Chế định doanh nghiệp xã hội bị bỏ hoang

Mặc dù đã nghiên cứu mô hình từ năm 2010 song Trung tâm Sao Mai vẫn chưa làm thủ tục đăng ký hoạt động theo mô hình DN XH
Mặc dù đã nghiên cứu mô hình từ năm 2010 song Trung tâm Sao Mai vẫn chưa làm thủ tục đăng ký hoạt động theo mô hình DN XH
(PLO) - Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp xã hội (DN XH) được đề cập trong Luật DN sửa đổi 2014, tuy nhiên sau 1 năm triển khai chỉ có một vài DN XH được đăng ký. 

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW (CIEM), người được xem là “cha đẻ” cho loại hình DN này trong Luật DN 2014, đang có sự dè dặt trong việc hưởng ứng chính sách mới. Còn Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Cty Luật BASICO thì thẳng thắn: “DN XH đang bị tắc tị…”.

Kỳ vọng 

Sau rất nhiều tranh luận, cuối cùng DN XH đã được đưa thành một chương trong Luật DN năm 2014. Họ được thừa nhận là DN được đăng ký và thành lập theo Luật DN 2014; mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký…

“DN XH không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn những giá trị xã hội, đặc biệt, DN XH mang lại lợi ích cho những nhóm người yếu thế. Việc DN XH được thừa nhận trong Luật DN sửa đổi 2014 là một dấu mốc quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của DN XH tại Việt Nam trong việc đồng hành cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội”, TS Cung nhận định.

Thế nhưng không như kỳ vọng ban đầu, sau 1 năm triển khai luật, số DN XH được thành lập chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. “Trên thực tế, vẫn còn lúng túng trong thực thi đăng ký DN XH. Dường như có sự dè dặt nào đó trong hướng ứng chính sách mới…”, Viện trưởng CIEM nhận định.

Theo ông, sự dè dặt này đến từ phía cơ quan nhà nước và từ những người lâu nay đang làm DN XH. Về phía cơ quan nhà nước, các Phòng Đăng ký Kinh doanh chưa được tập huấn, trao đổi để hiểu thực sự DN XH là gì, còn về phía những người đang làm DN XH, họ cũng phân vân không hiểu chuyển sang thì có được hưởng lợi như những gì các chuyên gia nói hay không…

“Tôi cho sự lưỡng lự đó là dễ hiểu. Từ chính sách đến cuộc sống, từ lời nói đến việc làm, ở Việt Nam bao giờ cũng có khoảng cách, nhiều khi rất xa… Hy vọng DN XH sẽ đi dần dần nhưng đến đích...”, ông Cung kỳ vọng.

Băn khoăn  

Theo Bộ KH&ĐT, đến nay cả  nước mới chỉ có khoảng 10 DN XH được cấp phép. Đó là kết quả khi Thông tư  04/2016/TT-BKHĐT ngày 17/5/2016 quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký DN XH theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật DN có hiệu lực 1/7/2016 vừa rồi.

Đăng ký lần đầu vào tháng 4/2002, ngày 12/7 vừa qua, Cty TNHH Koto đã được Sở KH&ĐT Hà Nội cấp Giấy chứng nhận chuyển đổi sang DN XH. Đây cũng là DN đầu tiên được đăng ký theo mô hình DN XH theo Luật DN 2014. Đại diện DN này cho biết DN đã nộp hồ sơ từ tháng 11/2015, với sự giúp đỡ kiên trì và nhiệt thành của 3 luật sư, DN mới xin được giấp phép chuyển đổi.

Dẫu sao, khó về thủ tục rồi cũng tháo gỡ được. Rất nhiều Trung tâm xã hội đang rất băn khoăn không hiểu khi đăng ký chuyên sang mô hình DN XH thì được hưởng lợi gì.

Bác sĩ Đỗ Thúy Lan, Giám đốc Trung tâm tư vấn phát hiện sớm và chăm sóc trẻ em khuyết tật tự kỷ (Trung tâm Sao Mai) cho biết, Trung tâm được thành lập từ năm 1995, 10 năm đầu hoạt động như tổ chức phi chính phủ, dựa vào nguồn kinh phí của các tổ chức người ngoài. 10 năm sau xác định là không thể phụ thuộc vào tài trợ, chuyển sang kinh doanh, như dịch vụ phòng khám, đánh giá ban đầu cho học sinh… Mức thu thấp hơn các phòng khám và có miễn phí trường hợp gia đình khó khăn. Trung tâm đã chuyển nhiều dich vụ từ không thu sang thu để đảm bảo duuy trì hoạt dộng và hiện tại có thể đảm bảo 80-90% cho hoạt động của trung tâm 

Giám đốc Trung tâm Sao Mai cũng cho biết từ năm 2010 bà đã có ý tìm hiểu để chuyển đổi Trung tâm sang mô hình DN và rất mừng vì Luật DN 2014 đã đề cập đến mô hình DN XH, tuy nhiên cho đến bây giờ Trung tâm vẫn chưa làm thủ tục chuyển. đổi.  

