Công ty Sohee Hàn Quốc: Mất cả tiền và bí quyết kinh doanh vì Phó giám đốc?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Theo phản ánh của Cty CP Đầu tư phát triển Sohee Hàn Quốc, những bí quyết kinh doanh tạo nên thành công của Cty bị chiếm đoạt khi cán bộ chủ chốt ra đi không hẹn ngày trở lại, khiến doanh nghiệp này lâm vào tình trạng khó khăn.

Hoạt động trong lĩnh vực thời trang, Cty Sohee Hàn Quốc nắm bắt được khuynh hướng thời trang công sở của giới trẻ và đặc biệt phong cách thời trang Hàn Quốc nên đã có các bí quyết để tiếp cận nhóm khách hàng công sở tiềm năng thông qua việc lựa chọn chất liệu, phong cách thiết kế và nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, theo bà Bùi Thị Hà, Giám đốc Cty Sohee Hàn Quốc, Cty đã bị ông Đào Xuân Hòa (tức Đào Anh Duy) “chiếm đoạt” những bí quyết này. 
Ông Hòa làm việc cho Cty Sohee Hàn Quốc theo hợp đồng không xác định thời hạn từ ngày 1/6/2014, được Cty tin tưởng bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc và giao những công việc rất quan trọng. Ở vị trí của mình, ông Hòa đã tiếp cận và nắm được nhiều bí mật về hoạt động SXKD của Cty như mẫu mã sản phẩm, danh sách khách hàng,  mối liên hệ với các đối tác cung cấp nguyên phụ liệu và các đối tác khác của Cty.  
Theo đại diện Cty Sohee Hàn Quốc, ngày 17/9/2014, ông Hòa tự ý bỏ việc mà không thông báo cho Cty, và sau đó tự “khởi nghiệp” bằng việc sử dụng thiết kế và bí mật kinh doanh của Cty Sohee để phát triển một thương hiệu thời trang mới. Sẵn có các mối quan hệ với khách hàng và đối tác của Cty cũ, ông Hòa đã trở thành đối thủ cạnh tranh với Cty Sohee Hàn Quốc, thậm chí còn lôi kéo cả nhân viên của Cty cũ, việc làm này đã gây thiệt hại “không tính hết” đối với Cty Sohee Hàn Quốc. 
Ngoài việc sử dụng các bí mật kinh doanh để cạnh tranh không lành mạnh với Cty Sohee Hàn Quốc, ông Hòa hiện còn “ôm” một số tiền khá lớn của Cty và không trả lại. Theo đại diện Cty Sohee Hàn Quốc, ông Hòa nhiều lần tạm ứng tiền để mua vải, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất với số tiền 173 triệu đồng nhưng đến nay không hoàn ứng và cũng không mang hàng hóa về Cty. 
Luật sư Lê Văn Kiên cho biết đây là trường hợp tương đối phổ biến xảy ra đối với các doanh nghiệp (DN) và chưa có giải pháp phù hợp nào để ngăn chặn tình trạng “ăn cắp” công nghệ, bí mật kinh doanh của nhân viên các DN. Tình trạng thất thoát bí mật kinh doanh do lực lượng “gián điệp kinh tế” là nhân viên cũ xảy ra đối với cả các DN lớn và nhỏ. Đối với trường hợp này, Cty Sohee Hàn Quốc có thể khởi kiện ông Hòa để đòi bồi thường vì ông Hòa đã vi phạm hợp đồng lao động. Ngoài ra, việc nhân viên cũ “tạm ứng” tiền mà không không trả thì còn có thể đề nghị công an xem xét về hành vi xâm phạm quyền sở hữu của Cty và nếu có đủ chứng cứ thì có thể khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc tham ô tài sản. 
Theo Luật sư Hoàng Đạo, đối với trường hợp của Cty Sohee Hàn Quốc, để bảo vệ Cty trước tình trạng nhân viên cũ sử dụng bí mật thương mại có được trong thời gian làm việc ở DN thì giải pháp tốt nhất là phải đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Đặc biệt, đối với các bí mật kinh doanh thì DN phải có cơ chế bảo vệ bằng việc khoanh vùng đối tượng tiếp cận. Việc mất bí quyết kinh doanh là rất nghiêm trọng. Do đó, để ngăn chặn thiệt hại xảy ra thì Cty cần thực hiện các biện pháp pháp lý để bảo vệ tài sản trí tuệ của C ty, trong đó không loại trừ việc khởi kiện, yêu cầu tòa án buộc ông Hòa chấm dứt việc sử dụng bí mật thương mại của Cty để cạnh tranh không lành mạnh./.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.