Chung tay đồng hành với phụ nữ trong quá trình chuyển đổi số

Sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào quá trình chuyển đổi số mang lại lợi ích kinh tế và hiệu quả cho tiến trình chuyển đổi số của quốc gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hội LHPNVN)
Sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào quá trình chuyển đổi số mang lại lợi ích kinh tế và hiệu quả cho tiến trình chuyển đổi số của quốc gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hội LHPNVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thực tế đã và đang cho thấy, chuyển đổi số là một trong những trụ cột thực hiện phát triển nhanh, phát triển bền vững, đồng thời là một trong những khâu đột phá lớn, góp phần tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Việt Nam đang triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và tiếp tục thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và đây cũng là sự khẳng định cam kết của Việt Nam đối với Chương trình Nghị sự 2030 và 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc.

Trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ và các cấp của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) cũng không đứng ngoài cuộc. Đơn cử như tại Hội LHPN Hà Nội với số lượng phụ nữ chiếm 50,4% dân số Thủ đô và ở Hà Nội trên 315 nghìn doanh nghiệp, trong đó có 26,7% là doanh nghiệp nữ, phụ nữ đã và đang tích cực tham gia vào tiến trình chuyển đổi số. Năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19, khi thực hiện giãn cách xã hội, tổ chức Hội Phụ nữ chính là cầu nối để giúp chị em tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản. Bằng việc thông qua các trang thông tin, các diễn đàn ứng dụng công nghệ số của Hội Phụ nữ, Hội đã giúp chị em tiêu thụ khoảng 870 tấn nông sản, thực phẩm, không chỉ kết nối giữa các quận, huyện mà còn mở rộng ra kết nối với các tỉnh, thành trong cả nước. Hiện, Hội LHPN Hà Nội đang thực hiện hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp”, duy trì và nâng cao chất lượng trang kết nối cung ứng giới thiệu việc làm cho phụ nữ trên trang phunuhanoi.today. Trong 4 năm qua, Hội Phụ nữ cũng đã tổ chức cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp thu hút hàng trăm dự án, ý tưởng tham gia; tổ chức lớp đào tạo trực tuyến, làm video marketing giúp chị em phụ nữ kinh doanh tăng giá trị nhãn hiệu và thương hiệu sản phẩm…

Đề xuất giải pháp cụ thể, thiết thực nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, chuyển đổi số cho phụ nữ, bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết, rất cần thực hiện tốt nội dung chuyển đổi số thông qua các trang thông tin, trang fanpage của Hội, các diễn đàn. Cùng với đó, cần xây dựng nền tảng thương mại điện tử dành riêng cho các sản phẩm của phụ nữ để hỗ trợ phụ nữ quảng bá sản phẩm của mình, giúp phụ nữ kết nối nhanh hơn, kịp thời hơn, đồng thời chuyển tới chị em kiến thức, kinh nghiệm trong thực hiện chuyển đổi số tốt hơn…

Vấn đề vai trò của chuyển đổi số trong thúc đẩy bình đẳng giới đối với phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội một lần nữa được đề cập tại Tọa đàm “Nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ: Cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc” do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển phối hợp với Quỹ Châu Á (TAF) vừa tổ chức mới đây, trong khuôn khổ Dự án “Tăng trưởng Doanh nghiệp của tôi: Nâng cao năng lực và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và đang tăng trưởng do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam”.

Phụ nữ chiếm một nửa dân số, vì vậy chuyển đổi số sẽ chỉ thực sự thành công khi phụ nữ tích cực tham gia vào tất cả các trụ cột của chuyển đổi số, đồng thời họ cần được thụ hưởng lợi ích do chuyển đổi số mang lại. Sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào quá trình chuyển đổi số không chỉ là vì mục tiêu bình đẳng giới mà còn mang lại lợi ích kinh tế và hiệu quả cho tiến trình chuyển đổi số của quốc gia, hướng tới Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc.

Tin cùng chuyên mục

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Đọc thêm

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
(PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
(PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.

'Giải bài toán' để doanh nghiệp bán lẻ Việt giữ được 'vị thế sân nhà'

Bà Lê Việt Nga - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là khốc liệt, doanh nghiệp (DN) phân phối thuần Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngay trên “sân nhà”. Vậy làm thế nào để DN Việt có thể vươn lên, làm chủ thị trường? PLVN đã phỏng vấn TS. Lê Việt Nga, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Ứng dụng công nghệ cao, 'cú hích' của ngành nông nghiệp Sơn La

Trồng chè ứng dụng công nghệ cao ở Mộc Châu. (Ảnh trong bài: Quốc Định)
(PLVN) - Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng đi hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Với tiềm năng, thế mạnh lớn, tỉnh Sơn La xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, bằng những giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, nông nghiệp Sơn La đã bứt phá phát triển mạnh mẽ, trở thành “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.

Ngân hàng Nhà nước thông tin việc xử lý giá vàng 'vênh' cao

Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đơn vị này đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý hoạt động kinh doanh vàng phù hợp tình hình thực tiễn trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế...

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.