Xôn xao tin tiêm vaccine AstraZeneca gây cục máu đông, Sở Y tế TP HCM 'lên tiếng'

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Sở Y tế TP HCM, tác dụng phụ gây cục máu đông sau tiêm vaccine AstraZeneca rất hiếm gặp và chỉ xảy ra trong vòng 42 ngày sau khi tiêm ngừa... Do đó việc lo lắng bị rối loạn đông máu do từng tiêm vaccine COVID-19 là không có cơ sở.

Sở Y tế TP HCM cho biết, tháng 4/2021, sau khi Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, cục máu đông sau tiêm vaccine COVID-19, thành phố đã triển khai nghiêm túc các quy định về an toàn tiêm chủng của Bộ Y tế, nhất là giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

Từ lúc bắt đầu tiêm vaccine AstraZeneca (tháng 3/2021) đến hết tháng 6/2023, toàn thành phố đã tiêm hơn 9 triệu liều vaccine AstraZeneca và không ghi nhận trường hợp nào xuất hiện cục máu đông sau tiêm chủng.

"Như vậy tình trạng xuất hiện cục máu đông là một sự cố bất lợi hiếm gặp sau khi tiêm vaccine COVID-19, phần lớn xảy ra trong 28 ngày và có một số ít trường hợp xảy ra sau 42 ngày (theo Bộ Y tế Australia). Tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị. Do đó việc lo lắng bị rối loạn đông máu do đã từng tiêm vaccine COVID-19 là không có cơ sở", Sở Y tế nhận định.

Trong bối cảnh nhiều người bày tỏ lo lắng sau khi AstraZeneca lần đầu thừa nhận vaccine COVID-19 của hãng có thể gây đông máu trong một số trường hợp hiếm gặp, ngành Y tế TP HCM cho rằng: "Cần phải khẳng định giá trị mang lại của vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca trong giai đoạn bùng phát dịch vừa qua. Khi so sánh nguy cơ có một trường hợp xuất hiện cục máu đông trong số một triệu trường hợp được tiêm phòng, thì lợi ích bảo vệ không để mắc bệnh nặng phải nhập viện và nguy cơ tử vong cao do COVID-19 gây ra là rất lớn".

Tình trạng xuất hiện cục máu đông (huyết khối) sau tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca từng được ghi nhận từ nhiều nguồn dữ liệu và đều có tỷ lệ rất thấp.

Theo công bố dữ liệu an toàn của nhà sản xuất, “hội chứng huyết khối kèm giảm tiểu cầu nghiêm trọng và rất hiếm gặp đã ghi nhận ở một số trường hợp sau khi lưu hành, các trường hợp này gồm huyết khối tĩnh mạch, kể cả huyết khối xoang tĩnh mạch não, huyết khối tĩnh mạch tạng, cũng như huyết khối động mạch”.

Đồng thời nhà sản xuất cũng đã khuyến cáo thận trọng khi sử dụng vaccine và nếu sau tiêm chủng có xuất hiện cục máu đông thì sẽ không chỉ định tiêm chủng cho những lần tiếp theo.

Tình trạng xuất hiện cục máu đông kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca (AZ) và Johnson & Johnson được ghi nhận trong các báo cáo của các Cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vaccine tại nhiều quốc gia.

Tổ chức Y tế thế giới đã yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vaccine COVID-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu cục máu đông miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, cục máu đông tĩnh mạch não. Biểu hiện lâm sàng thường xảy ra 4 đến 42 ngày sau khi tiêm vaccine COVID-19. Tỷ lệ đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt lứa tuổi 20-29 tuổi.

Sau tiêm vaccine AstraZeneca tỷ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu. Biến chứng đông máu sau vaccine AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng.

Không chỉ sau tiêm chủng, tình trạng xuất hiện cục máu đông có thể gặp ở nhiều tình huống lâm sàng khác. Cụ thể là, bệnh COVID-19 cũng gây rối loạn đông máu nặng, xuất hiện những cục máu đông; Biến chứng thuyên tắc phổi nặng khi đi máy bay đường dài (trên 12 giờ) cũng có thể xảy ra với tỷ lệ 5 trường hợp trên 1 triệu người ngồi máy bay...

Sở Y tế TP HCM cho rằng, tiêm chủng vaccine COVID-19 nói riêng và tiêm chủng phòng bệnh nói chung vẫn là biện pháp hiệu quả để bảo vệ cá nhân và cộng đồng trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc tuân thủ các quy định về an toàn tiêm chủng và giám sát chặt chẽ sự cố bất lợi sau tiêm chủng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa, phát hiện, xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

Đọc thêm

Cấp phép vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam

Ảnh minh họa: Môi trường và đô thị
(PLVN) -  Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới phê duyệt vaccine ngừa sốt xuất huyết cùng zona thần kinh và phế cầu 23. Trong đó, vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam cho cá nhân mà không cần xét nghiệm trước khi tiêm.

2 trẻ nhỏ ở Lào Cai nguy kịch vì ho gà

Trẻ mắc ho gà đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai. Ảnh: SYT Lào Cai
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai vừa ghi nhận trên địa bàn 2 bệnh nhi mắc ho gà nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh liều cao.

Nguy kịch vì mắc cúm B

Bệnh nhân mắc cúm B đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
(PLVN) -  Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị này đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc Cúm B nặng. Hai trong số đó đã được chỉ định can thiệp ECMO (phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể). Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Gần 30 người ở Cao Bằng nghi nhiễm lỵ trực trùng

Để chủ động phòng, chống bệnh do lỵ trực trùng, người dân cần thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước đã đun sôi. Ảnh: Sở Y tế Cao Bằng

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng mới ghi nhận 28 ca tiêu chảy nghi do lỵ trực trùng trên địa bàn. Ngành y tế địa phương đang tăng cường các biện pháp xử lý ổ dịch và tìm tác nhân gây bệnh.

Gia đình 8 người nhập viện sau ăn nấm

Nấm mọc vườn ngô nơi các cháu nhỏ đã hái về ăn.
(PLVN) - Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Giang, trên địa bàn huyện Mèo Vạc vừa xảy ra 1 vụ ngộ độc nghi do ăn phải nấm độc làm 8 người trong một gia đình nhập viện.

'Lỗ hổng' quản lý an toàn thực phẩm

Hình ảnh dòi bò lúc nhúc trong miếng pate (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) - “Pate có dòi” là từ khoá được tìm kiếm nhiều ngày qua trên các trang mạng xã hội, sau khi trên mạng xuất hiện một video đăng tải hình ảnh miếng pate có dòi trong suất bánh mì chảo.