Người cựu binh 13 năm tự nguyện làm trạm barie gác đường tàu

Vợ chồng ông Bùi Tiến Đông
Vợ chồng ông Bùi Tiến Đông
(PLVN) - Không được ai phân công hay nhờ vả nhưng suốt 13 năm qua, vợ chồng ông Bùi Tiến Đông (72 tuổi, ở xóm 15, xã Nghi Kim, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) đã thay nhau tự nguyện làm cảnh giới tại đường tàu. Người cựu binh ấy quyết định làm công việc này sau khi chứng kiến cái chết thương tâm của nữ công nhân trẻ.

Từ cái chết ám ảnh của nữ công nhân

Mồng 8 tết năm 2005, vợ chồng ông Bùi Tiến Đông đang ở trong nhà cùng con cháu thì nghe tiếng tàu sắt phanh gấp. Sau đó là tiếng bước chân dồn dập của đoàn người, xen lẫn trong tiếng khóc ai oán. Tò mò, ông đi ra đoạn gác chắn đường tàu phía sau nhà mình thì chứng kiến cảnh tượng đau lòng. Một cô gái trẻ đã tử vong dưới gầm tàu sắt với thi thể không còn nguyên vẹn. Cảnh tượng các đồng nghiệp, người thân của nạn nhân vật vã bên thi thể cô gái xấu số đã ám ảnh tâm trí ông.

Qua câu chuyện của mọi người, ông biết được nạn nhân là cô gái trẻ người huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Cô mới vào làm công ty được một thời gian ngắn. Sáng sớm hôm đó, cô chào bố mẹ xuống công ty làm việc. Nào ngờ, do một chút bất cẩn khi qua đoạn đường dân sinh không có rào chắn cô gái trẻ đã mãi mãi ra đi. 

Hình ảnh ông Bùi Tiến Đông cần mẫn đội mưa đội nắng gác tàu đã trở nên quen thuộc suốt 13 năm qua...
Hình ảnh ông Bùi Tiến Đông cần mẫn đội mưa đội nắng gác tàu đã trở nên quen thuộc suốt 13 năm qua...

Cái chết của cô gái trẻ xa lạ trở thành nỗi ám ảnh khiến ông Đông luôn trăn trở. “Nhà tôi ở ngay sát đường tàu nên ngày, đêm đều xe tiếng tàu xình xịch chạy qua, tiếng kêu rú. Đã mấy lần chúng tôi thấy tai nạn đường sắt, nhưng cái chết của cô gái trẻ ấy cứ ám ảnh tôi mãi. Do vậy, sau mấy đêm mất ngủ, tôi quyết định sẽ ra đứng gác tàu tại đoạn đường đó”, ông chia sẻ.

Sáng sớm hôm sau, ông mang theo chiếc còi nhựa và cây cờ nhỏ ra đứng ở đoạn đường ngang dân sinh cắt qua đường sắt Thống Nhất Bắc - Nam tại km 314 + 550. Hễ thấy đoàn tàu chuẩn bị chạy qua là ông lại ra hiệu cho người đi đường dừng lại. Mới đầu, sự xuất hiện bất ngờ của ông Đông khiến nhiều người ngỡ ngàng, tò mò. Nhưng sau đó một thời gian, họ dần quen với hình ảnh “ông Đông gác tàu”. 

Hàng ngày, cứ sáng sớm ông lại mang “đồ nghề” ra làm việc. Với 14 chuyến tàu khách và 21 chuyến tàu hàng chạy qua đoạn đường sắt này mỗi ngày, khiến tần suất làm việc của ông khá căng. Nhưng, hàng ngày ông chỉ về nhà khi đoàn tàu cuối cùng của buổi chiều tối đi qua.

Hạnh phúc khi thấy mọi người được an toàn

Ông Bùi Tiến Đông lặng lẽ làm công việc này một thời gian ngắn thì một công ty trong khu vực sau khi biết được việc làm của ông đã hỗ trợ một phần chi phí. Món quà tuy nhỏ, nhưng đã tiếp thêm động lực để ông thực hiện công việc "bao đồng" này. 

Điều đáng khâm phục là dù đây chỉ là công việc tình nguyện, nhưng ông Đông luôn làm với tinh thần đầy trách nhiệm. Hôm nào đau ốm, hay bận công việc giỗ chạp, ông lại bảo vợ là bà Tăng Thị Liễu (69 tuổi) ra trông gác tàu thay mình. Cứ như thế, đôi vợ chồng cựu binh ấy luôn thay phiên nhau làm người gác tàu cho bà con đi lại từ năm này qua năm khác. 

