Bạo hành trẻ tại trường mầm non - phải trị từ gốc

Cảnh giáo viên giữ trẻ túm tóc, hăm dọa đánh trẻ tại một trường mầm non ở TP.HCM.
Cảnh giáo viên giữ trẻ túm tóc, hăm dọa đánh trẻ tại một trường mầm non ở TP.HCM.
(PLO) - Thời gian vừa qua, hàng loạt vụ bạo hành trẻ em tại các trường mẫu giáo, nhóm trẻ tư bị phát giác đã làm dư luận bức xúc. Những clip được lan truyền cho thấy nhiều trẻ đã bị các cô giáo giữ trẻ hành hạ thậm tệ.

Từ đây, nhiều người đặt lại vấn đề về chất lượng hoạt động của các trường mầm non tư thục, cũng như chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, nhất là đạo đức nghề giáo...

Dọa vứt trẻ ra ngoài cửa sổ để… đùa?

Cách đây hơn hai tháng, cũng nhờ một đoạn camera nhà trường ghi lại, phụ huynh phát hiện tại một trường mầm non ở quận Bình Thạnh, TP.HCM, giáo viên giữ trẻ ở đây đã có một cách dạy trẻ thật lạ đời, đó là… dốc ngược đầu trẻ dọa vứt ra ngoài cửa sổ để ép trẻ ăn. Sau đó, mẹ trẻ đã chuyển con sang học trường khác, còn giáo viên trường đã có nhiều lời biện minh khác nhau như đùa với trẻ, bế trẻ ra cửa sổ để xem bươm bướm...

Mới đây nhất, tại Gò Vấp, nhiều vụ huynh đã tá hỏa khi công an mời đến làm việc thì mới biết con mình bị bạo hành tại nhóm giữ trẻ tư nhân. Theo các đoạn clip lan truyền cho thấy, trẻ bị các bảo mẫu nơi đây đặt nằm ngửa, đổ thức ăn vào miệng một cách thô bạo, ói ra thì bắt ăn lại, rồi đánh vào đầu, vào mặt. Ngoài ra, hàng loạt vụ việc khác như trẻ bị đánh tím đùi, bị đánh xây xát khắp người, tát sưng mặt… khiến dư luận phẫn nộ và phụ huynh hết sức hoang mang, lo lắng. 

Bên cạnh tình trạng bạo hành trẻ, còn một hiện tượng nhiều phụ huynh phản ánh, đó là việc các cô giữ trẻ vì sợ trách nhiệm, giấu giếm những điều không hay xảy ra cho trẻ trong lớp.

Chị Lương Thị Thy, nhân viên ngân hàng, ngụ quận Bình Thạnh kể, tháng trước, chị đang ở chỗ làm thì nghe người nhà thông báo con chị đang ở bệnh viện, chị tức tốc chạy vào thì nghe tin con bị ngã trên lớp dẫn đến sưng vùng đầu, tụ máu bầm bên trong. Chị hỏi ra mới biết, buổi sáng, con chị chơi đùa trên lớp bị ngã từ ghế cao xuống, đập đầu xuống đất.

Tuy nhiên, cô giáo thấy trẻ không chảy máu nên chỉ… xoa dầu sơ sơ mà không báo với phụ huynh theo nguyên tắc giữ trẻ. Cho đến chiều, khi cháu có dấu hiệu sốt nhẹ, đau đầu, các cô mới tự đem cháu vào bệnh viện rồi liên hệ phụ huynh đến. Các bác sĩ cho biết, nếu chậm thêm vài tiếng nữa, cháu rất có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiều trường hợp trẻ bị bạn bè đánh đập, bắt nạt, bị tai nạn trên lớp, nhưng các cô giáo lại giấu nhẹm, không cho gia đình biết để có biện pháp giải quyết. Từ đó dẫn đến các hậu quả nặng hơn về sức khỏe, tâm lý cho trẻ. 

Bên cạnh bạo hành thể xác, vô trách nhiệm, nhiều trường mẫu giáo do cạnh tranh thiếu lành mạnh, muốn tăng lợi nhuận đã “bạo hành ăn uống” khi cho trẻ ăn những thức ăn thiếu chất lượng, nấu qua quýt, thậm chí nguồn gốc độc hại. Có vụ việc, người sản xuất thực phẩm bẩn sau khi bị phát hiện đã khai nhận chuyên bỏ mối cho các nhà trẻ, mẫu giáo, trong đó có những nhà trẻ biết mà vẫn làm ngơ vì “huê hồng” cao.

Có nhà trẻ, cô giáo đánh đập trẻ mạnh tay trong giờ ăn vì bé nhất quyết không ăn, sau đó phụ huynh mới phát hiện các món ăn ở đây nấu bằng nguyên liệu chất lượng thấp, cách chế biến hết sức thiếu vệ sinh, cẩu thả, khiến trẻ không chịu tiếp nhận… Thế nên, có sự chênh lệch lớn trong giá cả giữ trẻ, có nhóm giữ trẻ chỉ lấy… 600 ngàn đồng/ tháng cho một trẻ, bao ăn uống cả ngày!

Lỗ hổng từ khâu đào tạo

Những vụ việc đánh đập, bạo hành thể xác tinh thần, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với sức khỏe trẻ đang dấy lên hồi chuông báo động về nhân cách của những cô bảo mẫu. Rõ ràng, chất lượng người giữ trẻ hiện nay đang rất “có vấn đề”. Những vụ việc bạo hành xảy ra không chỉ trong các nhóm giữ trẻ tư nhân, tự phát, mà còn ở các trường mầm non tư nhân quy mô lớn hoặc có tiếng. Trong đó, các giáo viên trường này đều đòi hỏi có chứng chỉ sư phạm mầm non, được đào tạo bài bản, thế nên, không hiểu vì sao những sự việc đau lòng vẫn diễn ra liên tiếp.

Mới đây, UBND TP HCM đã có công văn khẩn gửi quận huyện về việc tăng cường thanh tra đột xuất, quản lý các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, nhóm trẻ gia đình, yêu cầu có biện pháp xử lý cơ sở giáo dục tư thục trái quy định, không đảm bảo an toàn cho trẻ, không để nhóm trẻ không phép hoạt động. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của mọi việc vẫn là ở “cái gốc”.

Hiện nay, việc đào tạo các giáo viên mầm non dường như đang có một “lỗ hổng” khá lớn. Không ít giáo viên giữ trẻ, bảo mẫu, đi làm nghề chỉ với tâm thế “mưu sinh”. Ngoài sự đào tạo kĩ lưỡng về vụ nuôi giữ, chăm sóc trẻ, người giáo viên mầm non cần được thấm nhuần hơn nữa về trách nhiệm và tình yêu thương, tình yêu nghề, cần phải ý thức được rằng mỗi một hành động của mình đều có ảnh hưởng nhất định đến thế hệ tương lai. Nếu “phần gốc” quan trọng này được các nhà quản lý giáo dục nhìn nhận và giải quyết rốt ráo, thì có lẽ, rất nhiều sự việc đau lòng nói trên đã không xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.