“Chúng tôi đang nghe ngóng vì chưa thông suốt. Ví dụ DN XH cũng có nhiều hình thức hoạt động với những đặc thù riêng, luật chưa quy định rõ ràng. Quy định sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường là chưa hợp lý bởi thực tế chúng tôi chi 100%. Chưa kể chuyển lên DN ít nhất cũng phải đóng thuế môn bài hàng năm, số tiền này không phải nộp thuế chúng tôi có thể đầu tư cho Trung tâm… Đặc biệt, khi có các nguồn tài trợ DN XH phải có văn bản xin phép Sở KH&ĐT hoặc cơ quan quản lý viện trợ thuộc UBND cấp tỉnh, đợi được xác nhận thì không còn cơ hội…  Vậy thì chuyển lên mô hình DN, chúng tôi có lợi gì?”, bà Lan băn khoăn. 

Tắc tị…

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Cty Luật Basico,  DN XH có vẻ như đang được quy định là một loại hình DN riêng. Hơn 1 năm, đã có Nghị định, Thông tư hướng dẫn những còn tắc tị trong triển khai. Ngay như quy định DN sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cũng rất mơ hồ bởi thực tế chỉ xác định được 51 hay 49% sau kiểm toán.

Luật sư Đức đề nghị không nên chốt cứng khái niệm pháp lý xã hội, để rộng ra, nó là mô hình, mục tiêu kinh doanh hơn là mô hình cứng như vậy… “Không cần ranh giới quá rõ ràng giữa DN thường và DN xã hội, sự ưu đãi sẽ quy định trong các luật khác như Luật về thuế chẳng hạn…”, Luật sư Đức đề nghị.

Chia sẻ băn khoăn với các ý kiến, Viện trưởng CIEM cũng thừa nhận chính bản thân ông cũng chưa tìm ra phương án nào để giải quyết cho vấn đề này. “Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục, trong luật nói DN XH được ưu đãi mức cao nhất về thuế. Chúng tôi đọc cũng không thấy cái gì là cao nhất, cái gì là thấp nhất, huống hồ anh em phòng đăng ký kinh doanh và DN. Thực sự chúng ta chưa có khung riêng cho DN XH. Nhưng đề xuất khung riêng, họ nói mình chưa có thực tiễn, giờ mới được thừa nhận về pháp lý, đang bắt đầu hoạt động, từ đó mới hình thành đối tượng chính sách để hỗ trợ, cần phải có thời gian….”, ông Cung giãi bày. Vì thế, Viện trưởng CIEM đưa ra lời khuyên: “Các anh chị cứ nghiên cứu, không nên chuyển đổi ngay, hãy hoạt động sao cho phục vụ tốt nhất mục tiêu của mình!”. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 9,5%, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tháng 8, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này, với mức tăng 10,6%.

CPI tháng 8 ổn định bất chấp giá tăng ở 10 nhóm hàng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khá ổn định so với tháng trước mặc dù trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá.

Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ
(PLVN) - Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu dự kiến được ban hành trước ngày 31/10/2024. Cơ quan Thuế khuyến cáo doanh nghiệp (DN) cần chủ động trao đổi thông tin trước với công ty mẹ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần vốn hỗ trợ doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
(PLVN) - Tổng số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được đàm phán, ký kết và thực thi đến nay là 19. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA này, các Bộ, ngành và doanh nghiệp cần làm gì? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân về vấn đề này.

Năm 2024: Có thể đạt được mức tăng GDP 7,0%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua vào cuộc cuộc sống. (Ảnh minh họa - VNEconomy)
(PLVN) - Nhiều nhận định cho thấy, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam đang nghiêng về kịch bản tích cực và trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng cả năm nay có thể vượt mục tiêu cận trên của Chính phủ và có thể đạt được mức tăng 7,0%.

Quyết tâm gỡ được 'thẻ vàng' IUU trong năm 2024

Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân chống khai thác IUU.
(PLVN) - Việc gỡ “thẻ vàng” không còn chỉ là sự quyết liệt ở Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương mà ngư dân cũng đã hiểu được đây là sự sống còn, bởi không phải là IUU nữa mà là một nghề cá bền vững cho chính chúng ta trong tương lai.

Trách nhiệm người đứng đầu với IUU

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp, các cơ quan, các địa phương nếu không thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chống khai thác IUU.

Supe Lâm Thao bổ nhiệm Tân Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Quốc An vào vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. (Ông An đứng thứ 5 từ phải sang trái).
(PLVN) - Ngày 29/8, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới và trao Quyết định nghỉ chế độ hưu trí cho một lãnh đạo lâu năm của công ty.

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực
(PLVN) -  Lào Cai cần c hú trọng đầu tư hạ tầng logistics, kho, bãi, nhất là ở Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tạo thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa và khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu, góp phần xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc và xa hơn nữa là Đông Âu