Sử dụng mạng thế nào để không bị xem là trái pháp luật?

Luật sư Lê Ngọc Hà.
Luật sư Lê Ngọc Hà.
(PLO) - Khoảng 5 tháng nữa Luật An ninh mạng sẽ chính thức có hiệu lực thi hành (từ 1/1/2019). Nhiều ý kiến băn khoăn, sau khi đi vào cuộc sống, Luật có ảnh hưởng gì đến số đông người Việt đang sử dụng internet? Việc bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội như thế nào để không bị xem là hành vi trái pháp luật? Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Ngọc Hà, Trưởng Văn phòng Luật sư Đa Phúc (Đoàn Luật sư TP Hà Nội). 

Luật sư Hà cho biết, việc tăng cường quản lý và đảm bảo an ninh mạng là vấn đề then chốt của mỗi quốc gia, có ý nghĩa sống còn trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Theo luật sư Hà, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia; xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật, như: sử dụng không gian mạng để tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống phá Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác...

Bên cạnh đó, việc tăng cường quản lý an ninh mạng là nhằm bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng, chống tấn công mạng. Có thể nói, Luật An ninh mạng là văn bản luật đầu tiên quy định khái niệm của hoạt động “tấn công mạng”. 

Phải biết sử dụng thông tin một cách có trách nhiệm

Theo ông, Luật An ninh mạng 2018 có ảnh hưởng gì đến số đông người Việt đang sử dụng mạng internet?

- Theo tôi, Luật An ninh mạng sẽ có ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực tới số đông công dân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng mạng internet vào nhiều mục đích khác nhau, như kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu, vui chơi giải trí, giao dịch kinh doanh thương mại cung cấp và sử dụng các dịch vụ gia tăng trên mạng. 

Luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành sẽ góp phần tạo ra không gian mạng an toàn, bảo mật thông tin cá nhân, ngăn chặn việc chia sẻ, phát tán thông tin xấu và xử lý kịp thời các thông tin bị nghiêm cấm để không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cá nhân tôi và các Luật sư đồng nghiệp hoàn toàn ủng hộ sự ra đời của Luật An ninh mạng.

Điều 16 của Luật này đã liệt kê một loạt hành vi đưa thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống... Một vài ý kiến cho rằng quy định như vậy quá chung chung, khiến họ không dám bình luận hay đăng tải nội dung gì và luôn có tâm lý không biết mình có thể vi phạm điều này lúc nào. Luật sư nghĩ sao về điều này?

- Chúng ta đang sống ở thời đại dân chủ, nơi mọi công dân đều bình đẳng đối với quyền tự do ngôn luận và thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình trước xã hội. Tuy nhiên sự tự do cũng nằm trong khuôn khổ pháp luật chứ không phải tự do vô lối mà xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân khác. Theo tôi, người sử dụng mạng xã hội nếu tự cho rằng họ có thể làm, nói, phản ánh, truyền tải bất kỳ thông tin gì với bất kỳ nội dung gì cũng đều là quyền của họ vì đó là trang cá nhân của mình thì đó là quan niệm không đúng, cần phải xem xét lại. 

Người sử dụng mạng xã hội có thể tự do bày tỏ quan điểm, đưa ra ý kiến riêng của mình tuy nhiên không được đưa ra các thông tin xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm cũng như hậu quả gây ra đối với người bị hại nói riêng và xã hội nói chung, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo tôi, người bình luận thông tin trên mạng xã hội cần thể hiện là người biết sử dụng thông tin một cách thông minh, có trách nhiệm với phát ngôn của mình, có ý thức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân khác.

Không có chuyện lộ, lọt thông tin

Trên thực tế, rất nhiều đối tượng xấu lợi dụng các vấn đề, sự việc đang diễn ra để bôi nhọ, chống phá chính quyền, phá hoại kinh tế trên mạng internet. Nếu trước đây, chúng ta gặp khó khăn trong xử lý các vụ việc này thì khi Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua đã đề cập rõ ràng về cơ chế quản lý cũng như điều khoản áp dụng xử lý hình sự. Và đây là việc làm cần thiết, đúng không thưa luật sư?

- Như chúng ta đã biết, mục đích ban hành Luật An ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh.

Luật cũng quy định rất cụ thể về những hành vi bị nghiêm cấm như: sử dụng không gian mạng để thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân..

Bày tỏ ý kiến cá nhân trên mạng xã hội cũng phải có trách nhiệm. Ảnh minh họa.
Bày tỏ ý kiến cá nhân trên mạng xã hội cũng phải có trách nhiệm. Ảnh minh họa.

Tôi cho rằng việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 để xử lý đối với một số hành vi vi phạm đã được quy định tại Luật An ninh mạng là việc làm hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh đang có nhiều thế lực phản động nước ngoài câu kết với lực lượng phản động trong nước tìm mọi cách lợi dụng không gian mạng để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của nước ta.

Có ý kiến băn khoăn về việc Luật An ninh mạng có thể dẫn tới việc lộ, lọt thông tin. Trên thực tế điều này có xảy ra không thưa ông?

Như tôi đã phân tích ở phần trên, từ khi chưa có Luật An ninh mạng, nhiều thông tin của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, thậm chí của nhiều cơ quan Nhà nước cũng đã từng bị hacker Việt Nam và nước ngoài đột nhập, đánh cắp, chiếm đoạt bất hợp pháp. Nhiều người sử dụng mạng do thiếu hiểu biết còn vô tình tiếp tay cho tội phạm mạng phát triển, mất thông tin, dữ liệu cá nhân khi truy cập mạng, sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng mà không hề biết.

Nhưng, khi Luật An ninh mạng ra đời, đã ban hành các quy định yêu cầu các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; chỉ cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Như vậy, Luật đưa ra các biện pháp, chế tài để giúp bảo mật thông tin, chứ không phải để lọt thông tin như suy nghĩ chưa đúng của một số người. Trường hợp ngoại lệ phải cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng như cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh mạng nhưng phải có cơ chế giám sát và có điều kiện, khi cần xử lý tội phạm mạng chứ không phải cung cấp cho bất kể cá nhân, tổ chức nào có yêu cầu.

Để các quy định của Luật An ninh mạng được triển khai thông suốt, Chính phủ phải ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật này. Vậy khi xây dựng Nghị định, theo ông chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề gì?

- Theo tôi, khi xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, Bộ ngành có liên quan cần khảo sát kỹ lưỡng và thận trọng, tiếp thu ý kiến phản biện trên cơ sở khoa học pháp lý, tìm hiểu nhu cầu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của công dân, tổ chức, doanh nghiệp... là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của Luật An ninh mạng để từ đó ban hành các quy định hướng dẫn chính xác, cụ thể, đúng và trúng những khúc mắc, băn khoăn của công dân, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Nghị định hướng dẫn phải chi tiết, dễ hiểu, dễ áp dụng đối với mọi đối tượng cần điều chỉnh.

 Trước mắt khi xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật, cần chú trọng hướng dẫn trước các vấn đề mà dư luận đang quan tâm như: phòng, chống tấn công mạng; phòng, chống khủng bố mạng; phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Cùng với đó là hướng dẫn cụ thể về cách phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế...

Trân trọng cám ơn Luật sư!

Đọc thêm

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.