Việt Nam phấn đấu 'thanh toán' bệnh lao sớm hơn 5 năm so với thế giới

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bệnh viện Phổi Trung ương cùng với hệ thống các cơ sở y tế điều trị bệnh lao, phổi phấn đấu với quyết tâm, nỗ lực cao nhất để đạt và vượt trước mục tiêu đã đặt ra đến năm 2020 số người tử vong do lao ở Việt Nam còn 10.000 người và đến năm 2030 Việt Nam sẽ thanh toán được bệnh lao, sớm hơn 5 năm so với thế giới.

Dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Bệnh viện Phổi Trung ương, ngày 2/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những nỗ lực, tâm huyết, sự chuyên nghiệp và hết sức trách nhiệm của các thế hệ thầy thuốc, nhà khoa học, cán bộ y tế trong công tác phòng chống bệnh lao, bệnh phổi, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Đến nay, Bệnh viện Phổi Trung ương và Chương trình chống lao đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Chương trình chống lao vẫn duy trì mục tiêu triển khai công tác chống lao tại 100% số quận, huyện và 100% số xã, phường. Tỷ lệ dân số được Chương trình chống lao tiếp cận đạt 100%. Đã có 45/63 tỉnh, thành trên toàn quốc thành lập bệnh viện phổi, bệnh viện lao và bệnh phổi. 

Đặc biệt, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB dương tính mới được duy trì ở mức cao (89,8%), đạt mục tiêu đề ra là trên 85%. Đồng thời, Bệnh viện đã triển khai Chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em - một bệnh phổi gây tử vong cao cho trẻ em dưới 5 tuổi và đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống Nhi khoa hợp tác triển khai có hiệu quả, giảm tử vong đáng kể cho trẻ em...

Bệnh viện cũng có nhiều đổi mới, sáng tạo trong quản lý, không chỉ xây dựng được môi trường làm việc năng động, trách nhiệm, tất cả vì người bệnh mà còn góp phần quan trọng giảm quá tải thông qua các giải pháp căn cơ từ tuyến dưới, kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật cao với phương pháp điều trị đơn giản, điều trị gắn với dự phòng, tuyến trên phối hợp chặt với cơ sở, tuyên truyền, thuyết phục đi kèm các giải pháp chuyên môn.

Điều này đã giúp hệ thống các bệnh viện phổi và bệnh lao không quá tải dù số bệnh nhân tăng gấp 3 lần trong những năm qua. Đây là kinh nghiệm quý giá cần được tham khảo, học hỏi, nhân rộng trong hệ thống y tế, không những giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện mà quan trọng hơn là phát huy thực sự hiệu quả hệ thống y tế cơ sở, mạng lưới y tế dự phòng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định đây chính là những giá trị cốt lõi rất riêng có của hệ thống y tế xã hội chủ nghĩa “được phát huy tương đối tốt ở lĩnh vực bệnh phổi và chống bệnh lao” và cần thúc đẩy, nhân rộng những giá trị tốt đẹp này.

“Sắp tới Trung ương sẽ bàn về đề án đổi mới ngành y tế, công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân, trong đó đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu đặt y tế cơ sở, y tế dự phòng đúng vị trí, vai trò vốn có”, Phó Thủ tướng cho biết.

Về công tác phòng chống bệnh lao, bệnh phổi, Phó Thủ tướng đề nghị với vai trò nòng cốt, là cơ sở đầu ngành, Bệnh viện Phổi Trung ương cùng với hệ thống các cơ sở y tế điều trị bệnh lao, phổi phấn đấu với quyết tâm, nỗ lực cao nhất để đạt và vượt trước mục tiêu đã đặt ra đến năm 2020 số người tử vong do lao ở Việt Nam còn 10.000 người và đến năm 2030 Việt Nam sẽ thanh toán được bệnh lao, sớm hơn 5 năm so với thế giới.

“Điều này đòi hỏi các đồng chí phải nỗ lực gấp đôi để tiến tới xóa bỏ bệnh lao, căn bệnh từ ngày xưa có thể nói rằng vẫn là một nỗi ám ảnh của rất nhiều người dân Việt Nam”.

Từ kinh nghiệm của Chương trình phòng chống lao về vai trò vô cùng quan trọng của việc phát hiện bệnh sớm, Phó Thủ tướng yêu cầu phải làm sao thông qua chương trình, người dân ý thức hơn trong phòng bệnh, khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời.

“Không chỉ vậy, mà nhiều người bệnh rất nghèo nên khi phát hiện bệnh rồi thì công tác điều trị cũng phải gần với nơi ở, thuận tiện cho bệnh nhân. Đây là câu chuyện vận động quần chúng không chỉ liên quan đến hệ thống y tế cơ sở mà đòi hỏi sự vào cuộc các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đến từng thôn làng”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bệnh viện Phổi Trung ương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn cán bộ, y bác sĩ của Bệnh viện cũng như cơ sở y tế chuyên điều trị lao, bệnh phổi cả nước kế thừa truyền thống, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa “để không còn bệnh lao vào năm 2030. Mọi người dân Việt Nam đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe ngay từ đầu và không còn căn bệnh nào là bệnh nan y đe dọa đến mọi gia đình”.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.