Câu chuyện dạy con của một doanh nhân gần trăm tuổi

(PLO) -Bây giờ, khi đã ở tuổi 94, gia sản ông có được là một đại gia đình với những người con là các doanh nhân tên tuổi và những đứa cháu nội, ngoại trúng tuyển vào những trường top đầu, trong và ngoài nước. Ông là đại lão doanh nhân Đỗ Thế Sử. 

Ông góa vợ khi mới 42 tuổi. 9 người con, đứa lớn mới 14 tuổi, đứa nhỏ nhất mới lên 2 là những gì mà người phụ nữ đầu tiên trong đời để lại cho ông. Ông gồng mình lên, chuyển nghề, thuê lại chính công việc của các xã viên trong hợp tác xã, làm bất kể ngày đêm để đảm bảo đàn con của ông được cơm ăn, áo mặc đầy đủ, đi học thành người. 

Học cùng các con mỗi ngày... 

Nhắc lại những ngày bất hạnh, phải một mình cáng đáng 9 người con cùng với nỗi đau mất vợ, ông Sử vẫn nhớ từng lời mình dặn dò các con, các cháu ở cùng nhà. Thương xót đứa con thứ 9, mới lên 2 đã mất mẹ, ông đã nói chuyện với 8 người con còn lại rằng, em nhỏ nhất, thiệt thòi nhất vì không có mẹ chăm sóc nên các anh phải yêu thương em thay cả phần của mẹ nữa.

Những người con của ông đều nghe lời, yêu thương, chăm sóc, bảo bọc em. Đứa con thứ 9 này chính là Đỗ Anh Tú, Tổng Giám đốc (TGĐ) Cty Diana. 

Ông bảo, ông không thể quên được cảm xúc của mình khi đứa con trai cả Đỗ Thái Tùng (hiện là đại tá quân đội, đã về hưu) đề đạt nguyện vọng bỏ học đi làm để giúp bố nuôi các em. Ông bảo, trái tim ông nghẹn lại vì thương con, thương mình.

Nhưng ông vẫn bình tĩnh khen ngợi rồi khuyên bảo con, nhắc nhở con rằng tuổi của con đang là tuổi cần phải học hành. “Con thương bố thì con phải học thật giỏi, làm gương cho các em”. Đứa con cả khi ấy đã khóc vì thương bố và hạ quyết tâm giúp bố và học thật tốt để cho các em học theo. 

Vợ chồng ông bà Đỗ Thế Sử - Nguyễn Kim Phương
Vợ chồng ông bà Đỗ Thế Sử - Nguyễn Kim Phương

Khi vợ ông mất, ông phải tự xoay sở để học cách làm bố, làm mẹ để quản lý cả “một dãy con”. Ông phân công từng người con làm việc nhà, chăm sóc em. Con trai của ông, 6 tuổi đã biết nấu cơm, đã tự giữ tem phiếu để xếp hàng nhận thực phẩm.

Ông kể lại: “Tôi yêu cầu các con phải học giỏi, và quy định, nếu đứa nào không được học sinh giỏi thì không đi họp phụ huynh vì “bố thấy xấu hổ”. 

Nhưng không phải ông chỉ đưa ra mệnh lệnh và yêu cầu các con phải tuân theo. Ông quan tâm chuyện học cho con bằng cách, mỗi ngày đi học về, khi các con  làm việc nhà thì ông ngồi xem sách vở của từng đứa một.

Thấy có bài mới, ông hỏi xem các con có hiểu bài không, có chỗ nào cần phải giảng giải lại không. 40 tuổi ông vẫn thi vào Đại học (ĐH) Bách Khoa để học cùng con, hướng các con chuẩn bị cho thi đại học. 

Khi người con thứ 9, Đỗ Anh Tú (hiện là TGĐ Diana, Phó Chủ tịch Tienphong Bank) làm luận án tốt nghiệp Trường ĐH Bách Khoa với đề tài “nghiên cứu cách tiết kiệm than”, ông đã lập một hội đồng chấm trước gồm các 4 anh trai lớn của gia đình, đều là những người đã tốt nghiệp ĐH loại ưu.

Anh nào cũng chấm cho Tú điểm cao, thấp nhất là 8 điểm, riêng ông quyết định cho 2 điểm. Ông bảo, đứa nào cũng ngơ ngác vì không hiểu tại sao bố cho điểm thấp thế. Lúc ấy ông mới nói cho các con biết, tất cả đều đã đi lạc đề. 