Ông Đông tâm sự, quá trình làm việc, nhiều người thắc mắc vì sao lại “ôm rơm rặm bụng” suốt hơn chục năm qua. Nhưng, ông chỉ nghĩ đơn giản rằng còn sức - còn giúp ích cho đời được, thì ông còn làm. “Có lẽ bản tính người bộ đội Cụ Hồ là thế”, ông nói giản dị.

Từ đầu năm 2019, lối đường dân sinh này đã có trạm barie điện tử nhưng nhiều người vẫn luôn nhớ và nhắc tới trạm gác của ông Bùi Tiến Đông
Từ đầu năm 2019, lối đường dân sinh này đã có trạm barie điện tử nhưng nhiều người vẫn luôn nhớ và nhắc tới trạm gác của ông Bùi Tiến Đông

Ông Đông sinh ra ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa (Thanh Hóa). Năm 1970, ông tham gia bộ đội tại chiến trường B5, bị mảnh đạn cắm vào đầu. 5 năm sau, ông được chuyển về công tác tại Trung đoàn 105, Quân khu 4 đóng tại Nghệ An.

Những năm tháng ở đây, ông quen bà Liễu cũng là một cựu lính công binh tham gia chiến đấu ở mặt trận Lào về. Từ tình đồng chí, họ đem lòng yêu nhau rồi nên duyên vợ chồng vào năm 1976. Sau khi lập gia đình, vợ chồng ông chọn Nghệ An làm nơi lập nghiệp, sinh sống. 

Năm 1981, sau 9 năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, ông phục viên trở về sinh sống với gia đình ở xã Nghi Kim. Hàng ngày ông đi làm thợ xây, bà buôn bán vặt ở chợ. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng vợ chồng cựu binh ấy luôn lạc quan. Điều đó thể hiện việc ông Đông sẵn sàng sắp xếp việc gia đình để ra gác chắn đường tàu và nhận được sự đồng ý, ủng hộ từ người vợ. 

13 năm đội mưa gió, nắng cháy ngoài đường sắt khiến ông bà chứng kiến nhiều câu chuyện vui buồn. Bà Liễu vẫn nhớ như in câu chuyện về nam thanh niên lái xe tải đã thoát chết trong gang tấc. Lần đó, dù tàu đã gần đến nhưng do không quan sát nên lái xe này vẫn lái vô lăng cho xe chạy qua đường tàu. 

“Thấy thế, tôi đứng phía bên này liên tục ra hiệu cho tài xế dừng xe lại. La hét không hiệu quả, tôi cầm cờ phất phất và giơ hai tay lên cao ra dấu hình chéo. Chỉ đến lúc này tài xế mới nhận ra sự việc, cho xe dừng lại. Trong tích tắc, đoàn tàu chạy vụt qua trước mặt. Thoát chết trước lưỡi hái tử thần nên anh này ríu rít cảm ơn tôi, mua mấy hộp sữa hậu tạ. Tôi mừng vì mình đã kịp thời cứu được mạng người và đảm bảo an toàn cho chuyến tàu sắt đó”, bà kể. 

Nhưng cũng có trường hợp người đi đường dù thấy ông bà ra hiệu dừng lại, nhưng vẫn cố tình băng qua đường ray. Những lúc như vậy, ông bà chỉ biết lấy sức của mình, kéo chiếc xe máy lùi lại phía sau. “Có người vừa ngã xuống đường thì đoàn tàu lao vụt đến. Chỉ đến lúc đó, họ mới nhận ra việc làm sai trái của mình và ríu rít xin lỗi”, ông Đông hồi nhớ.

Đầu năm 2019 đoạn đường ngang dân sinh qua đường sắt tại đây đã có trạm barie điện tử. Dù vậy, ông Đông cùng vợ của mình vẫn thỉnh thoảng ra để nhắc nhở người qua đường không liều lĩnh vượt khi barie điện tử đã đóng. Ông nói: “Cột gác điện tử, tiện nhưng không “nhạy” bằng người gác. Do vậy, tôi vẫn cứ phải ra hỗ trợ thêm để nhắc nhở những người đi vội bất cần vượt qua cả trạm gác”.

Tấm lòng của ông, bà được nhân dân quanh vùng cảm phục. Nhiều công nhân đi làm mang theo biếu ông, khi thì ấm trà ngon, khi thì tấm bánh, gói xôi. Những ngày lễ, Tết lại có người tặng ông bà cân đường, hộp sữa. Tình cảm quý mến của mọi người giúp ông thêm ấm lòng, nhưng niềm vui lớn nhất mà ông bà có được là góp phần đảo bảo an toàn cho người đi đường và những chuyến tàu Bắc - Nam.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.