngờ bị viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang bệnh nhân không nên tự mua và bôi thuốc tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để khám và xác định đúng bệnh.

Nhận diện  viêm da do kiến ba khoang 

Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes (tên tiếng Anh là rove beetles). Ngoài ra còn có một số tên gọi khác như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong... 

Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc, có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi, bay và chạy rất nhanh; về màu sắc, có màu cam tối hay sậm màu, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra); có cái đầu đen, sau bụng và elytra và một phần ngực màu đỏ và phía trước bụng trong một xen kẽ màu đen - đỏ - đen - đỏ - đen, tương ứng với đầu - ngực - elytra - trước bụng - sau bụng. 

Đặc biệt, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa một chất độc có tên là Pederin, có độc tính cao gấp 12 đến 15 lần chất độc của rắn hổ mang. Tuy nhiên chất độc này trong kiến ba khoang chỉ có một liều lượng nhỏ nên chỉ đủ làm người bệnh bị phồng rát và viêm da. 

Kiến ba khoang xuất hiện nhiều nhất vào mùa thu đông, từ tháng 9 đến tháng 12. Chúng rất nhạy cảm với ánh sáng nên thường bị thu hút bởi bóng đèn. Chúng bay vào trong nhà, sau đó không biết đường ra và đậu vào giường chiếu, quần áo, thậm chí lên cổ, mặt, phần hở thân mình của người đứng dưới bóng đèn. 

Hiện có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh viêm da do kiến ba khoang đốt và do bị zona thần kinh dẫn đến việc điều trị sai, chỗ da viêm lâu khỏi và có xu hướng nặng thêm. 

Các chuyên gia y tế cho biết, vết cắn của kiến ba khoang thường xuất hiện đột ngột vào buổi sáng khi ngủ dậy ở những vùng da hở như cổ, mặt, tay, chân... Và ai cũng có thể bị kiến đốt. Còn người bệnh zona thường có tiền sử bệnh lý thủy đậu, sau đó vi rút di chuyển đến sống tiềm ẩn tại các hạch cảm giác ở thần kinh vùng thắt lưng. Khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hoặc khi mắc các bệnh làm suy giảm miễn dịch như AIDS, bệnh lao… thì vi rút sẽ theo đường thần kinh tái hoạt gây bệnh. 

Triệu chứng khi bị kiến ba khoang đốt, người bệnh cảm thấy bỏng rát, phù nhẹ, ít ngứa và kèm theo nhiều mụn nhỏ có màu vàng nhạt giống như mụn mủ, ở những nếp gấp thì thương tổn có thể bị cả 2 bên mặt. Còn triệu chứng của bệnh zona thần kinh là nổi những mụn nước, thường liên kết lại với nhau (dính chùm), quan sát kỹ có thể thấy lõm giữa trên bề mặt của mụn nước và gây đau nhức, không ngứa. Vị trí hay gặp của bệnh là liên sườn, thường có viêm hạch liên quan. 

Cũng theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây nhầm lẫn giữa hai bệnh này là do da vùng thương tổn của cả hai bệnh đều bị viêm đỏ, càng dễ lầm khi viêm da tiếp xúc do côn trùng khu trú một bên còn bệnh zona thường chỉ bị một bên. 

Để phòng tránh bị kiến ba khoang đốt, người dân nên đóng cửa lại mỗi khi có mưa vào buổi chiều tối và cẩn thận khi làm việc dưới ánh đèn. Kiểm tra khăn mặt, quần áo, giường chiếu trước khi sử dụng. Không phơi quần áo, khăn mặt ở bên ngoài mỗi khi có mưa vào buổi chiều tối. Nếu phát hiện kiến ba khoang thì tránh tiếp xúc trực tiếp, tìm cách loại chúng đi mà không để côn trùng tiếp xúc với da của mình. Đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế có phòng khám chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.