Đề xuất nhiều phương án mới trong dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Thương nhân phân phối xăng dầu sẽ được mua bán lẫn nhau theo nội dung dự thảo mới của Bộ Công Thương. (Ảnh minh họa: PV).
Thương nhân phân phối xăng dầu sẽ được mua bán lẫn nhau theo nội dung dự thảo mới của Bộ Công Thương. (Ảnh minh họa: PV).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Liên quan đến việc tranh luận xung quanh dự thảo Nghị định xăng dầu, Bộ Công Thương vừa đưa ra thông tin cho biết Bộ sẽ tiếp thu các góp ý này.

Sẽ trình phương án cho thương nhân phân phối mua bán lẫn nhau

Theo Bộ Công Thương, qua quá trình lấy ý kiến về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu, nhiều thương nhân phân phối (TNPP) cho rằng “bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các TNPP xăng dầu với nhau là hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, là phân biệt đối xử, tạo lợi thế kinh doanh cho các DN có vị thế độc quyền”. Do đó, các TNPP xăng dầu đề nghị tiếp tục quy định TNPP được quyền mua bán xăng dầu với nhau như hiện tại, để tạo thêm nguồn hàng cung ứng cho các TNPP khác và thương nhân bán lẻ trong trường hợp nguồn cung xăng dầu từ thương nhân đầu mối gặp sự cố đột ngột.

Bộ Công Thương cho rằng, trong thực tế, việc TNPP mua bán xăng dầu lẫn nhau không tạo ra nguồn cung mới cho thị trường do trách nhiệm bảo đảm nguồn cung thuộc về thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Việc TNPP không được mua bán xăng dầu lẫn nhau không làm mất đi tính cạnh tranh trên thị trường. Các thương nhân trong từng phân khúc thị trường vẫn tự do cạnh tranh với nhau.

Hơn nữa, theo ý kiến của cơ quan kiểm tra, thanh tra, qua quá trình kiểm tra, việc cho phép TNPP được mua xăng dầu của nhau tạo ra nhiều tầng nấc trung gian trong khâu phân phối (thị trường thứ cấp) làm tăng thêm chi phí trong khâu này dẫn tới chiết khấu tại khâu bán lẻ ở mức thấp, đồng thời khó kiểm soát nguồn cung.

Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến góp ý, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ 2 phương án, trong đó có phương án TNPP được mua bán lẫn nhau vừa để phù hợp với kiến nghị của các TNPP xăng dầu vừa tạo điều kiện đa dạng hóa hệ thống phân phối xăng dầu. Nhưng Bộ này vẫn cho rằng, phương án này sẽ không xác định chính xác được lượng xăng dầu tiêu thụ thực tế trên thị trường khi các thương nhân mua bán qua lại lẫn nhau tạo số liệu “ảo”. Đồng thời có nguy cơ dẫn tới chiết khấu tại khâu bán lẻ chỉ ở mức thấp khiến cho các DN bán lẻ hạn chế bán hàng ra thị trường do bị lỗ.

Dự kiến chỉ công bố giá 2 mặt hàng xăng dầu

Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình lấy ý kiến về dự thảo Nghị định còn có ý kiến khác về cơ chế điều hành giá xăng dầu. Theo đó, đề xuất Nhà nước nên để DN chủ động tính toán và quyết định giá bán theo cơ chế thị trường theo hướng, Nhà nước công bố công thức tính giá, mức giá tham chiếu quốc tế và premium bình quân; Không công bố chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức. Căn cứ công thức tính giá và mức giá tham chiếu Nhà nước công bố, thương nhân đầu mối và TNPP quyết định giá bán buôn, bán lẻ và thời điểm điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường.

Thương nhân kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm làm thủ tục kê khai và công bố giá do mình quyết định theo quy định của pháp luật. Trường hợp thị trường xăng dầu diễn biến bất ổn, có quyết định bình ổn giá thì thực hiện theo nguyên tắc điều chỉnh giá xăng dầu như quy định tại dự thảo Nghị định.

Bộ Công Thương đánh giá, theo phương án này, DN hoàn toàn được chủ động quyết định giá bán xăng dầu và sát hơn với Luật Giá năm 2023. Tuy nhiên, cũng có nhược điểm vì chi phí của các DN khác nhau, dẫn tới giá bán xăng dầu tại các khu vực khác nhau sẽ khác nhau, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa chi phí sẽ tăng cao gây khó khăn cho người dân tại khu vực này; Nhà nước không có công cụ kiểm soát và có thể dẫn tới thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Phương án Nhà nước công bố giá trần theo dự thảo có ưu điểm Nhà nước duy trì được công cụ kiểm soát về giá xăng dầu, qua đó giám sát được nguồn cung. Nhưng cũng có nhược điểm “chưa sát với Luật Giá do còn kiểm soát giá bán xăng dầu thông qua giá trần. DN chưa hoàn toàn được chủ động quyết định giá theo cơ chế thị trường”.

Bộ Công Thương nhận định: “Đây là vấn đề lớn, xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm, ảnh hưởng tới an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, việc thực hiện giá bán xăng dầu ngay theo cơ chế thị trường cần phải được xem xét kỹ lưỡng và có lộ trình thực hiện”.

Do đó, Bộ Công Thương vẫn giữ công cụ để kiểm soát về giá. Nhưng để tiến thêm một bước hướng tới lộ trình thị trường hóa hoàn toàn đối với giá bán xăng dầu trong nước trong tương lai, Bộ Công Thương dự kiến thay đổi dự thảo theo hướng, Nghị định chỉ công bố giá sản phẩm xăng dầu thế giới đối với 2 mặt hàng tiêu dùng phổ biến trên thị trường (gồm mặt hàng xăng RON95-III, dầu điêzen 0,05S) thay vì công bố giá của 5 mặt hàng như hiện nay (RON95-III, dầu điêzen 0,05S, E5RON92, dầu madut, dầu hỏa).

Lý giải cho sự thay đổi này, Bộ Công Thương cho biết, xăng RON95-III và dầu điêzen DO 0,05S-II có tỷ trọng tiêu thụ lớn, ảnh hưởng tới đa số người tiêu dùng nên Nhà nước cần tiếp tục công bố giá thế giới, các yếu tố đầu vào để DN thực hiện tính toán và công bố theo công thức. Còn các mặt hàng còn lại có tỷ trọng tiêu thụ không lớn nên có thể để DN chủ động quyết định giá bán trên thị trường. Các thương nhân công bố giá xăng dầu phải thực hiện kê khai giá theo quy định, trường hợp tăng giá bất hợp lý sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.

Bộ Công Thương khẳng định, đây là nội dung mới của dự thảo Nghị định, là bước thí điểm, thăm dò thị trường để từng bước áp dụng giá xăng dầu hoàn toàn theo cơ chế thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.