Hàng chục trẻ được đến trường nhờ chiếc xe trâu miễn phí

Hàng ngày hàng chục đứa trẻ được anh Ngọc đưa đến trường và đưa về bằng xe trâu.
Hàng ngày hàng chục đứa trẻ được anh Ngọc đưa đến trường và đưa về bằng xe trâu.
(PLO) - Ngày nắng hay ngày mưa, đông giá rét hay ngày hè oi ả bóng dáng người đàn ông trên chiếc xe trâu tự chế vẫn miệt mài đưa đón các cháu nhỏ trong làng đến trường rồi lại chở về mà không lấy bất cứ đồng tiền công nào. Người chúng tôi nhắc đến là anh Văn Đình Ngọc (SN 1983, trú tại xã Thanh Khai (Thanh Chương, Nghệ An).

“Bố” của hàng chục đứa trẻ 

Thành thông lệ, mỗi ngày cứ khoảng 5h sáng là anh Ngọc lại thức dậy để cho trâu ăn, ăn uống qua loa tầm 6h anh lại dắt theo con trâu kéo chiếc xe bò tự chế ra khỏi nhà đi đưa đón học sinh. Cũng như một chiếc xe bus mỗi ngày đi qua các ngả đường làng, các cháu học sinh mẫu giáo đã được bố mẹ cho ăn sáng đứng đợi sẵn và được anh bế lên ngồi trên xe đi đến trường học.

Đám trẻ con 4-5 tuổi được anh Ngọc đón mỗi ngày nên thành quen, chúng thường gọi anh là “bố Ngọc, bố Ngọc”. Đường xóm cũng không phải đoạn nào cũng bằng phẳng, đoạn đổ bê tông thì không nói làm gì, nhưng nhiều đoạn đường đất lởm chởm xe lắc khiến đám trẻ cũng nghiêng theo. Mỗi sáng như thế, xe trâu của anh đi qua 2 xóm là xóm Chùa và xóm Văn Ngọc đón gần 20 đứa trẻ đến lớp học đúng giờ. 

Cứ thấy trẻ con đứng chờ trên đường là xe trâu anh lại dừng lại, cười tươi chào từng đứa một rồi bế lên xe, đóng cửa cẩn thận. Trên xe, anh cũng trang bị thêm một chiếc radio nhỏ cũ kỹ mở nhạc cho các cháu nghe. Thế rồi, đến cuối buổi chiều anh lại đánh xe trâu đến cổng trường mầm non xã Thanh Khai đợi sẵn để đón những đứa trẻ hết giờ học. Quãng đường khoảng 2km, anh còn chuẩn bị thêm nước đun sôi để cháu nào khát thì rót cho uống. Khi qua đến đoạn về nhà, anh lại dừng xe, bế cháu nhỏ xuống trước cổng chạy vào nhà, có khi là người lớn đứng chờ sẵn anh trước cổng để đón con về. Cứ như thế, đều đặn mỗi tuần 5 ngày anh làm cái công việc không công đó, mới thế mà đã gần 2 năm nay anh gắn bó với việc làm “tài xế xe bus bất đắc dĩ” cho hàng chục đứa bé.

Những người trong làng bế trẻ ra gửi xe trâu của anh Ngọc đưa con cháu đến trường.
Những người trong làng bế trẻ ra gửi xe trâu của anh Ngọc đưa con cháu đến trường.

Tấm lòng “người tài xế bất đắc dĩ”

Nếu không biết, người ta sẽ tưởng gia đình anh chắc cũng khá giả lắm mới có thời gian rảnh để làm cái việc không công mà chả ai làm. Nhưng thực tế, hoàn cảnh gia đình cũng rất khó khăn. Anh Ngọc đã lập gia đình và có ba con nhỏ, vợ anh làm công nhân nhà máy gạch đi sớm về khuya, do dị tật ở chân nên sức khỏe yếu anh không làm được việc nặng.

