Doanh nghiệp bị xâm hại uy tín, thương hiệu: Bồi thường thế nào là đủ?

Doanh nghiệp bị xâm hại uy tín, thương hiệu: Bồi thường thế nào là đủ?
(PLO) - Về nguyên tắc, DN có quyền yêu cầu cơ quan chức năng gây thiệt hại bồi thường tổn thất về uy tín và thương hiệu. Nhưng để được bồi thường thì DN phải chứng minh được thiệt hại xảy ra trong thực tế. 

Có lẽ vì sự phức tạp và khó khăn trong việc tìm chứng cứ -trong một số trường hợp còn có cả sự thiếu công tâm của thẩm phán và cán bộ tòa án -  nên các DN không khỏi bất an và đành chùn bước. Một số DN khác do bị đẩy vào bước đường cùng nên đánh liều khởi kiện, nhưng rốt cục cũng chỉ như “con kiến kiện củ khoai”.

Sự cẩu thả của cơ quan quản lý nhà nước

Trước thực tế hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều, trong quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, không ít cơ quan quản lý nhà nước đã có quyết định và kết luận không chính xác, gây thiệt hại về uy tín, danh dự, kinh tế cho các DN.

Điển hình nhất là vụ Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đồng Nai niêm phong nhà kho của Cty CP Sản xuất thương mại, dịch vụ Thuận Phong (Biên Hòa, Đồng Nai) do nghi ngờ cơ sở này sản xuất phân bón giả. Hơn một năm sau, khi Công an tỉnh Đồng Nai kết luận Cty Thuận Phong không có dấu hiệu phạm tội thì ngày 20/5/2016, kho hàng của Cty này mới được mở niêm phong.

Tuy nhiên, vì không được bảo quản đúng cách nên hàng chục tấn hàng hóa của Cty đã bị vón cục, biến chất, thiệt hại gần 20 tỷ đồng, chưa kể nhiều máy móc, thiết bị do lâu ngày không hoạt động cũng hư hỏng nặng, các khách hàng quen hầu hết đã tìm sang mối khác, công nợ  không thu hồi được. Thiệt hại hữu hình và vô hình của DN vô cùng lớn.

Gần đây nhất, ngày 20/4/2016, đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14 (Chi cục QLTT Hà Nội) tiến hành kiểm tra Cty TNHH TM Hùng Anh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) và đã tạm giữ hơn 2,2 tấn xúc xích do cơ sở Vietfoods (Bình Dương) sản xuất với nghi vấn chứa chất cấm... Ngay sau đó các cơ quan báo chí đã thông tin rộng rãi về sản phẩm xúc xích Vietfoods chứa chất gây ung thư.

Khỏi phải nói hậu quả sau đó ghê gớm như thế nào. Trên thị trường ngay lập tức xuất hiện làn sóng tẩy chay xúc xích Vietfoods, đồng loạt các siêu thị, nhà phân phối trên toàn quốc đã trả toàn bộ sản phẩm này về cho nhà sản xuất; không những thế, các sản phẩm khác mang thương hiệu Vietfoods cũng bị liên lụy, không thể bán ra.

Hơn 1 tháng sau, khi cơ quan chức năng của Bộ Y tế “giải oan” cho  2,2 tấn xúc xích Vietfood thì lô hàng này mới được “giải phóng”. Nhưng ngay cả khi được minh oan thì uy tín và thương hiệu của DN cũng đã bị tổn hại nặng nề: công nợ hàng tỷ đồng không thu hồi được, hơn 50 tấn xúc xích bị các nhà phân phối trả lại, doanh nghiệp buộc phải bán cho cá ăn với giá 2 ngàn đồng/kg…

Nhưng đây không phải lần đầu tiên Chi cục QLTT Hà Nội xử oan DN, trước đó, vào tháng 2/2013 Đội QLTT số 12 đã kiểm tra kho hàng của Cty TNHH Mạnh Cầm (quận Thanh Xuân, Hà Nội) và niêm phong toàn bộ 5.600 hộp sữa dê Danlait do nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm. Nhưng kết luận kiểm nghiệm do Bộ Y tế tiến hành sau đó cho thấy tất cả chỉ số của sữa đều trong giới hạn cho phép. Cuối cùng, sau gần 3 tháng tạm giữ (từ tháng 2-5/2013), khi Cty Mạnh Cầm nhận lại hàng thì lúc này hầu hết sản phẩm đã bị mốc và móp méo, không thể tiêu thụ.

Lỗi do cơ chế?

Thông thường, sau mỗi “sự cố”, để giữ uy tín cho cả hai bên, các cơ quan quản lý nhà nước phải đính chính, xin lỗi công khai, nhưng chủ yếu là trên cơ sở thiện chí và thông cảm lẫn nhau. Thậm chí, để “phủi” trách nhiệm của mình, một số cơ quan còn đổ lỗi cho… cơ chế.

Không chỉ giới kinh doanh mới hiểu rằng uy tín và thương hiệu là tài sản vô giá của DN. Để tạo dựng nên thương hiệu, có DN phải mất hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm. Cũng bởi thương hiệu có vị trí sống còn đối với với sự phát triển của DN nên khi thương hiệu bị mất thì dường như DN đã lâm vào thế phá sản.