Với cách quan tâm đến chuyện học hành của ông, các con ông đều học giỏi, được gửi đi học nước ngoài. Các con đều ngoan ngoãn, học giỏi nhưng ông vẫn nghiêm khắc với các con. Ông kể, đến tận năm người con thứ 9 thi đỗ đại học, được chọn đi Tiệp Khắc nhưng vì ông phát hiện ra thiếu sót trong quá trình làm bài thi, ông đã phạt con bằng cách cấm con xem phim (trong khi nó mê phim cực độ - ông cho biết) cho đến khi chính thức lên đường.  

Ông tâm sự: “Bất kỳ ai cũng yêu thương con mình với mức độ cao nhất nhưng sử dụng sự yêu thương ấy như thế nào, hướng dẫn con mình ra làm sao là cách của mỗi người”.

Và với ông, chính nhờ sử dụng “cách yêu thương đúng, nghiêm khắc”, đã sản sinh ra một lứa những doanh nhân, những người con nổi tiếng như  Đỗ Tất Cường, Giám đốc điều hành BV Vinmec; Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT Tienphong Bank; Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội; Đỗ Anh Tuấn, Giảng viên Trường ĐH Bách Khoa, Giám đốc Trung tâm lò hơi; Đỗ Khôi Nguyên, Luật sư của một Cty Luật của Mỹ, làm việc tại Singapore...

Đại gia đình đại lão doanh nhân Đỗ Thế Sử.
Đại gia đình đại lão doanh nhân Đỗ Thế Sử.

Gieo lòng nhân vào mỗi người con...

Thời chiến tranh, các con ông phải phân tán đi 3-4 ngả theo các diện khác nhau, đứa đi học, đứa đi theo chị gái, ông phải chia các ngày chủ nhật để lên thăm các con. “Tôi vừa đi vừa lo, nhỡ bom rơi, đạn lạc, tôi chết bất thình lình thì những đứa con của tôi sẽ ra sao. Thế nên tôi nghĩ mình phải lo trước cho các con bằng cách gửi tiền cho người cháu dâu để lo cho các con nếu nhỡ mình có mệnh hệ gì”.

Ông luôn nhắc các con phải thương người, phải lo lắng cho người thân, cho gia đình, dù bất kể ở đâu. Khi người con thứ 11 sang Mỹ học (ông Sử tục huyền với bà Nguyễn Kim Phương sau 15 năm góa vợ và sinh thêm được 2 người con nữa), năm ấy Khôi Nguyên mới 17 tuổi.

Ngoài mỗi cuộc điện thoại hàng tuần để hỏi thăm, dặn dò, nhắc nhở con, mỗi tuần ông viết thêm một lá thư gửi cho con theo đường bưu điện. Vợ ông, bà Nguyễn Kim Phương vui vẻ kể lại, năm ấy, 1997, mỗi tháng nhà bà “đốt hết” 5,2 triệu tiền điện thoại. Cả nhà đều sốt ruột nhưng không ai dám ngăn cản vì biết ông vẫn luôn lo lắng cho con cái như thế.

Ông luôn kể lại câu chuyện mà bố ông đã dạy con “phải biết yêu thương người khác, không phân biệt mạnh yếu, giàu nghèo” cho các con mình. Và ông bà luôn làm gương cho con cháu.

Nhà ông bà giàu có nhưng luôn rộng cửa với những mảnh đời bất hạnh. Mỗi khi ông bà đi làm, ông bà đều dặn dò con cái ở nhà, nếu có người ăn xin nào qua, cứ múc cho mỗi người một bơ gạo. Và thùng gạo luôn được ông bà kê ngay cửa để các con tiện lấy. 

Vợ chồng người con út, đứa con mà ông bà tự hào vì biết thương người từ bé
Vợ chồng người con út, đứa con mà ông bà tự hào vì biết thương người từ bé

Có một câu chuyện đến bây giờ ông bà vẫn nhớ về lòng nhân của các con mình. Bà Phương kể, có một bà già 80 tuổi vào xin cơm, chị gái của ông đuổi đi nhưng các con ông bà bảo bác cho bà cụ xuất ăn của mình...

Cứ thế, mỗi câu chuyện nhỏ ông kể lại cho các con mỗi dịp cha con hàn huyên chuyện trò đều là thông điệp ông gửi gắm lại cho con, cháu. Và ông luôn hạnh phúc, tự hào vì các con ông không chỉ giỏi giang, thành đạt mà luôn có lòng trắc ẩn, thương những người nghèo khổ... 

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...