Nói về “cơ duyên” dẫn đến việc anh đưa xe trâu đi chở các cháu trong làng đến trường anh kể, hàng ngày, anh thay vợ đưa con đi học, “hơn một năm trước, đạp xe đưa con thứ hai tới trường mầm non thì không may bị ngã may mắn hai bố con không bị làm sao nhưng từ đó anh thấy sợ sợ. Đêm về trăn trở làm sao đưa con đi học an toàn mà vẫn không chậm giờ học của con… Nghĩ mãi nên quyết định dùng trâu để kéo chiếc xe của gia đình mình chở con đi học” - anh Ngọc kể. 

Nghĩ là làm, ngay hôm sau anh dậy đưa con đi học bằng xe trâu, việc này ban đầu cả xóm đều bất ngờ và thấy buồn cười. Được một vài hôm, những bà con trong xóm đều thấy việc làm này có ích nên đến đặt vấn đề gửi con cho anh đưa đi học bằng xe trâu để có thời gian đi làm, anh vui vẻ nhận lời.

Do số trẻ đăng ký đi xe trâu của anh tăng lên nên chỗ ngồi chật lại, anh cải tiến chiếc xe để che nắng mưa, đảm bảo an toàn, chế thêm chỗ ngồi. Ngoài ra, anh thiết kế thêm thùng xe làm bằng lan can sắt, phía trên có mái che kèm vải che xung quanh chắn gió bụi... Để đảm bảo an toàn, anh còn huấn luyện con trâu kéo xe thuần thục và không chạy khi gặp người lạ, có thể tự tránh phương tiện tham gia giao thông trên đường...

 

“Sáng mô tui cũng nhờ chú Ngọc chở cháu đi học hộ, cái xe bò thuận tiện lắm, ngày trước tui đưa đón cháu đi học vất vả lắm. Ngồi trên xe cũng an toàn, được anh Ngọc tận tình giúp đỡ bà con trong xóm làng cảm kích lắm chú à…”, ông Văn Đình Hường (69 tuổi) chia sẻ.

Do thấy anh chu đáo, lại tận tâm với việc đón con cháu mình đi học, các cháu cũng thích ngồi xe trâu cho vui nên trong làng ai cũng yên tâm cho ngồi xe trâu của anh Ngọc đi học. Thế nhưng, anh Ngọc cũng chẳng để ý đến công lao của mình, nên cũng không bao giờ đặt vấn đề trả tiền công. “Mình làm vì đưa con mình đi học, đưa thêm các cháu đi học đông cũng vui chẳng mệt nhọc chi” - anh Ngọc nói.

Cô Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Thanh Khai cho hay, cũng có người có điều kiện thì hỗ trợ anh 100 ngàn, người ít thì 50 ngàn gia đình khó khăn thì không có anh Ngọc cũng vui vẻ chở con đi học. Anh Ngọc cho biết thêm, nếu như có thêm kinh phí sẽ tiếp tục cải tiến thùng xe với 3 dãy ghế để có nhiều chỗ cho các cháu ngồi, càng đông càng vui. Anh cũng cho biết, sẽ tiếp tục làm “tài xế” cho các cháu trong làng trong 3 năm tới khi con út nhà anh học hết mẫu giáo. 

Đọc thêm

Từ tác phẩm có câu từ phản cảm phát cho học sinh ở TP HCM: Cẩn trọng khi lựa chọn ngữ liệu học tập

Ngữ liệu học tập cần được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)
(PLVN) - Một trường quốc tế ở TP HCM trước kỳ lễ dài ngày vừa qua đã phát cho học sinh lớp 11 một tác phẩm văn học nước ngoài (được dịch sang tiếng Việt) tương đối nổi tiếng. Tuy nhiên, trong ngữ liệu học tập này có chứa những câu từ được nhiều người cho là phản cảm, khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất bình. Nhà trường đã phải nhanh chóng thu hồi các ấn bản trên và xem xét lại quy trình tác phẩm được giới thiệu cho học sinh.

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.