“Trong thực tế không hiếm những hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu DN, nhưng người ta chỉ bỏ tiền ra mua thương hiệu khi mà uy tín của DN đó đang đứng vững trên thị trường. Còn khi DN đã gặp “phốt” vì thông tin từ chính cơ quan chức năng thì lúc này uy tín, thương hiệu DN như đứng bên bờ vực thẳm. Nếu công tác truyền thông không khéo, DN còn có nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào”- ông Lương Trọng Hải, Giám đốc một DN tư nhân tại TP Thanh Hóa chia sẻ.

Cùng quan điểm này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chỉ cần một thông tin xấu đã có thể làm DN phá sản nhưng để lấy lại uy tín và thương hiệu cho DN thì cần hàng chục, hàng trăm động thái tích cực sau đó của các cơ quan chức năng. Nhiều khi DN không “chết” vì bị thu hồi hay niêm phong sản phẩm mà “chết” vì thông tin đưa ra không rõ ràng và chưa được kiểm chứng một cách chính xác, đúng quy trình. 

“Chờ được vạ, má đã sưng”!

Lật lại những quy định về bồi thường thiệt hại trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay không thiếu. Từ Bộ luật Dân sự, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Xử lý vi phạm hành chính đến các nghị định, nghị quyết liên quan đều quy định khá rõ. Nhưng để cụ thể và chi tiết hơn về bồi thường thương hiệu, uy tín cho các tổ chức và cá nhân thì dường như vẫn còn nhiều khoảng trống, nếu như không muốn nói là đánh đố nguyên đơn (trong trường hợp là người bị thiệt hại).

“Về nguyên tắc, DN có thể yêu cầu bồi thường tổn thất về uy tín và thương hiệu. Nhưng để được bồi thường thì DN phải chứng minh được thiệt hại xảy ra trong thực tế- mà điều này thì rất khó. Thiệt hại về vật chất thì có thể cân, đo, đong đếm, nhưng thiệt hại về thương hiệu thì không dễ gì chứng minh một cách cụ thể”- ông Bùi Đức Độ, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kiên Giang thừa nhận.

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Thị Phượng (Cty Luật TNHH Đại Việt) cũng cho rằng: “Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm xin lỗi công khai, bồi thường các thiệt hại vật chất, tinh thần theo nguyên tắc thiệt hại tới đâu, bồi thường đến đó, nhưng với điều kiện DN phải chứng minh cụ thể các thiệt hại vật chất lẫn tinh thần, uy tín của DN từ sự cố này”.

Ngoài giới luật sư kêu khó, ngay cả thẩm phán và cán bộ tòa án cũng phải thốt lên rằng: “Bồi thường uy tín và thương hiệu ư? Phức tạp lắm!”. Theo một cán bộ TANDTC thì từ trước tới nay, số vụ DN thắng kiện cơ quan quản lý nhà nước (khi yêu cầu bồi thường thiệt hại) chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Có lẽ vì sự phức tạp và khó khăn trong việc tìm chứng cứ chứng minh -trong một số trường hợp còn có cả sự thiếu công tâm của thẩm phán và cán bộ tòa án -  nên các DN không khỏi bất an và đành chùn bước. Một số DN khác do bị đẩy vào bước đường cùng nên đánh liều khởi kiện, nhưng rốt cục cũng chỉ như “con kiến kiện củ khoai”.

Như trường hợp của Cty TNHH Mạnh Cầm, cho rằng việc Chi cục QLTT Hà Nội niêm phong 5.600 hộp sữa dê và có những phát biểu không đúng sự thật trước cơ quan báo chí khiến uy tín, thương hiệu của Cty bị ảnh hưởng nặng nề nên DN này đã khởi kiện Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nhưng rồi, vì lý do: Các hư hại do bảo quản (trong quá trình niêm phong) không chứng minh được rõ ràng, thiệt hại về thương hiệu cũng chưa cụ thể nên yêu cầu của nguyên đơn đã không được tòa chấp nhận. 

Tất nhiên, như lời của một cán bộ tòa án thì cũng có những vụ DN thắng kiện, nhưng họ cũng chẳng lấy đó làm vẻ vang bởi lúc DN “chờ được vạ má đã sưng” từ lâu lắm rồi. 

“Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì khái niệm “thương hiệu” vẫn chưa được luật hóa. “Thương hiệu” mới chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu khoa học pháp lý. Đối với uy tín và hình ảnh của DN bị thiệt hại là giá trị vô hình, chưa có quy định và căn cứ để yêu cầu về bồi thường nhà nước đối với trường hợp này. 

Tuy nhiên, DN có quyền đưa ra các tài liệu chứng cứ chứng minh về hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức dẫn đến những thiệt hại thực tế, từ đó yêu cầu cơ quan nhà nước phải xin lỗi công khai, đính chính thông tin vụ việc để hạn chế tối đa những thiệt hại DN phải chịu” - Luật sư Nguyễn Huy Long, Công ty Luật TNHH Nam Long (Đoàn Luật sư TP Hà Nội). 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.